Về quê ngoại chơi, tôi “nóng mặt” khi nghe hàng xóm tiết lộ việc vợ làm
Nhớ lại chuyện đầu năm nay, tôi đề nghị vợ hàng tháng biếu tiền quà bánh cho hai bên ông bà. Cô ấy gạt đi, phân tích nọ kia để từ chối, không ngờ…
Vợ chồng tôi đều xuất thân từ quê lên thành phố học hành rồi lập nghiệp. Bố mẹ tôi là nông dân, bố vợ là giáo viên cấp hai về hưu, mẹ vợ làm ruộng. Nhìn chung, hai bên ông bà đều vất vả, không khá giả.
So với ở quê, mức thu nhập của vợ chồng tôi khá ổn. Tuy nhiên, do những năm đầu hôn nhân vừa nuôi con nhỏ, vừa dành dụm mua nhà nên kinh tế lúc nào cũng trong tình trạng khó khăn, không dư dả để biếu hai bên ông bà nội ngoại.
Đầu năm nay, tiền vay mua nhà đã trả hết, không còn nợ nần, tôi bàn với vợ:
“Tiền tiêu bao nhiêu cũng không đủ, mỗi tháng hai vợ chồng mình dành ra một khoản biếu hai bên ông bà nội ngoại. Số tiền có thể không nhiều nhưng với bố mẹ già, đó sẽ là nguồn động viên tinh thần rất lớn”.
Vừa nghe tới đó, vợ tôi lập tức phản đối. Cô ấy phân tích tình hình kinh tế, nói ông bà nội ngoại ở quê, lúa rau tự trồng, gà vịt tự nuôi, thực phẩm có thể tự cung tự cấp, tiêu pha chẳng hết bao nhiêu.
Dù vợ có giải thích thế nào về việc lén gửi tiền cho bà ngoại, tôi vẫn thấy cô ấy quá ích kỷ (Ảnh minh họa: Getty).
Nhà mình ở thành phố, dăm ba cái lá lốt nấu canh cũng phải mua, ra khỏi nhà là phải có tiền, chưa nói đến việc còn nuôi con cái học hành, tích lũy tương lai. Tính cho cùng, ông bà giờ không còn phải lo lắng gì, còn mình thì trăm nghìn thứ phải lo.
Vợ đề nghị, chỉ biếu tiền ông bà hai bên mỗi dịp Tết hoặc khi ốm đau, còn biếu một khoản cố định hàng tháng là không cần thiết.
Tôi thấy vợ nói cũng đúng, vả lại tiền bạc nhà mình đúng là không quá dư dả, hàng ngày vợ phải tính toán chi tiêu cho phù hợp. Đề nghị của vợ tôi không phải là không hợp lý.
Sẽ chẳng có chuyện gì đáng nói nếu không có một chuyện tôi tình cờ biết được. Tuần trước, dì ruột của vợ gả con gái, mời vợ chồng tôi về quê ăn cưới. Ngày cưới vào đúng cuối tuần nên cả nhà tôi có thể về, tiện thể ghé nhà ông bà ngoại chơi một hôm.
Hôm đó, vợ chở bà ngoại đi chợ. Tôi ở nhà một mình, có bác hàng xóm sang chơi. Bác kể, vợ chồng bác có hai đứa con gái đều lấy chồng xa. Đứa nào cũng khó khăn nên lúc bố mẹ ốm đau không trông mong được gì.
Bác ấy xuýt xoa khen bố mẹ vợ tôi sướng. Bố vợ có lương hưu, mẹ vợ không có lương nhưng cũng như có lương. Ở quê, với tình hình như bố mẹ vợ tôi là quá ổn.
Tôi lấn cấn đoạn bác kể “mẹ vợ không có lương mà cũng như có lương”. Hỏi ra mới biết, hóa ra bác cả, vợ tôi và cậu em trai út đã bàn nhau vào một ngày định kỳ hàng tháng sẽ gửi mỗi nhà một triệu đồng cho mẹ, coi như là mẹ cũng có lương.
Video đang HOT
Bác ấy kể xong, bối rối nhìn tôi: “Ơ thế cháu không biết việc này à? Coi như bác chưa nói gì nhé”. Khi biết việc này mấy anh chị em nhà vợ đã thực hiện mấy năm nay rồi, tôi thật sự “ nóng mặt”.
Khi trở về nhà, tôi đem chuyện hỏi vợ. Lúc đầu cô ấy chối, nói các bà ở quê nhiều chuyện. Nhưng khi tôi hỏi căng, vợ mới thú nhận có chuyện đó.
Cô ấy nói, ông ngoại có lương nhưng tính ông gia trưởng và khá keo kiệt, chỉ thích giữ tiền. Thương mẹ phụ thuộc kinh tế, không có tiếng nói, mấy chị em mới bàn nhau mỗi người cho mẹ một triệu mỗi tháng để mẹ có thể “dễ thở” hơn một chút.
Vợ tôi nói: “Thực ra, chỉ là em bớt tiền mua quần áo của mình để cho mẹ, chẳng đáng bao nhiêu, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến kinh tế gia đình, anh yên tâm”.
Tôi thật sự quá buồn, thất vọng. Nhớ lại chuyện đầu năm nay, tôi đề nghị vợ hàng tháng biếu tiền quà bánh hai bên ông bà, cô ấy còn gạt đi, phân tích nọ kia để từ chối.
Trước mặt tôi nói vậy, sau lưng lại giấu giếm gửi tiền cho bà ngoại mỗi tháng. Trong khi xét cho cùng, điều kiện ông bà ngoại còn khá hơn ông bà nội. Ít nhất, ông ngoại còn có mấy triệu tiền lương mỗi tháng, còn ông bà nội không hề có lương.
Mấy hôm nay tôi chán, chẳng muốn nói chuyện với vợ. Tôi nhận ra vợ mình quá ích kỷ với nhà chồng. Cô ấy không biết sai, còn hỏi tôi: “Đừng nói là anh chưa bao giờ giấu em cho tiền ông bà nội nhé?”.
Tại sao vợ tôi lại có suy nghĩ như vậy? Chuyện muốn biếu bố mẹ chút tiền, vợ chồng không thể thẳng thắn nói với nhau mà nhất định phải giấu giếm hay sao?
Người đàn ông 'van xin' vợ cũ đi bước nữa và chuyện về sự văn minh hậu ly hôn
Văn minh để làm gì ư? Để chúng ta không nghĩ về nhau bằng một hơi thở dài ngán ngẩm, ngay cả khi đã đường ai nấy đi.
01
Ngày bước ra khỏi tòa án sau phán quyết ly hôn, Lan ngồi sụp xuống sảnh và khóc nấc lên từng hồi. Mặc cho người thân, bạn bè ra sức động viên, cô vẫn chẳng thể ngừng lại sự tức tưởi. Còn Dũng - Người đàn ông nay đã trở thành "chồng cũ", khi ấy, chỉ biết rút điện thoại ra, nhắn tin cho người bạn chung đang có mặt ở đó, nhờ bạn an ủi cô chứ chẳng thể làm gì hơn.
Lan và Dũng kéo nhau ra tòa khi khoảng thời gian "vợ chồng son" vẫn còn chưa qua đi. Họ mới chỉ kết hôn được hơn 9 tháng. Cách đây hơn 3 tháng, một cô người yêu cũ của Dũng bất ngờ thông báo về sự hiện diện của một bé gái gần 2 tuổi, là con anh. Dũng ngỡ ngàng, Lan ngơ ngác.
Dũng chia tay cô người yêu cũ này rất lâu trước khi hẹn hò và tiến tới hôn nhân với Lan. Anh cũng chẳng hề được thông báo về việc mình đã "vô tình" trở thành cha của một đứa trẻ. Vượt qua cảm giác hoang mang, Dũng yêu cầu làm xét nghiệm ADN. Kết quả, cô người yêu cũ không nói dối.
Tranh minh họa
Sau gần 1 tháng trăn trở, Dũng quyết định đón con về, gửi ông bà nội nuôi, còn anh sẽ lo chuyện chu cấp tài chính. Lan không chấp nhận việc sống chung với con riêng của chồng, chứ nói gì tới việc cùng anh chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ ấy. Dũng hiểu cho cú sốc tinh thần mà Lan đang phải chịu và không dám than phiền hay trách móc nửa lời.
Với vợ chồng cô và cả hai bên gia đình, đây thực sự là chuyện tày trời, nhưng may mắn, người lớn rất hiểu chuyện. Bố mẹ ruột của Lan thất vọng ra mặt nhưng vẫn cố gắng khuyên cô hãy cố gắng vượt qua vì suy cho cùng, Dũng cũng ở thế bị động trong hoàn cảnh này. Còn bố mẹ chồng chỉ thiếu nước quỳ xuống xin lỗi con dâu, mong cô tha thứ cho người con trai có lớn mà không có khôn của họ.
Những tưởng mọi chuyện như vậy là đã được giải quyết ổn thỏa nhưng không.
02
Kể từ khi chuyện ấy xảy ra, Lan như trở thành một người khác. Cô liên tục đay nghiến, chì chiết chồng. Gần như chẳng có ngày nào Dũng về nhà mà không phải nghe những lời chửi rủa từ vợ. Từ một cặp vợ chồng son, cả hai dần trở thành những người lạ chung nhà, mà còn là hai người lạ chẳng ưa nhau.
Không thể chịu nổi cảnh ấy, Dũng đề nghị ly hôn. Khoảnh khắc đặt tờ đơn lên bàn, anh đã quỳ xuống trước mặt Lan, nói rằng anh hoàn toàn không có ý định lừa dối cô. Chính anh cũng rất bối rối và sợ khi phải làm cha một cách đường đột như vậy.
"Chúng ta giải thoát cho nhau thôi, sống thế này khổ cho em" - Câu nói cuối cùng mà Dũng thốt ra trước khi đứng dậy, đi vào phòng riêng.
Những tháng ngày sau khi đường ai nấy đi, Dũng vẫn luôn có mặt mỗi khi Lan gọi. 12h đêm cô nói cô bị sốt, anh sẵn lòng lao ra đường mua thuốc, mua cháo, mang tới tận nhà cho Lan. 7h tối trời mưa to, Lan chẳng thể đặt được xe từ công ty về nhà, Dũng cũng không ngại nhích từng cm trên những cung đường tắc nghẹt để tới đưa Lan về.
Tranh minh họa
Dũng còn thương Lan, cộng thêm mặc cảm của một kẻ tội đồ đã làm hỏng đời một người phụ nữ vô tội, nên làm được gì cho Lan, Dũng đều làm hết.
Ly hôn được hơn 1 năm, Dũng có người mới. Đó là người phụ nữ hoàn toàn hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh có phần éo le của anh.
Bỏ qua chuyện cưới xin rình rang, cả hai quyết định chỉ đăng ký kết hôn và làm lễ ăn hỏi, ra mắt gia đình. Sau đó, Dũng cũng đón con gái từ quê lên ở cùng người vợ mới.
Trong suốt khoảng thời gian ấy, anh vẫn luôn xuất hiện mỗi khi Lan cần giúp đỡ, không quan trọng đó là rạng sáng hay lúc tối muộn. Có lẽ, Dũng vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy, hết mình tạ lỗi với Lan nếu như cô không nhờ anh tới chở cô từ công ty về nhà vào đúng lúc con gái đang ốm, phải nằm viện.
Tới tận lúc đó, Dũng mới nói với Lan rằng anh đã có gia đình mới.
"Anh xin lỗi, anh vẫn sẽ giúp em nếu có thể nhưng lúc này thì anh không tới được. Để anh đặt xe cho, em chịu khó đợi một lúc vậy" - Tin nhắn Dũng gửi cho Lan sau khi "thú nhận" mọi chuyện.
Dũng không thể ngờ được rằng sau đó, Lan lại tiếp tục đay nghiến, chì chiết mình. Cô liên tục gửi cho anh những tin nhắn dài dằng dặc mà nội dung có thể gói gọn trong 1 câu: "Anh không có quyền được hạnh phúc như vậy sau khi làm đời tôi trở thành một bãi rác!".
Những tin nhắn Lan gửi, thậm chí Dũng đã không còn muốn đọc. Anh cũng đã tắt thông báo toàn bộ liên lạc của cô. "Độc thoại" mãi mà chẳng thấy hồi âm, Lan nổi cơn thịnh nộ, gọi điện cho bố mẹ chồng cũ, tiếp tục trách móc, dằn vặt ông bà vì chẳng biết dạy con.
Lúc này, Dũng mới tới tận nhà Lan. Anh vẫn quỳ xuống, xin lỗi cô như ngày nào. Trước khi ra về, Dũng không quên van xin Lan hãy sống cho mình.
"Anh là một thằng đàn ông tồi tệ, anh không dám xin em tha thứ. Nếu có điều gì anh muốn xin em, đó chính là em hãy sống cho mình, hãy hẹn hò và kết hôn với một người đàn ông tốt hơn anh đi. Đừng để thằng tồi này chiếm lấy toàn bộ tâm trí và sức lực của em nữa. Không đáng đâu em ạ!".
Sau cuộc gặp gỡ đó, Dũng "thẳng tay" chặn cả số điện thoại lẫn các trang mạng xã hội của Lan.
03
Bạn bè thân thiết biết chuyện, có người chê Dũng hèn, chẳng hiểu tại sao anh lại phải quỳ gối 2 lần. Có người vỗ tay, khen Dũng đã quá tử tế với vợ cũ trong suốt khoảng thời gian hậu ly hôn.
Mọi chuyện xảy ra cũng đã lâu. Đến nay, con gái Dũng đã chuẩn bị vào lớp 1. Vợ của Dũng cũng đang mang thai con đầu lòng, là một bé trai. Vậy là gia đình "đủ nếp, đủ tẻ". Sau nhiều biến cố, Dũng cũng đã cho phép mình được hạnh phúc.
Còn Lan, vẫn chưa buông được mối hận với người đàn ông từng là chồng cũ. Cô vẫn đay nghiến anh với tất cả những người bạn chung. Dần dà, chẳng ai còn muốn nghe Lan tâm sự hay than vãn nữa. Bạn chung giờ đã thành bạn riêng, là bạn riêng của Dũng.
Tranh minh họa
Chúng ta đều có khi sai lầm, không ai sống cả đời mà chưa một lần mắc lỗi. Nhưng Lan thì không hiểu điều đó. Trong tâm trí của cô, Dũng vẫn là kẻ phải tạ tội với cô cả đời hoặc không, thì chí ít anh cũng không được phép là người hạnh phúc trước cô.
Sự văn minh hậu ly hôn, đến đây, đã là quá rõ ràng. Có người vẫn luôn thắc mắc cần gì phải văn minh, phải lịch sự với kẻ đã làm mình đau lòng cơ chứ? Đương nhiên, đó là lựa chọn mang tính cá nhân, không ai có thể ép buộc được chuyện này. Vấn đề chỉ là nếu một người chọn "nói không" với sự văn minh hậu ly hôn, chính bản thân họ mới là người bị mắc kẹt lâu hơn trong nỗi đau, trong thù hận. Và hơn cả, lựa chọn ấy khiến họ bị nghĩ về với một hơi thở dài ngán ngẩm.
Vậy có đáng không?
Mừng vì được rể quý đón lên ở cùng, sau một cuộc gọi vợ chồng tôi liền xin về quê Sau khi mua nhà không lâu, vợ chồng con về quê thăm chúng tôi. Con rể ngỏ ý muốn đón bố mẹ vợ lên thành phố ở cùng mà tôi và ông nhà không khỏi ngạc nhiên. Hai vợ chồng tôi sinh được 2 cô con gái. Nhà tuy không có điều kiện nhưng vẫn cố lo cho hai con ăn học đủ...