Vai trò dẫn lối của người thầy xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″ nhằm tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
Giáo viên đóng vai trò dẫn lối trong xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường.
Bộ quy tắc ứng xử này được áp dụng ngay từ năm học 2019 – 2020 là cơ sở quan trọng để xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình
Ngay từ những năm đầu, nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã nêu ra ba nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”. Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội là một trong ba nguyên lí giáo dục!
Việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội – những chủ thể ảnh hưởng sâu sắc nhất đến quá trình học tập, hình thành nhân cách của con trẻ – vẫn luôn được coi trọng. Tuy nhiên, làm cách nào để mối liên hệ đó trở nên thực sự hiệu quả, để những cuộc gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình không chỉ dừng lại ở các buổi họp cuối kỳ và mỗi lần học sinh phạm lỗi?
Làm thế nào để những cuộc gặp gỡ của nhà trường với chính quyền địa phương không chỉ vào các ngày lễ hay vào những lúc có khó khăn cần sự hỗ trợ? Phương pháp nào phát huy hết vai trò của cả ba bên trong xây dựng văn hóa ứng xử cho con trẻ là điều cần đem ra bàn luận.
Trong đề án có đề cập đến vai trò và trách nhiệm của từng bên: Gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương. Tuy vậy, cần làm rõ và cụ thể hóa làm như thế nào để kết nối được ba bên một cách hiệu quả?
Trước hết, cần có một môi trường văn hóa ứng xử đồng thuận giữa các bên, vì nhân cách nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng là tổng hòa của các mối quan hệ, vì vậy việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư phải được các bên liên quan cùng tham gia. Đành rằng ngành
GD-ĐT nỗ lực xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, nhưng quy luật hình thành văn hóa ứng xử cho chúng ta biết rằng không thể tách rời văn hóa ứng xử trong nhà trường, trong gia đình và trong cộng đồng xã hội, chúng được hình thành dựa trên những giá trị cốt lõi nhất quán của một con người, ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào.
Và với sự tham gia ngay từ đầu của gia đình và cộng đồng xã hội, chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng Bộ quy tắc thì việc triển khai đưa nó vào đời sống thực tiễn mới có tính khả thi, cái cảm giác “của chúng ta”, do chính chúng ta mong muốn thực hiện được là một tiền đề quan trọng để các quy tắc trở thành văn hóa.
Trong phạm vi nhà trường cũng cần phải lôi cuốn tất cả các chủ thể của văn hóa ứng xử “vào cuộc”, làm rõ vai trò làm chủ của cán bộ, giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hóa ứng xử, tránh cảm giác bị áp đặt, dẫn tới thực hiện có tính đối phó. Hãy để họ tham gia và quyết định những quy tắc nào cần tuân thủ ở nhà trường mình, cho cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường. Trong đó, cần xác định người thầy đóng vai trò dẫn lối.
Niềm vui của cô trò Trường MN Mai Dịch (Hà Nội) trong ngôi trường văn hóa – thanh lịch – văn minh.
Chỉ có ý nghĩa khi trở thành hành vi
Làm cho mỗi người thấu hiểu được giá trị của mỗi nguyên tắc ứng xử là điều cần thiết. Thầy cô giáo, người lớn luôn là mẫu về ứng xử cho con trẻ. Lý luận giáo dục đã khẳng định phương pháp giáo dục hiệu quả nhất chính là phương pháp làm mẫu, noi gương. Con trẻ luôn nhìn vào hành vi ứng xử của mọi người xung quanh để điều chỉnh hành vi ứng xử của mình. Chính vì vậy, quy tắc ứng xử chỉ có ý nghĩa khi trở thành hành vi của mỗi người.
Thói quen là sự cản trở cam go nhất trong quá trình hình thành văn hóa ứng xử, chính vì vậy, việc hình thành văn hóa ứng xử phải được quan tâm từ bé, càng sớm càng tốt, tránh để hình thành một cách tự phát những thói quen ứng xử không mong muốn, khi lớn lên muốn thay đổi là việc vô cùng gian nan: Không gì khó bằng thay đổi thói quen!
Có thể khác nhau và thay đổi về mức độ ảnh hưởng, nhưng ở bất cứ lứa tuổi nào thì gia đình, nhà trường và xã hội đều là ba yếu tố rất quan trọng tác động đến việc hình thành nhân cách và giáo dục cho con người.
Trước hết, cần tận dụng các buổi họp, gặp gỡ với gia đình học sinh, hay với chính quyền địa phương biến nó trở thành những buổi sinh hoạt chuyên môn và trao đổi về bộ quy tắc ứng xử của nhà trường và triển khai thực hiện các quy tắc đó như thế nào, làm thế nào để các cuộc họp, gặp gỡ giữa nhà trường với gia đình học sinh, giữa nhà trường với chính quyền địa phương thành một hoạt động thực sự có ích.
Video đang HOT
Để gia đình học sinh cùng đồng hành với nhà trường trong việc nuôi dạy con trẻ, nhà trường cần thiết kế các chủ đề giáo dục để trao đổi với gia đình học sinh. Chủ đề có thể dựa trên thông tin thời sự, dựa trên mối quan tâm của phụ huynh về giáo dục con em nói chung và xây dựng văn hóa ứng xử nói riêng qua việc gửi câu hỏi, bàn luận trên website, phiếu ý kiến thăm dò…
Những buổi sinh hoạt chuyên môn là một cách nhà trường và gia đình trao đổi và đưa ra thống nhất phương pháp đối với từng việc cụ thể trong việc dạy con em mình. Tránh để việc giáo dục giữa nhà trường và gia đình là hai vector ngược chiều, triệt lực của nhau.
GV hướng học trò đến những hoạt động lành mạnh, bổ ích.
Một phương pháp tiên tiến nữa nhằm tăng mối liên hệ chính là nhà trường cần thiết kế một cuốn cẩm nang về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học phát cho gia đình (có thể dưới hình thức online). Cuốn cẩm nang này sẽ không chỉ nhắc lại các quy tắc ứng xử mà gia đình đã cùng xây dựng với nhà trường mà giới thiệu tuần này, tháng này, con em họ đang “học giá trị nào, kỹ năng gì, năng lực gì” trong văn hóa ứng xử.
Bên cạnh đó, cẩm nang cần có thêm phần hướng dẫn gia đình có thể làm gì để phát triển kỹ năng đó cho con em mình. Cuốn cẩm nang sẽ được cập nhật thường xuyên và được thể hiện một cách đơn giản, dễ hiểu nhất dựa trên những sự vật, tình huống đời thường, gần gũi để cả cha mẹ và con cái họ đều có thể dễ dàng làm theo. Tùy theo lứa tuổi học sinh và cấp học mà cuốn cẩm nang này được thiết kế phù hợp.
Xây dựng mục “Văn hóa ứng xử” trên trang thông tin điện tử của nhà trường dưới hình thức tương tác được, là nơi phản ánh, trao đổi, thu thập xử lý thông tin từ người học, từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, gia đình người học và những người liên quan, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử.
Để tăng cường mối gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhà trường cần chủ động đề xuất phối hợp với các đơn vị, tổ chức chính quyền trên địa bàn xây dựng môi trường văn hóa ứng xử, giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, sinh viên trong và ngoài trường; huy động gia đình học sinh cùng với nhà trường triển khai các chương trình tăng cường gắn bó với cộng đồng.
Phải làm cho các bậc cha mẹ hiểu đây là ba yếu tố tác động trực tiếp đến con trẻ. Cha mẹ cần có sự chia sẻ với nhà trường về những sinh hoạt cộng đồng, để thực sự thấu hiểu môi trường giáo dục và học tập của con em chứ không nên chỉ mang con đến học rồi phó mặc con với những hoạt động diễn ra ở trường.
Văn hóa ứng xử là phức hợp của tri thức, niềm tin và hành vi của con người. Văn hóa ứng xử được xem là nền tảng, là thước đo giá trị nhân cách của con người thể hiện qua hành vi với những mối quan hệ trong cộng đồng xã hội và với bản thân.
Hiện nay, trước những thách thức không nhỏ do tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường, trước sự bùng nổ thông tin, sự du nhập hành vi ứng xử không có chọn lọc ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống, văn hóa ứng xử của con người.
Chính vì vậy, việc ngành GD-ĐT xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và được Thủ tướng chính phủ kí quyết định ban hành là điều vô cùng cần thiết. Việc tham gia của các chủ thể văn hóa liên quan vào quá trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử là yếu tố quan trọng cho sự thành công của đề án.
Cùng với những giải pháp quan trọng khác thì sự kết hợp của nhà trường, gia đình và xã hội là điều kiện tiên quyết trong quá trình triển khai đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường Việt Nam.
Mỗi nhà trường cần nỗ lực hết mình hiện thực hóa các biện pháp tăng mối gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cùng với sự đầu tư cả về chất xám và vật chất, mỗi nhà trường đang tiếp tục khẳng định triết lý giáo dục luôn đặt học sinh làm trung tâm, chung tay cùng gia đình và xã hội bồi dưỡng, vun đắp tiềm năng trong mỗi mầm non tương lai của đất nước.
Học trò luôn cần tình yêu thương và sự chân thành
Kỷ luật tích cực không tước đi quyền của giáo viên mà là hướng tới việc xây dựng nền văn hóa ứng xử thân thiện, tôn trọng trong trường học.
Lớp học hạnh phúc và rộng hơn là ngôi trường hạnh phúc đang trở thành một trong những mục tiêu chính của giáo dục hiện nay.
Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục đã ban hành một số quy định mới như: Không phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường hay trong cuộc họp phụ huynh; Không còn quy định buộc thôi học,...
Mặc dù quy định đã được ban hành, tuy nhiên việc áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực trong nhà trường vẫn là câu chuyện nan giải, bởi không ít giáo viên băn khoăn sẽ xử lý thế nào với những học sinh ngang bướng, nghịch ngợm?
Trong thâm tâm, giáo viên không muốn bạo lực học trò
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, người đưa mô hình trường học Kiến tạo về Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng trường ICS (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Giáo viên phản ứng với những quy định mới liên quan đến kỷ luật tích cực hoặc chưa thực hiện đúng theo quy định cũng là điều dễ hiểu, dù không đồng tình nhưng có thể cảm thông với họ.
Cô Phương chia sẻ: "Tôi tin rằng, trong thâm tâm, giáo viên không bao giờ muốn nặng lời với học trò. Họ chỉ muốn lớp giữ nề nếp, muốn các em tập trung học tập, muốn các em tốt lên nhưng đôi lúc họ thực hiện sai phương pháp mà không biết".
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương cho rằng cần có tập huấn đồng bộ để thực hiện kỷ luật tích cực. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cũng theo cô Uyên Phương, những quy định mới được ban hành chỉ mới tập trung cho phần ngọn, chưa đi vào làm rõ nguyên tắc, giá trị phổ quát đằng sau của kỷ luật tích cực.
Quy định đặt ra là giáo viên không được phê bình, nêu tên học sinh trước lớp, trước trường,... nhưng họ lúng túng vì chưa được đào tạo về phương pháp thay thế.
Bên cạnh đó, giáo viên đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực, trong khi đời sống vật chất của họ vẫn chưa được đảm bảo. Nhiều áp lực đè nặng khiến giáo viên căng thẳng, khi chính bản thân họ không hạnh phúc sẽ khó mang đến hạnh phúc cho học trò.
"Chừng nào sĩ số lớp học vẫn 50 - 60 em/lớp, chừng nào các hình thức thanh tra, kiểm tra giáo viên mang tính hình thức vẫn duy trì, đời sống người giáo viên vẫn còn nhiều gánh nặng thì những căng thẳng trong môi trường giáo dục sẽ vẫn tồn tại.
Nhiều giáo viên tâm sự với tôi những cuộc thi giáo viên giỏi khiến họ mệt mỏi, nó chỉ mang tính biểu diễn và không thực chất.
Việc thanh tra, kiểm tra giáo án cũng mang tính hình thức, khối lượng báo cáo rườm rà, gây lãng phí thời gian mà lại không mang lại ý nghĩa, chất lượng cho công tác giảng dạy", cô Phương cho biết.
Theo quan điểm của cô Uyên Phương, cần đi vào vấn đề nền tảng để giúp cải thiện đời sống cho giáo viên, trang bị cho họ công cụ vững chắc để họ thay đổi suy nghĩ và cách làm.
Rất cần có những hỗ trợ để cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho giáo viên, giảm bớt những phần việc vô nghĩa, không tạo ra giá trị gì cho giáo dục. Từ nền tảng đó, thầy cô sẽ chú trọng đến việc xây dựng một cộng đồng nhà trường tích cực, hiệu quả.
"Trường học là nơi giáo dục con người, kỷ luật tích cực là một trong những quan điểm nhân văn, tiến bộ của giáo dục hiện đại. Để hiện thực hoá được tư tưởng tốt đẹp ấy, giáo viên rất cần sự hỗ trợ để đưa ra những giải pháp hiệu quả", cô Phương chia sẻ.
Thầy cô cần hiểu đúng về kỷ luật tích cực
Chia sẻ về giáo dục tích cực, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định: Để giáo dục tích cực được thực hiện đồng bộ trong tất cả trường học là cả một quá trình và cần thời gian.
Theo thầy Nam, vì hầu hết giáo viên đều được lớn lên, được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa kỷ luật truyền thống, chưa được trải nghiệm những tình huống thực tế về kỷ luật tích cực nên rất khó để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của mình.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam cho rằng nhiều giáo viên chưa hiểu về bản chất, mục tiêu của kỷ luật tích cực, còn sử dụng quyền uy trong kỷ luật học sinh (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
"Giáo viên đang dùng quyền uy, vị thế mà xã hội trao cho mình để khiến học trò sợ và nghe theo. Họ chỉ nhìn thấy những điều trước mắt nhưng không nghĩ đến tác động lâu dài.
Khi giáo viên quát mắng, ngay lập tức, học sinh có thể dừng lại hành vi sai phạm của mình. Điều này khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng kỷ luật tiêu cực đã đạt hiệu quả.
Nhưng đằng sau đó, học sinh bị tổn thương, giáo viên đánh mất đi mối quan hệ với học trò, các em thay đổi cách nhìn, suy nghĩ về giáo viên, các em có thể oán giận, thậm chí chống đối, trả đũa", thầy Nam phân tích.
Theo Phó Giáo sư Trần Thành Nam, phê bình, la mắng, kỷ luật nặng sẽ tạo nên một môi trường giáo dục thiếu niềm tin, thiếu tình thương, mối quan hệ giữa giáo viên và học trò trở nên rời rạc, việc xây dựng một cộng đồng giáo dục nhân bản, khai phóng, hiệu quả là không thể hướng tới.
Giáo viên cần hiểu rằng, những quy định không phê bình học sinh trước lớp, trước trường, không kỷ luật nặng... là đang hướng đến phương pháp giáo dục nhân văn, tích cực, giúp học sinh nhận ra lỗi sai, thay đổi hành vi nhưng không làm các em tổn thương, không làm tình cảm thầy trò xa cách, không đánh mất giá trị hạnh phúc trong trường học.
Thầy Nam khẳng định: "Quyền lớn nhất của thầy, cô là vinh dự được tham gia vào quá trình giáo dục con người. Thầy cô là người có ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển của một con người".
Rõ ràng, mục tiêu của kỷ luật là để học trò nhận ra lỗi hành vi và thay đổi lỗi hành vi đấy. Phê bình các em trước lớp, trước trường chưa bao giờ là phương pháp giáo dục nhân cách hiệu quả đối với trẻ.
Phó Giáo sư Trần Thành Nam nêu ra 4 vấn đề quan trọng của kỷ luật tích cực.
Thứ nhất, bản chất của kỷ luật tích cực không phải là kỷ luật mà là tập trung sự chú ý vào những hành vi tốt. Khi hành vi tốt tăng lên, đứa trẻ sẽ tự động điều chỉnh, loại bỏ dần những hành vi xấu.
Thầy Nam phân tích: "Trong lớp có một học sinh nói chuyện, nếu theo kỷ luật kiểu cũ, giáo viên sẽ phê bình trước lớp làm cho em xấu hổ nhằm rút kinh nghiệm không tái phạm.
Nhưng hiệu quả thì chưa thấy mà ngay lập tức em học sinh bị bêu xấu sẽ bị tổn thương, cả lớp học gián đoạn, chuyển sự chú ý vào một lỗi hành vi. Thậm chí, trẻ ghi nhớ và lan truyền câu chuyện ấy đến gia đình, đến nhiều người khác, là mầm mống cho những chuyện đáng tiếc khác rất khó kiểm soát.
Ngược lại, nếu áp dụng kỷ luật tích cực, cô giáo sẽ đi xuống bàn học sinh vi phạm, cúi xuống bạn ngồi kế bên không nói chuyện, cô nói lời cảm ơn học sinh vì em đã giữ trật tự trong lớp, điều này giúp cả lớp theo dõi bài học của cô tốt hơn.
Như vậy, không có ai bị bêu tên xấu hổ nhưng học sinh vi phạm sẽ tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình, cả lớp tập trung vào bạn có hành vi tốt. Cách làm này giúp giáo viên đạt mục tiêu giáo dục đối với cả cá nhân học sinh vi phạm và cả lớp, bên cạnh đó còn động viên, khen ngợi xứng đáng với học sinh có hành vi tốt".
Thứ hai, kỷ luật tích cực là dựa trên mối quan hệ gắn bó với học trò, dựa vào trái tim, tình thương và sự chân thành.
Thay vì sử dụng quyền uy, thầy cô hãy dùng tình thương, sự quan tâm của mình, trở thành người đồng hành, yêu thương, chia sẻ với các em. Học sinh sẽ cảm nhận được tình cảm ấy, các em hiểu cô mong muốn điều gì và sẽ thực hiện như một sự đền đáp lại tấm lòng của cô.
Thứ ba, kỷ luật tích cực phải gắn liền với quản lý cảm xúc. Muốn quản lý được cảm xúc cá nhân, giáo viên phải hiểu đằng sau những hành động, ứng xử sai của học sinh là gì?
"Có đứa trẻ muốn tìm sự chú ý, hãy cho các em sự chú ý tích cực; có em muốn thể hiện bản thân, vì chưa bao giờ được cô cho thể hiện; có khi vì đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; vì gia đình có biến động khiến em khó kiểm soát hành vi của mình.
Nếu một học sinh có thái độ chống đối, giáo viên phải xem lại cách ứng xử của mình có gây hiểu nhầm cho trẻ, có làm trẻ trở nên xa cách và chống lại mình không", thầy Nam chia sẻ.
Mỗi thầy cô giáo cũng phải tự thay đổi, tự đấu tranh với niềm tin xưa cũ về kỷ luật, phải đặt câu hỏi về mục tiêu của giáo dục hiện nay.
Thứ tư, giáo viên phải có tư duy phản biện và kỹ năng xử lý các tình huống, vấn đề. Trước những tình huống vi phạm của học sinh, thầy cô cần tìm rõ nguyên nhân, bản chất của câu chuyện ấy. Bằng tình yêu thương, sự chân thành để tìm kiếm những giải pháp giáo dục tốt nhất, giúp các em nhận ra lỗi sai, chủ động thay đổi tích cực.
Theo Phó Giáo sư Trần Thành Nam, để hướng đến trường học hạnh phúc thì cần thiết phải đưa kỷ luật tích cực và quản lý tích cực vào trong lớp học như một giá trị nền tảng.
Đây sẽ là hạt mầm đầu tiên để xây dựng nên những phong trào như tổ hòa giải cho những xích mích nhỏ mới chớm, hay là tham vấn tâm lý học đường.
Giáo dục tích cực là hạt mầm để gieo trồng, xây dựng nền văn hóa ứng xử thân thiện, tôn trọng trong trường học.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học Để xây dựng môi trường học đường văn hóa, thân thiện, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025" của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh. Hai năm sau khi thực hiện, đề án đã được cụ thể hóa bằng những hoạt động thiết thực. Học sinh Trường Tiểu học...