Vaccine ngừa viêm phổi mới
Trong khuyến nghị cập nhật về vaccine mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã đưa vaccine liên hợp phế cầu khuẩn 21 giá trị (PCV21) vào danh sách lựa chọn cho những người có nguy cơ cao.
Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm và có khả năng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết (máu)…
PCV21 đã được FDA chấp thuận mới đây cho người lớn từ 18 tuổi trở lên, để bảo vệ chống lại bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn. Vaccine có tên capvaxive, nhắm vào các nhóm vi khuẩn phế cầu khuẩn (huyết thanh) riêng biệt, gây ra khoảng 84% bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn ở người lớn từ 50 tuổi trở lên.
Phế cầu khuẩn có thể gây viêm màng não.
Tại sao vaccine phòng viêm phổi lại quan trọng?
Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và thường đe dọa đến tính mạng. Tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn ở những người lớn từ 65 tuổi trở lên, cũng như những người có bệnh lý nền. Các bệnh nhiễm trùng khác ít phổ biến hơn nhưng gây tử vong nhiều hơn. Viêm màng não do phế cầu khuẩn giết chết khoảng 1 trong 6 bệnh nhân lớn tuổi bị nhiễm bệnh và nhiễm trùng máu giết chết khoảng 1 trong 8 người lớn bị nhiễm bệnh.
Bệnh do phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi và nếu không tiêm vaccine, sẽ có nguy cơ cao bị tử vong do căn bệnh này. Các tác dụng phụ của việc tiêm chủng (như đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi và đau đầu) là rất nhỏ và lợi ích mang lại lớn hơn nhiều so với rủi ro.
CDC nhấn mạnh rằng, tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn nghiêm trọng.
Video đang HOT
Khuyến cáo của CDC được đưa ra sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã phê duyệt vaccine này, dựa trên bốn thử nghiệm lâm sàng chứng minh phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở các nhóm người lớn khác nhau.
Vaccine mới có khả năng bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng hơn so với vaccine cũ.
Ai nên cân nhắc tiêm vaccine PCV?
Vaccine mới nhất này được khuyến nghị là lựa chọn cho người lớn từ 65 tuổi trở lên, những người chưa từng tiêm vaccine liên hợp phế cầu khuẩn hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng trước đó.
Những người từ 19 – 64 tuổi có một số yếu tố nguy cơ, tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh phổi, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh gan… cũng được khuyến khích tiêm vaccine.
Tiêm chủng cũng được khuyến cáo là một lựa chọn cho người lớn từ 19 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine phế cầu khuẩn khác trước đó, đặc biệt là những người đã bắt đầu loạt vaccine phế cầu khuẩn của mình bằng PCV13 (vaccine liên hợp phế cầu khuẩn 13 giá) nhưng chưa tiêm đủ liều PPSV23 (vaccine polysaccharide phế cầu khuẩn 23 giá) được khuyến nghị.
Theo TS y khoa Michael Niederman, chuyên gia về phổi và chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian/Weill Cornell, người có nghiên cứu tập trung vào việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng liên quan đến bệnh phế cầu khuẩn, việc lựa chọn vaccine phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố rủi ro của bạn. Nếu bạn là người có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn xâm lấn, bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn với PCV21, nhưng có một chủng xâm lấn được bảo vệ bởi PCV20 mà không được bảo vệ bởi PCV21…
PCV21 cũng có thể là một lựa chọn cho những người đã tiêm vaccine phế cầu khuẩn trước đó.
Nếu bạn 65 tuổi trở lên và còn 5 năm nữa mới được tiêm vaccine phế cầu khuẩn kết hợp (PCV13 PPSV23), bạn có thể lựa chọn tiêm PCV20 hoặc PCV21 ngay bây giờ. Ngay cả khi bạn đã tiêm PCV20, bạn vẫn có thể được khuyên tiêm PCV21 tùy thuộc vào mức độ nguy cơ cao của bạn.
Do khuyến cáo về vaccine phế cầu khuẩn có thể phức tạp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cập nhật lịch tiêm chủng mới nhất của CDC.
Bị cúm làm tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn nên việc bảo vệ chống lại căn bệnh này đặc biệt quan trọng trong mùa cúm. Nếu cần tiêm cả hai loại vaccine, bạn có thể tiêm trong cùng một lần khám sức khỏe.
Da bất ngờ bầm tím sau khi ăn tiết canh lợn
Sau khi ăn tiết canh vài ngày, người đàn ông bắt đầu có những mảng tím trên da, phải vào viện kiểm tra.
Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã ăn tiết canh và uống rượu trong nhiều ngày. Ảnh: V.P.
Theo lời người nhà bệnh nhân, ông K. (ngụ Phú Thọ) trước đó có ăn tiết canh lợn, uống rượu nhiều ngày. Ba ngày sau, ông K. mệt mỏi, xuất hiện mảng bầm tím vùng đùi trái và nhiều mảng bầm tím ở vùng ngực. Ông được người nhà đưa vào Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) khám và điều trị.
Ảnh chụp cho thấy vi khuẩn liên cầu lợn bám nhiều trong cơ thể bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Sau khi thăm khám và xem xét các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc chẩn đoán bệnh nhân nhân nhiễm liên cầu lợn kèm rối loạn chuyển hóa lipid, xơ gan do lạm dụng rượu.
Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định sau 5 ngày theo dõi, điều trị.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Mai Giang Nam, Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn, liên cầu khuẩn lợn là tác nhân gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể cư trú ở đường hô hấp trên (mũi, họng), đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh.
Vi khuẩn liên cầu lợn lây sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn. Trong quá trình giết mổ, chế biến thịt lợn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người từ những vết thương nhỏ hoặc vết trầy xước trên da. Nhiều người cũng bị nhiễm bệnh do ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ.
Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn khá ngắn, từ vài giờ cho đến 2-3 ngày. Một số trường hợp ủ bệnh có thể đến vài tuần.
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn có thể điều trị, tuy nhiên, tỷ lệ không qua khỏi vẫn lên tới 17%. Trường hợp bệnh nhân đã có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ này có thể lên đến 60-80%.
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine. Vì vậy, để phòng bệnh, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh và các nội tạng động vật chưa được nấu chín. Những người chăn nuôi, chế biến gia súc nên đeo găng tay và phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái, sống.
Khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Lý do khiến trẻ dễ mắc viêm phổi trong mùa hè cha mẹ cần lưu ý Mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi hơn và lại ngấm ngược vào cơ thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh lúc nào không biết. Mặt khác, nếu trẻ đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay dễ gây cảm lạnh và dẫn tới viêm phổi. Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc...