Vang xa đặc sản chuột đồng miền Tây
Trong lần đi khảo sát thực tế tại An Giang, ông Jan Zahradil, Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu (INTA), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị giữa Nghị viện châu Âu (EP) và Việt Nam..
Đã làm các thành viên trong đoàn bất ngờ với nhã ý được dùng bữa trưa với món thịt chuột đồng. Hóa ra, món chuột đồng ở miền Tây Nam bộ đã “bay” tới tận châu Âu xa xôi.
Theo ông Jan Zahradil, ông đến Việt Nam rất nhiều lần, thưởng thức rất nhiều món ăn ngon của Việt Nam rồi nhưng ông chưa được ăn món thịt chuột đồng – một “đặc sản” mà nhiều người bạn của ông, trong đó có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, bảo nhất định phải thưởng thức một lần nếu đến các tỉnh miền Tây Nam bộ của Việt Nam.
Món chuột đồng xào lá cách. Ảnh: Minh Anh
Hôm đó, trong bữa trưa có rất nhiều món đặc sản như lẩu cá bông lau, mắm cá mè vinh, cá kết chiên tươi, bò hầm măng… nhưng ông Jan Zahradil và phái đoàn của Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu chỉ ăn duy nhất mấy món chế biền từ thịt chuột đồng như chuột đồng xào hành lá, chuột đồng nướng tươi và món chuột đồng quay lu. Ông Jan Zahradil ăn các món chế biến từ thịt chuột một cách rất ngon, mình ông ăn gần hết một dĩa thịt chuột đồng nướng tươi. Sau bữa trưa, ông Jan Zahradil chia sẻ, thịt chuột đồng có màu vàng ươm, rất hấp dẫn; thịt mềm, ngọt, ăn không ngán.
Trong buổi nói chuyên, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho biết đối với người dân miền Tây, từ lâu thịt chuột đã trở thành đặc sản, lúc đầu cũng dự định mời ông Jan Zahradil dùng thử, nhưng sợ không hợp khẩu vị với người châu Âu.
Video đang HOT
Món chuột đồng quay lu. Ảnh: Minh Anh
Không chỉ ở An Giang, hiện nay nhiều vùng nông thôn ở miền Tây Nam bộ đều có đặc sản thịt chuột; mỗi vùng mỗi vẻ, tùy theo đặc sản gia vị tự nhiên mà chế ra món ăn mang tính đặc trưng riêng. Và ngày nay, các đầu bếp có thể biến tấu thịt chuột thành nhiều món khác nhau nhằm khai phá, làm mới khẩu vị thực khách.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, đầu bếp của một nhà hàng nổi tiếng ở TP Long Xuyên (An Giang) cho biết từ thịt chuột anh có thể chế biến thành hàng chục món ăn, như: chuột luộc hèm (hèm rượu), chuột kho rau răm, chuột xào lá cách, chuột xào cuống hành, rồi chuột nướng, chuột khìa, chuột quay lu, chuột xào củ kiệu, chuột hấp cơm… Thậm chí còn có món kê chuột (trứng chuột đực) xào củ kiệu, được xếp vào món “ông ăn, bà khen”. Ngoài ra, tùy theo “gu” của thực khách mà nhà hàng biến tấu thêm.
Món chuột đồng luộc hèm. Ảnh: Minh Anh
“Cũng là món nướng, nhưng nếu ướp với chao thành ra món chuột nướng chao, thơm lừng pha lẫn chút beo béo đặc trưng của chao. Hay ướp với sa tế, thành món chuột nướng sa tế, cay nồng nơi đầu lưỡi… Vì thế mà nhiều người trong giới sành ẩm thực đã tôn vinh thịt chuột ngang với thịt sóc, thịt thỏ và gọi đó là “sóc đồng”, hoặc “thỏ đồng”"- anh Tuấn chia sẻ.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân, ông Nguyễn Văn Tòng (87 tuổi, ở xã Phước Hưng, huyện An Phú, An Giang) cho biết thịt chuột ngon nhất vào tháng 4 âm lịch. Lúc này mưa giao mùa, thời tiết trong lành, những lộc non của hàng trăm loài cây cỏ đua nhau đâm chồi là bữa tiệc cho chuột đồng, nên mùa này chuột mập ú, nướng lên, mỡ ứa ra thơm phức. “Chỉ có cách nướng tươi mới bộc lộ hết cái tinh túy của món thịt chuột”- ông Tòng khẳng định.
Theo ông Tòng, chuột, sau khi lột da, bỏ đầu, đuôi, chân và mổ bỏ nội tạng, chỉ chừa lại 2 lá gan và chùm mỡ, không cần tẩm ướp bất cứ gia vị nào, cho thẳng vào nhánh tre tươi đã chẻ đôi, rồi dùng lạt tre cố định 2 đầu trước khi đưa lên lửa than nướng cho đến vàng đều là có món chuột nướng ngọt đến từng sớ thịt.
Nước chấm ăn kèm món này cũng rất đặc trưng hương vị miệt vườn; không phải là nước mắm chua ngọt với chút tỏi trăng trắng nằm lẫn với màu đỏ của ớt bằm… thường thấy ở các nhà hàng, mà chuẩn nước chấm chuột đồng phải là nước mắm cá đồng nguyên chất, thêm vào chút xoài sống băm dọc dài, ớt sừng vừa ửng đỏ cắt khoanh ăm kèm chút rau mác, hẹ nước xanh non làm ta cảm giác như miếng thịt chuột giòn tan trong miệng, thêm chút chan chát nơi đầu lưởi của đọt cây cơm nguội, chòi mòi, bằng lăng…, tất cả tạo ra “buổi hòa tấu” có đủ cả chua cay, mặn ngọt và mỡ màng, béo ngậy để “nâng bữa tiệc” vượt khỏi giới hạn của một món ăn dân dã, đồng quê, trở thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo chỉ có ở miền Tây Nam bộ.
Khám phá món gỏi sầu đâu "đắng lè lưỡi" đặc sản miền Tây
Gỏi sầu đâu có vị đắng chát nhưng lại là món ăn đặc sản của miền Tây hấp dẫn nhiều du khách.
Gỏi sầu đâu là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân nhiều tỉnh miền Tây nam bộ như Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, An Giang. Ảnh: dacsanmuicamau.
Món đặc sản miền Tây này được làm từ những lá sầu đâu non có vị hơi đắng rất đặc biệt. Ảnh: pasgo.
Lá sầu đâu có thể được dùng để ăn kèm nhiều món như cá kho, mắm thái, mắm chưng, thịt kho...Ảnh: zingnews.
Ở miền Trung cũng có một loại cây cùng tên sầu đâu nhưng có hoa màu tím và lá có độc không ăn được. Ảnh: dantocmiennui.
Lá sầu đâu được trần qua nước sôi và kết hợp cùng với các loại nguyên liệu khác như thịt ba chỉ, tôm, cá khô xé nhỏ, xoài xanh dưa chuột,... Ảnh: cpcdn.
Gỏi sầu đâu sẽ trở nên tròn vị hơn đó chính là nhờ nước mắm me. Ảnh: emvaobep.
Bát nước chấm này sẽ được cho thêm tỏi, ớt băm nhuyễn, thêm đường và nước mắm nhĩ để tạo nên độ hoàn hảo cho món nhậu. Ảnh: bazantravel.
Được biết, món gỏi sầu đâu được cho là xuất xứ từ Campuchia và du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sinh sống tại Việt Nam. Ảnh: ibebiz.
Người ta thường ăn món này khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch vì đây là khoảng thời gian cây sầu đâu ra hoa và lá mới. Ảnh: ngay nay.
Hà Nguyễn (TH)
Làm bánh canh tôm, thịt bằm nước cốt dừa đặc sản miền Tây Bánh canh bột gạo nước cốt dừa là một món ăn quen thuộc của người dân sông nước, bánh canh nước cốt dừa mang đậm hương vị tình cảm quê nhà. Nguyên liệu chuẩn bị bánh canh tôm, thịt bằm 300gr bột gạo 1 muỗng canh bột năng 1 chén nước cốt dừa (400gr dừa nạo ép) 150gr tôm thẻ 1/2 chén ăn...