Về miền Tây ăn bánh tằm ngũ sắc
Hơn 40 năm qua, ông Dương Hoàng Trung (68 tuổi, ngụ P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vẫn luôn giữ hồn những chiếc bánh quê. Đặc biệt, bánh tằm se ngũ sắc do ông làm ra có hương vị rất riêng và đẹp mắt.
Ông Dương Hoàng Trung với hơn 40 năm làm bánh dân gian
Ông Trung kể, từ năm 1970, ông đã thường phụ mẹ làm bánh dân gian, dần dần đam mê rồi quyết tâm theo nghề. Đến khi lấy vợ là bà Trương Thị Chiều (năm nay 63 tuổi) có cùng sở thích, năng khiếu nên hai vợ chồng cùng nhau giữ nghề cho đến nay.
Video đang HOT
Với bánh tằm, thay vì sử dụng máy ép, ông se từng sợi bánh; bánh con sùng thì tạo hình bằng khuôn gỗ… Sau đó, đem hấp khoảng 30 phút để ra thành phẩm. “Đó mới là làm bánh đúng chất dân gian, người thợ đặt hết tấm lòng vào từng sợi bánh. Trong từng miếng bánh có sự tinh tế, cái tâm và lòng kiên nhẫn của người làm bánh”, ông Trung chia sẻ.
Món ăn quen thuộc của người miền Tây
Về kỹ thuật làm bánh, ông Trung chỉ sử dụng gạo nguyên chất, không pha thêm bột mì tinh bởi sẽ làm mất độ ngọt và bị cứng. Bột không được để cách đêm và trước khi hấp đem ngâm khoảng 1 tiếng rưỡi. Nước cốt dừa phải dùng trái dừa màu da bò (da vàng, vỏ ngoài không khô). Đây là một trong những điểm nhấn tạo nên nét đặc biệt trong món bánh của vợ chồng ông.
Những chiếc bánh của ông được làm theo kiểu ngày xưa, sử dụng cỏ cây, hoa lá để tạo màu sắc và hương vị chứ không dùng phẩm màu, phụ gia… Đó là màu trắng của bột gạo, xanh đậm từ nước rau bồ ngót, màu tím của lá cẩm, màu vàng đậm của trái gấc, màu xanh lợt từ lá dứa… Ngoài bánh tằm là món chủ lực, ông Trung còn làm bánh con sùng ngũ sắc cùng các loại bánh dân gian khác như: bánh ít chằn, bánh bèo, bánh chuối, bánh lá… đậm đà hồn quê.
Theo Thanhnien
Bánh chuối - ăn hoài rồi trừ cơm bữa
Chuối là loại trái cây có quanh năm, được chế biến thành nhiều món ngon như chuối ép, chuối chiên, chuối hầm... Trong đó phải kể đến món bánh chuối hấp với nước cốt dừa, một món ăn vặt, tráng miệng rất được ưa thích.
Cách chế biến bánh chuối cũng rất nhanh, tiện. Nguyên liệu đầy đủ gồm: chuối chín, bột sắn, nước cốt dừa và dừa nạo. Những nguyên liệu này dễ tìm, chỉ cần ra chợ là có ngay!
Chuối dùng để làm bánh phải chọn loại chuối mốc chín mềm, nếu chuối vừa chín tới sẽ chát và khi ăn miếng bánh chuối sẽ bị cứng hơn. Trước khi chế biến, lột vỏ, để ra thau nhỏ, cho các nguyên liệu gồm: bột sắn mì, nước cốt dừa, dừa nạo, chút đường trắng, ít nước vào cùng một lúc và dùng tay nhào bóp sao cho thật nhuyễn thì miếng bánh chuối khi chín ăn mới thơm ngon.
Cách hấp chuối cũng phải điệu nghệ vì hấp sao cho chuối không dính rá và hấp được nhiều nhả. Thông thường người nội trợ cắt một tấm lá chuối non sao cho vừa cái rá hấp rồi phết một lớp dầu ăn lên tấm lá chuối để khi bánh chín không bị dính và dễ cắt ra. Mỗi nhả bánh chuối hấp tùy lửa lớn hay nhỏ nhưng tầm nửa tiếng là đủ chín.
Khi bánh chuối chín dậy mùi thơm phức, người nội trợ dùng dao thái cắt thành từng miếng theo hình tam giác và cho ra đĩa, rắc thêm chút đậu phộng rang lên bánh rồi thưởng thức.
Bánh chuối ăn lúc vừa nóng vừa nguội mới đúng bài vì lúc đó miếng bánh còn ấm ấm, các nguyên liệu còn dậy mùi thơm phức. Không nói ngoa chứ có người thấy bánh chuối thơm ngon, béo ngậy, ăn sừn sựt, ngon miệng cứ ăn hoài rồi trừ cơm bữa, coi món tráng miệng thành món ăn chính.
Theo Thanhnien
Món ăn hàng rong lúc đông đến cái riêng của văn hóa người Việt Đặc trưng ẩm thực của Hà Nội và Sài Gòn là các quán ăn đường phố. Đa số mọi người cho rằng ăn tại vỉa hè mới thấy được cái ngon và chất của ẩm thực Việt, rất thích hợp cái không gian tự nhiên, se lạnh của mùa đông. Dưới đây là một số món ăn hàng rong bạn nên trải nghiệm....