Vắc-xin Covid-19 sẽ cần tiêm nhiều lần
Bạn sẽ cần nhiều hơn một mũi vắc-xin để phòng virus corona. Theo các chuyên gia, một liều vắc-xin có lẽ sẽ không đủ để có tác dụng phòng ngừa, bảo vệ trước loại virus này.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu một loại vắc-xin tiềm năng cho COVID-19 tại Keele, Anh.
Tất cả chúng ta đều đang nín thở chờ đợi vắc-xin virus corona – chờ cái ngày mà mọi người có thể xếp hàng, tiêm ngừa và cuối cùng trở lại cuộc sống như bình thường.
Nhưng để tới được tương lai sáng sủa đó sẽ còn nhiều vấn đề, một trong số đó là: Tất cả chúng ta sẽ cần nhiều hơn một lần tiêm.
Nghiên cứu đang thống nhất xung quanh ý kiến rằng các kháng thể virus corona sẽ tan biến sau thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Mặc dù hệ thống miễn dịch của chúng ta không chỉ có một tuyến phòng thủ, song những phát hiện này cho thấy khả năng miễn dịch với virus – dù được tạo ra để đáp ứng với nhiễm trùng hay là do kết quả của vắc-xin – có thể chỉ là tạm thời.
Vì hiệu quả của vắc-xin dựa trên khả năng thúc đẩy cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng trong tương lai, nên rất có thể mọi người sẽ cần hai liều vắc-xin cách nhau vài tuần để có hiệu quả.
Một số chuyên gia gợi ý rằng sau đó chúng ta có thể phải tiêm nhắc lại thường xuyên.
“Nếu khả năng miễn dịch chỉ là là thoáng qua”, chuyên gia sinh thái bệnh học Marm Kilpatrick nói, “chúng ta sẽ cần một kế hoạch tiêm chủng cộng với tiêm nhắc lại hoặc tiêm chủng lại định kỳ.”
Các nhà sản xuất thuốc hàng đầu thế giới đã lên kế hoạch cho phác đồ 2 liều vắc-xin
Video đang HOT
Rất nhiều vắc-xin, ví dụ vắc-xin sởi-quai bị-rubella, cần liều nhắc lại.
Một số công ty dẫn đầu cuộc đua vắc-xin virus corona đang cho những người tham gia thử nghiệm tiêm 2 liều cách nhau 2 tuần. Pfizer là một trong số đó: Dữ liệu ban đầu cho thấy phác đồ 2 liều tăng cường đáp ứng của hệ miễn dịch, và các nhà nghiên cứu của Pfizer thấy mức kháng thể trung hòa cao nhất một tuần sau liều thứ hai.
Thử nghiệm lâm sàng của Moderna bao gồm cho người tham gia tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần; Trong khi đó, AstraZeneca đang kiểm tra kết quả từ cả vắc-xin một liều duy nhất và hai liều cách nhau một tháng.
“Đây có lẽ sẽ là một loại vắc-xin hai loạt, không phải là kết thúc của thế giới. Nhưng chắc chắn sẽ thuận tiện hơn rất nhiều nếu chỉ cần một liều duy nhất”, Christopher Gill, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bày tỏ.
Nhưng có thể sẽ là thách thức đối với các hệ thống y tế trên toàn thế giới để đảm bảo rằng mọi người sẽ quay lại tiêm liều thứ hai rất quan trọng này.
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng chưa đến 1/3 số phụ nữ trẻ tiêm vắc-xin HPV mũi đầu – chủ yếu nhắm vào virus gây ung thư cổ tử cung – quay lại tiêm hai liều tiếp theo để hoàn thành liệu trình.
Thêm vào đó, vắc-xin hai liều cũng cần gấp đôi số lọ, ống tiêm, thăm khám tại phòng khám và v.v. vào thời điểm mà các nguồn lực này đều bị hạn chế.
Sau đó, chúng ta có thể cần tiêm nhắc lại
Sau lần tiêm chủng ban đầu, bất kể là một hay hai liều, cũng có thể cần tiêm nhắc lại định kỳ.
Một số vi-rút, như viêm gan A hoặc sởi, là thỏa thuận một lần: một khi đã bị nhiễm (hoặc đã được tiêm chủng), bạn sẽ miễn dịch suốt đời.
“Virus corona ở người không rơi vào trường hợp này”, Florian Krammer, chuyên gia về vắc-xin tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, nói. “Bạn có thể bị nhiễm nhiều lần một khi khả năng miễn dịch bị suy yếu”.
Các nhà khoa học chưa thể nghiên cứu virus corona mới đủ lâu để xác định khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu và chưa có bằng chứng lâm sàng nào cho thấy bất kỳ ai bị tái nhiễm. Nhưng chúng ta có thể bị nhiễm các virus corona khác (virus gây cảm lạnh thông thường) nhiều lần.
“Sau khi bị nhiễm virus corona, tái nhiễm với cùng loại virus – mặc dù thường nhẹ và chỉ xảy ra ở một số người – có thể xảy ra sau vài tháng hoặc vài năm”, theo Mayo Clinic.
Nhưng không phải là dấu chấm hết nếu mọi người trở nên dễ bị tái nhiễm một thời gian sau lần tiêu ban đầu, Krammer nói.
“Điều này xảy ra đối với rất nhiều vắc-xin. Đó không phải là vấn đề. Bạn có thể tiêm chủng lại”.
Đó là công việc của mũi tiêm nhắc lại. Ví dụ, vắc-xin uốn ván cần tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. Câu hỏi đặt ra là liệu các mũi tiêm vắc-xin virus corona về sau sẽ cần thiết sau vài tháng hay sau vài năm.
Theo Walt Orenstein, một chuyên gia về vắc-xin và là cựu giám đốc Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Mỹ, các chuyên gia sẽ không biết liệu những mũi tiêm nhắc lại có phải là một phần của quy trình chung hay không cho đến khi vắc-xin được đưa ra.
“Một khi chúng tôi bắt đầu thấy sự thất bại của vắc-xin ngày càng tăng, thì chúng tôi có thể xem xét liều nhắc lại. Nhưng ở giai đoạn này chưa ai biết liệu điều đó có cần thiết hay không”.
Nhưng nếu hóa ra là mọi người cần phải tiêm chủng lại thường xuyên, điều đó sẽ làm giảm khả năng mọi người nhận được những mũi tiêm cần thiết để được bảo vệ.
“Lịch tiêm càng phức tạp thì càng khó để người dân tuân thủ”, Oreinstein nói.
Chính quyền các cấp nên bắt đầu giáo dục người dân ngay từ bây giờ về tầm quan trọng của việc tiêm những liều vắc-xin cần thiết, ông nói thêm.
“Vắc-xin không cứu được tình mạng, mà việc tiêm vắc-xin mới cứu được tính mạng. Những liều vắc-xin còn trong lọ là hoàn toàn vô ích”.
Đừng chần chừ tiêm ngừa khi bị chó cắn
Bạn đọc Trần Thị Thu (quận Gò Vấp, TP HCM) hỏi: Tôi vừa mới chuyển nhà, xóm mới rất nhiều nhà nuôi chó, 2 con tôi còn nhỏ nên rất lo lắng.
Tôi nghe nói vắc-xin dại "hành" dữ lắm, nhiều người sợ tiêm. Tôi cũng đọc được còn có phương án là nhốt chó lại theo dõi 14 ngày, nếu chó không phát bệnh thì khỏi tiêm, có đúng vậy không?
Ảnh minh họa
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Đúng là ngày xưa có phương án nhốt chó lại nhưng sau này người ta nhận thấy cách làm này không hiệu quả. Vắc-xin ngừa dại tuy tiêm trễ mấy ngày vẫn có tác dụng nhưng càng tiêm sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chờ con chó có phát bệnh hay không thì việc tiêm ngừa đã chậm trễ.
Vì vậy, khi bị chó tấn công, có vết thương dù là nhỏ, điều đầu tiên cần làm là sơ cứu cho trẻ bằng cách rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước sạch, băng lại bằng băng gạc sạch, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tùy tình trạng vết thương mà bác sĩ sẽ quyết định ngoài việc xử lý vết thương có cần tiêm ngừa dại và uốn ván (phong đòn gánh) hay không.
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm chết người, khi đã lên cơn bệnh là hầu như không còn khả năng cứu sống. Phương án duy nhất để cứu bệnh nhân là tiêm vắc-xin sớm, từ khi mới bị động vật cắn, chưa phát bệnh. Vì vậy không nên chần chừ việc tiêm ngừa.
Biết chồng cho em trai 50 triệu mua xe, vợ tôi đã để lại mẩu giấy nhỏ rồi ôm đồ bỏ đi Tôi rút tiền tiết kiệm mua cho em trai chiếc xe 50 triệu cho em đi làm. Nào ngờ vấp phải sự phản đối kịch liệt từ vợ. Tôi lấy vợ khá sớm, khi chỉ mới 25 tuổi. Hiện tại, tôi đã có hai con, một đứa mới hơn 1 tuổi và một đứa lên 7 tuổi, đang học lớp một. Cuộc sống...