Về miền Tây ăn cá lóc
Với người miền Tây, cá lóc có thể kho, nấu canh, nướng trui, hấp, nấu cháo… Với mỗi cách chế biến, loại nguyên liệu này lại mang đến một vị ngon khác.
Cá lóc nướng trui là một trong những món ăn đặc trưng của vùng sông nước, nướng bằng rơm hoặc củi. Khi cá chín, gạt bỏ phần vảy cháy, ăn kèm rau sống, bánh tráng mỏng và mắm nêm. Ảnh: Ngọc Trinh.
Món cá lóc nấu mẻ cũng chế biến nguyên con. Khía vài đường trên thân cá lóc, cho lên chảo, phủ một lớp mẻ lên trên, nấu chín cùng gia vị. Cá tươi ngọt quyện cùng độ chua nhẹ của mẻ, rất dễ ăn. Ảnh: Báo Lao Động.
Cháo cá lóc ở miền Tây có 3 cách chế biến: thái lát hấp chín; luộc và tách lấy thịt; xào sơ cá với hành phi. Thêm gạo, thịt viên, nấm để nấu cháo. Ngoài ra, cũng có hai cách thưởng thức món ăn này: ăn từng tô riêng, hoặc dùng kèm với rất nhiều loại rau, ăn chung với nhiều người – lẩu cháo cá. Ảnh: An Huỳnh.
Cá lóc kho tộ thường dùng với cơm, có vị đậm đà của gia vị, tươi ngọt của cá, cay của tiêu ớt. Ảnh: An Huỳnh.
Canh chua cá lóc là món có thể dùng trong bất kỳ thời gian nào của ngày. Canh chua của người miền Tây nói riêng và miền Nam nói chung thường có vị ngọt nhờ đường. Một tô canh ngon hội tụ đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Ảnh: An Huỳnh.
Một tô bánh cánh cá lóc đơn giản với nước lèo có vị thanh nhẹ, lát cá lóc tươi ngọt, hành ngò, tiêu. Dọn kèm món ăn này là rau đắng đất và mắm nêm còn nguyên con. Ảnh: An Huỳnh.
Bún mắm là một trong những biến tấu quen thuộc của mắm kho miền Tây. Nước lèo được nấu từ hai loại mắm làm từ cá. Phần thịt đi kèm gồm thịt heo quay, tôm, mực và cá lóc. Ảnh: An Huỳnh.
Bún cá có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây nhưng được biết đến nhiều nhất là Hà Tiên, Châu Đốc và Sóc Trăng. Nguyên liệu, gia vị để nấu bún cá khá phong phú. Nổi bật nhất là ngải bún, một loại củ gia vị có nguồn gốc từ Campuchia, và cá lóc. Ảnh: An Huỳnh.
Video đang HOT
Bún kèn là một trong những đặc sản bạn không nên bỏ qua khi đến Châu Đốc, Hà Tiên hay Phú Quốc. Loại cá thường dùng để nấu món món này là cá đưng, cá nhồng, cá rựa, cá lẹp vàng.. song nhiều hàng quán cũng dùng cá lóc Cách chế biến món ăn này không quá phức tạp, chỉ đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên nhẫn. Cá tươi tách xương chỉ còn lại thịt, giã nhuyễn. Xào thịt cá với sả, ớt, bột nghệ hoặc nước nghệ tươi. Khi cá chín tới, cho nước cốt dừa, dừa tươi vào, nêm vừa miệng. Món này dùng kèm rau sống, đu đủ bằm nhuyễn, tôm khô. Ảnh: Vietnamnesefood.
Theo Zing
Gợi ý món ăn ngon cho cơm chiều thứ 7
Những món ăn thơm ngon này sẽ khiến bữa cơm cuối tuần thêm hấp dẫn.
Ếch xào sa tế
Nguyên liệu:
- 500g đùi ếch; 3 củ khoai sọ nhỏ; 20g ngũ vị hương; 40g ớt sa tế
- Gia vị: 20ml nước mắm; 30g bột nêm; 60g đường; 3 tép tỏi; 1 củ hành tím
Thực hiện:
Rửa sạch, gọt vỏ khoai sọ và cắt khúc vừa ăn. Sau đó ngâm khoai vào nước muối loãng khoảng 5 phút nhầm loại bỏ nhựa và giữ khoai không bị thâm.
Đập dập, bóc vỏ, băm nhuyễn 3 tép tỏi và 1 củ hành tím. Chặt nhỏ đùi ếch, rửa sạch và ướp cùng hành tỏi băm, 20g ngũ vị hương, 20ml nước mắm, 30g bột nêm, 60g đường, 40g ớt sa tế trong 20 phút. Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, cho ếch vào xào.
Khi thịt ếch săn lại, tiếp tục thả khoai vào. Đổ nước xâm xấp mặt thịt, giảm lửa nhỏ, rim đến khi nước sánh thì tắt bếp. Dọn ếch xào sa tế ra dĩa, ăn kèm với cơm hoặc cháo trắng.
Bí ngòi xào tôm khô
Nguyên liệu:
- Bí ngòi: 1 quả
- Tôm khô: 100gr
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị, hạt tiêu
- Hành lá, mùi...
Thực hiện:
- Tôm khô rửa sạch, ngâm nước cho nở mềm.
- Bí ngòi gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt dọc quả bí và xắt lát mỏng.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, hành, mùi rửa sạch, thái nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn để nóng già, phi thơm tỏi rồi cho tôm vào xào chín.
- Tiếp tục cho bí ngòi vào xào cùng, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, xào vừa chín tới.
- Trước khi tắt bếp thì thêm hành mùi, đảo qua để hành mùi chín. Tắt bếp, rắc hạt tiêu và cho ra đĩa
- Chúc các bạn ngon miệng
Canh chua cá lóc
Nguyên liệu:
- 500g cá lóc cắt khúc; 2 trái cà chua; 1/4 dứa (thơm); 30g me ngào; 200g đậu bắp; 1 cây bạc hà (dọc mùng); 2 tép tỏi, 1 củ hành tím
- Gia vị: 40g muối; 30g đường; 40g bột nêm.
- Các loại rau khác như ngò gai, ngổ, giá, ớt đỏ.
Thực hiện:
Làm sạch, sơ chế các loại rau: tước vỏ, cắt khúc bạc hà; cắt nhỏ đậu bắp. Thái múi cau cà chua. Thái lát dứa.
Bóc vỏ, băm nhuyễn tỏi và hành tím. Đặt một chiếc nồi lớn cùng dầu ăn lên bếp, mở lửa vừa, thả hành tỏi vào phi thơm. Tiếp tục cho cá lóc vào, lật đều các mặt đến khi thịt trắng đục. Đổ 1.2 lít nước cùng me ngào, đậu bắp, bạc hà, ngổ, ngò gai, giá vào nấu khoảng 10 phút. Thả cà chua, dứa và nêm 40g muối, 30g đường, 40g bột nêm. Nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Dọn canh chua cá lóc ra tô, ăn kèm với cơm. Có thể cho thêm một ít ớt để tạo vị cay nồng.
Chè nha đam đậu xanh
Nguyên liệu:
- 1 lá nha đam, khoảng 500 gr; 200 gr đậu xanh; 1 bát con bột sắn dây
- Đường (tùy khẩu vị)
- quả chanh
- 500 ml nước
- Dầu chuối
Cách làm:
Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, xắt hạt lựu.
Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút. Sau đó bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.
Đỗ xanh ngâm đã xát vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.
Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi hớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.
Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa ngoáy đều cho bột sắn tan đều, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.
Múc chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá nhé!
Theo T.H
Khám phá
Hương vị đồng đất miền Nam: Cá lóc kho lạt với củ cải trắng Con cá lóc cho nhiều món ngon như nướng trui, nấu canh chua, kho tộ... nhưng phải ăn món cá lóc kho lạt với củ cải trắng mới tìm lại được hương vị đồng đất miền Nam. Xin trình là món này lạ lắm, hễ mỗi lần ai đó ngó bữa cơm mà ngán thịt, ngán ăn những món quen mà bà vợ...