Vắc-xin bại liệt có thể bảo vệ tạm thời chống lại Covid-19?

Theo dõi VGT trên

Trong khi thế giới chờ đợi một loại vắc-xin cho virus corona, một số nhà khoa học đề xuất các loại vắc-xin hiện có thể mang đến cho hệ miễn dịch sự tăng cường tạm thời để ngăn chặn nhiễm trùng.

Vẫn chưa rõ liệu cách tiếp cận như vậy có hiệu quả hay không, và một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ. Những người khác – bao gồm các nhà nghiên cứu ở Israel, Hà Lan và Úc – đang tìm hiểu xem liệu vắc-xin lao có thể giúp khởi động hệ thống miễn dịch và làm cho Covid-19 ít nguy hiểm hơn hay không, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới khuyên không nên sử dụng vắc-xin này cho đến khi nó được chứng minh là có hiệu quả chống lại virus corona.

Vắc-xin bại liệt có thể bảo vệ tạm thời chống lại Covid-19? - Hình 1

Tại Mỹ, một số chuyên gia hàng đầu về virus học – bao gồm TS Robert Gallo, một trong những nhà khoa học đã phát hiện ra HIV – đang dành sự chú ý cho một loại vắc-xin khác: vắc-xin bại liệt uống. Nó không còn được cấp phép cũng như không có sẵn ở Mỹ kể từ năm 2000, nhưng vẫn được sử dụng ở nhiều nước khác, nơi bệnh bại liệt vẫn còn lưu hành, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ. (Bệnh bại liệt đã bị xóa sổ ở Mỹ vào năm 1979.)

Trong một bài báo mới được công bố trên tạp chí Science, TS Gallo và các chuyên gia khác từ Mạng lưới virus toàn cầu có trụ sở tại Baltimore đã nêu ra lý do tại sao vắc-xin bại liệt lại có tiềm năng – và tại sao nhóm lại tìm kiếm tài trợ và phê duyệt để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng kiểm tra giả thuyết này .

Vắc-xin bại liệt được nêu trong nghiên cứu là một loại vắc-xin sống – nghĩa là nó sử dụng virus sống đã được làm yếu.

Vắc-xin sống kích hoạt phản ứng miễn dịch nói chung giúp cơ thể chống lại tác nhân xâm nhập cho đến khi hệ miễn dịch có thời gian để phát triển các kháng thể đặc hiệu. Về lý thuyết, các nhà khoa học tin rằng tăng cường miễn dịch tạm thời như vậy có thể mang lại sự bảo vệ trước những virus mà vắc-xin không được thiết kế để ngăn chặn, chẳng hạn như virus corona, đồng tác giả của bài báo, TS Konstantin Chumakov, thành viên của Mạng lưới virus toàn cầu, một liên minh quốc tế gồm các chuyên gia nhằm ngăn ngừa và loại trừ bệnh virus, nói.

Sử dụng vắc-xin sống hiện có, bao gồm vắc-xin bại liệt uống, sẽ không phải là giải pháp lâu dài, mà chỉ là biện pháp tạm thời để mua thêm thời gian cho đến khi vắc-xin virus corona được đưa ra thị trường.

“Tác dụng bảo vệ sẽ yếu dần theo thời gian, nhưng thời điểm bắt đầu dịch là thời điểm quan trọng để ngăn chặn vi-rút lây lan”, TS Chumakov nói, lưu ý rằng không giống như vắc-xin phòng bệnh lao, có ba loại vắc-xin bại liệt uống có thể được sử dụng trở lại ngay khi tác dụng tăng cường miễn dịch của một loại bị mất đi, có thể kéo dài tác dụng bảo vệ tạm thời này.

Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ tiềm tàng từ vắc-xin vẫn chỉ là giả thuyết, đó là lý do tại sao TS Chumakov và nhiều chuyên gia khác đang kêu gọi thử nghiệm lâm sàng.

Ở những nơi vẫn sử dụng, vắc-xin bại liệt uống thường được dùng cho trẻ nhỏ chứ không phải cho người lớn, vì vậy các nhà khoa học không thể chỉ đơn giản là xem liệu vắc-xin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch chống lại các virus khác ở những người trưởng thành này hay không.

TS Chumakov đã đề cập đến một thử nghiệm đối chứng kéo dài ba năm được thực hiện ở Nga vào những năm 1960 như là bằng chứng mạnh mẽ nhất ủng hộ việc sử dụng các vắc-xin đặc hiệu bệnh để ngăn ngừa các loại virus khác. Trong nghiên cứu, được thực hiện bởi mẹ của TS Chumakov, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc cho người lớn uống liều vắc-xin bại liệt đã làm giảm 3 lần số tử vong do cúm mùa và các bệnh hô hấp cấp tính.

Video đang HOT

Các tác giả cũng trích dẫn những nghiên cứu khác trong đó vắc-xin bại liệt uống đã ngăn chặn hiệu quả một chủng vi-rút bại liệt khác mà loại vắc-xin này không được thiết kế đặc hiệu để điều trị.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác trong lĩnh vực này nghi ngờ việc vắc-xin bại liệt sẽ mang đến sự tăng cường cần thiết và xem nghiên cứu hiện có không phải là tốt nhất.

“Tôi tin rằng vắc-xin bại liệt uống sẽ mang lại sự bảo vệ nhất định chống lại những virus mới, nhưng việc nhiễm cảm lạnh cũng vậy”, Rachel Roper, phó giáo sư về vi trùng học và miễn dịch học tại Trường Y Brody thuộc Đại học East Carolina nói. Bị nhiễm bất kỳ loại virus nào, bà nói, đều sẽ thiết lập trạng thái chống virus liên quan đến khả năng miễn dịch được tăng cường.

Roper cũng bày tỏ lo ngại rằng việc sử dụng một vắc-xin sống không nhắm đặc hiệu vào Covid-19 có thể tạo ra sự cạnh tranh – được gọi là miễn dịch trội – thúc đẩy hệ miễn dịch nhắm vào vắc-xin sống trong khi để lại quá ít nguồn lực để chống lại Covid-19.

“Chúng ta sẽ không nhìn thấy những vấn đề về an toàn khi chưa tiến hành các thử nghiệm lớn bao gồm rất nhiều người”, bà Roper nói.

Thật vậy, không nên dùng vắc-xin bại liệt uống để cố ngăn ngừa Covid-19 bên ngoài một thử nghiệm lâm sàng.

Adam Lauring, phó giáo sư về vi trùng học, miễn dịch học và các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Michigan, nói rằng nếu vắc-xin bại liệt uống được chứng minh là có hiệu quả, mọi người sẽ cần nhận được vắc-xin cùng lúc để nó hoạt động theo kế hoạch, một công việc đòi hỏi phản ứng phối hợp với những thách thức về mặt hậu cần.

“Cũng nảy sinh vấn đề là một số người đã có phản ứng miễn dịch đối với một số loại vắc-xin, có thể cản trở một số phản ứng kháng thể mà chúng ta muốn,” Lauring nói. Nói cách khác, vắc-xin bại liệt uống có thể không tăng cường hệ thống miễn dịch, như lý thuyết đề xuất, ở những người đã từng được nhận vắc-xin bại liệt.

“Đây là một ý tưởng hay, nhưng chúng ta không biết nó sẽ diễn ra như thế nào. Có một số bằng chứng dịch tễ học báo hiệu điều này có cái gì đó đáng để xem xét”, ông nói.

TS Chumakov ước tính rằng sẽ tốn 13 triệu đô la để chủng ngừa cho toàn bộ dân số Mỹ, một giải pháp tương đối rẻ nếu nó hoạt động và có thể hỗ trợ kìm chân các đại dịch trong tương lai.

“Đại dịch này rồi sẽ hết, nhưng sẽ có một đại dịch khác. Chúng ta sẽ tiếp tục mắc các bệnh mới và mới nổi, và sẽ luôn có vấn đề nan giải về những gì nên làm trong thời gian tạm thời trước khi có thể phát triển một loại vắc-xin đặc hiệu”, TS Chumakov nói. “Điều này lớn hơn nhiều so với việc chỉ ngăn chặn Covid-19 đơn thuần”.

Tìm vũ khí chống Covid-19 từ vaccine lao, sởi

Giới khoa học gấp rút thử nghiệm xem có thể dùng vaccine sẵn có như lao phổi, sởi hay bại liệt để ngừa nCoV hay không

Việc phát triển và sản xuất vaccine chống Covid-19 đòi hỏi thời gian dài tới18 tháng. Trong khi chờ đợi, các nhà khoa học tìm chiến lược mới: sử dụng những loại vaccine quen thuộc và rẻ tiền, vốn dùng chống bệnh truyền nhiễm khác, để ngăn ngừa nCoV.

Hy vọng thắp lên sau một nghiên cứu công bố đầu tháng này, cho thấy tại các quốc gia có chương trình tiêm chủng lao (vaccine BCG) rộng khắp, tỷ lệ tử vong do nCoV thấp hơn các nước không tiêm chủng rộng.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Mỹ và Ireland. Tiến sĩ Paul Hegarty, đồng tác giả của công trình, cho biết vaccine từng được sử dụng cho bệnh ung thư bàng quang, làm chậm quá trình lây lan và tái phát. Vì vậy nhóm chuyên gia quyết định kiểm tra tác dụng của nó với Covid-19.

BCG là loại vaccine an toàn và phổ biến nhất thế giới. Một số quốc gia có chương trình tiêm chủng trên diện rộng, trong đó có Việt Nam. Một số khác như Canada hay Mỹ chỉ khuyến nghị sử dụng cho nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh, theo cơ sở dữ liệu của BCG World Atlas.

Tìm vũ khí chống Covid-19 từ vaccine lao, sởi - Hình 1

Vaccine BCG phòng bệnh lao phổi. Ảnh: Shutterstock

Các nhà nghiên cứu chia dữ liệu về Covid-19 của 153 quốc gia thành hai nhóm: nhóm có chương trình tiêm chủng lao bắt buộc và nhóm không. Sau khi tính toán các sai số, họ kết luận nhóm đầu có tỷ lệ nhiễm nCoV là 0,8/1.000.000 người Trong khi đó con số này ở nhóm thứ hai là 34,8/1.000.000, cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ tử vong ở nhóm một cũng thấp hơn.

Tiến sĩ Hegarty nói: "Chúng tôi khá bối rối với điều này nên đã tiến hành phân tích từng nước riêng biệt. Kết quả vẫn cho thấy những vùng có chính sách tiêm chủng lao bắt buộc ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn".

Nhiều nghiên cứu chưa qua bình duyệt cũng có kết quả tương tự.

Phân tích trước đó của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho thấy tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở các quốc gia có chương trình tiêm BCG đại trà thấp hơn 5,8 lần so với khu vực không có.

Nhiều nhóm nhà khoa học trên thế giới đang tiến hành các thử nghiệm ngẫu nhiên đối với BCG để xem xét độ hiệu quả. Tình nguyện viên là các nhân viên y tế tuyến đầu. Các đồng nghiệp của tiến sĩ Hegarty đã tham gia một công trình ở Mỹ, có thể được mở rộng sang Ireland và Anh. Kết quả sẽ chứng minh những điều mà các nghiên cứu cấp quốc gia chưa làm được, theo Tiến sĩ Madhukar Pai, Đại học McGill, Canada.

Tìm vũ khí chống Covid-19 từ vaccine lao, sởi - Hình 2

Trẻ em Philippines được tiêm phòng lao phổi năm 2019. Ảnh: AFP

Bên cạnh BCG, các nhà khoa học cũng cân nhắc sử dụng một số loại vaccine khác để ngăn ngừa Covid-19.

Tiến sĩ Robert Gallo, một chuyên gia về virus, cho biết ông đang dẫn đầu dự án thử nghiệm vaccine bại liệt đường uống cho nCoV. Nghiên cứu trước đây cho thấy vaccine bại liệt giúp kích hoạt khả năng miễn dịch tạm thời ở người, bảo vệ cơ thể khỏi các virus ARN như cúm. Ông Gallo hy vọng nó có thể tạo ra "phòng tuyến" ngắn hạn, đẩy lùi nCoV - cũng là một chủng virus ARN.

Tiến sĩ Robert Gallo, một trong những chuyên gia về virus từng phát hiện ra virus HIV, cho biết ông đang dẫn đầu dự án thử nghiệm vaccine bại liệt đường uống cho nCoV. Nghiên cứu trước đây cho thấy vaccine bại liệt giúp kích hoạt khả năng miễn dịch tạm thời ở người, bảo vệ cơ thể khỏi các virus ARN như cúm.

Tiến sĩ Gallo hy vọng nó có thể tạo ra "phòng tuyến" ngắn hạn, đẩy lùi nCoV - cũng là một chủng virus ARN. Ông nhận định cần thực hiện nhiều nghiên cứu nhanh để xác định liệu nó có hiệu quả lâu dài và chống lại được làn sóng thứ hai của Covid-19 hay không.

Vaccine bại liệt đường uống được phát triển từ virus sống nhưng có độc lực yếu hơn. Một nghiên cứu từ thập niên 70 cho thấy số bệnh nhân mắc cúm mùa giảm rõ rệt sau khi triển khai chiến dịch tiêm chủng bại liệt đại trà. Song tiến sĩ Denise Faustman, trưởng khoa miễn dịch tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, khuyến cáo việc sử dụng vaccine sống cho người có hệ miến dịch yếu cũng để lại một số rủi ro nhất định.

Trong khi đó, các nhà khoa học từ Đại học Cambridge chú trọng vào MMR - vaccine sởi, quai bị và rubella. Họ phát hiện virus rubella và nCoV có định dạng chuỗi axit amin tương đồng đến 29%. Điều này cho thấy miễn dịch được MMR tạo ra cũng có thể chống lại Covid-19.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ các bệnh nhân ở Anh, đánh giá nồng độ kháng thể và so sánh nó với mức nghiêm trọng của triệu chứng.

"Chúng tôi nghĩ rằng MMR không trực tiếp ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng có khả năng khiến bệnh của người nhiễm nCoV bớt nghiêm trọng hơn", báo cáo có viết.

Viện Pasteur của Pháp cũng đang tiến hành nghiên cứu tương tự, cải tiến vaccine sởi sẵn có để "đánh lừa" cơ thể sản sinh miễn dịch chống lại nCoV. Tháng 3, Liên minh Đổi mới và Phòng chống Dịch bệnh Na Uy đã phê duyệt khoản tài trợ ban đầu trị giá 4,9 triệu USD cho công trình tiền lâm sàng của viện.

Song một số chuyên gia tỏ ra thận trọng, nhấn mạnh cần thực hiện thêm nhiều phân tích trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Ashley St John, một nhà miễn dịch học từ Đại học Y khoa Quốc gia Singapore, nhận định BCG chủ yếu được tiêm ở độ tuổi rất nhỏ. Bệnh lao lại do vi khuẩn chứ không phải virus gây ra như Covid-19.

"Chúng ta đang phân tích phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn và cho rằng nó có thể bảo vệ cơ thể người khỏi virus. Hơi khó để tìm hiểu xem liệu nó có hiệu quả hay không", bà nói.

Thục Linh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩmNhững điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
11:42:28 26/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024

Tin đang nóng

Phạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào mônPhạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào môn
19:25:19 26/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Ốc Thanh Vân - Trí Rùa?Chuyện gì đang xảy ra với Ốc Thanh Vân - Trí Rùa?
16:54:00 26/12/2024
Phan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương laiPhan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương lai
17:09:15 26/12/2024
Mẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hônMẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hôn
20:10:36 26/12/2024
1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi
22:09:15 26/12/2024
Cô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹpCô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹp
20:05:48 26/12/2024
Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"
22:26:07 26/12/2024
Tỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổiTỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổi
22:06:06 26/12/2024

Tin mới nhất

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

20:11:01 26/12/2024
Nếu cảm thấy khó tiêu thì hãy ăn một quả chuối để cảm thấy dễ chịu hơn. Đạt được công dụng này là do chuối chứa prebiotic làm tăng khả năng xử lý thức ăn của vi khuẩn đường ruột nên hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

20:08:25 26/12/2024
Chống lại sự cám dỗ của đồ ăn vặt nhiều calo hoặc nhiều đường trước khi đi ngủ. Những thói quen như vậy có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon.
Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

20:04:43 26/12/2024
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cam chứa nhiều vitamin C, B9 (acid folic) và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

20:02:38 26/12/2024
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

19:57:03 26/12/2024
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được. Thêm vào đó, nguy cơ cao từ máu độc trong phần chi hoại tử có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân sau nối.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

19:48:26 26/12/2024
Bệnh cúm thường tiến triển lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch. Các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng có thể dẫn đến tử ...
Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

19:45:42 26/12/2024
Đây là một trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

19:39:56 26/12/2024
Bác sĩ cảnh báo, khi thời tiết chuyển sang lạnh, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể.
Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

19:34:06 26/12/2024
Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vừa cấp cứu thành công sản phụ Nguyễn Thị Quý và thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm: dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, đa ối, thai to.
5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

19:29:30 26/12/2024
Bạc hà là phương pháp chữa trị tự nhiên đã có từ lâu đời giúp điều trị các vấn đề về hô hấp. Các hợp chất dược liệu trong trà bạc hà có thể chữa đau họng bằng cách làm sạch chất nhầy và giảm viêm do nhiễm trùng phổi.
Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

19:26:32 26/12/2024
Sau một thời gian dùng thuốc, bà B. vẫn đau lưng, sẹo vẫn y nguyên nên phải đến BVĐK Yersin Nha Trang thăm khám, điều trị. Sau một tuần điều trị tại đây, tình trạng đau lưng của bà B. giảm dần.
Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp

Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp

Pháp luật

23:30:54 26/12/2024
Một đối tượng thuộc diện truy nã nguy hiểm, đã bị Công an tỉnh Phú Yên phối hợp vây bắt thành công, khi kẻ này lẩn trốn trong một căn hộ cao cấp ở địa phương.
Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

Thế giới

23:29:06 26/12/2024
Giới chức và chuyên gia Ukraine cảnh báo khả năng Nga tiếp tục mở thêm mũi tấn công mới vào Kherson, khu vực mà nhịp độ chiến sự diễn ra tương đối chậm trong thời gian qua.
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu khoe 5 phong cách thời trang đón Tết, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu khoe 5 phong cách thời trang đón Tết, đôi chân dài thẳng tắp chiếm trọn spotlight

Sao thể thao

23:19:41 26/12/2024
Doãn Hải My sinh năm 2001, năm 22 tuổi cô quyết định kết hôn với cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Vài tháng sau khi về sinh sống chung một nhà, vợ chồng Văn Hậu đón con đầu lòng đặt biệt danh là Lúa.
'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

Sao việt

23:12:37 26/12/2024
Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai , Phan Đinh Tùng trở lại với các hoạt động nghệ thuật, song cũng dành thời gian cho gia đình nhỏ của mình.
11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện

11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện

Netizen

23:11:43 26/12/2024
Ngày nay, nhiều gia đình, đặc biệt là những nhà có con nhỏ, hoặc ông bà lớn tuổi thường lắp camera để tiện quan sát và quản lý. Chị Tú Anh (45 tuổi, ở Hà Nam, Trung Quốc) cũng không ngoại lệ.
Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào

Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào

Hậu trường phim

23:03:34 26/12/2024
Quyền Linh nói anh ngượng ngùng, toát mồ hôi khi lần đầu đóng cảnh hôn với nghệ sĩ Hồng Đào - đàn chị lớn hơn gần 10 tuổi.
Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim châu á

22:33:07 26/12/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Who Is She đã lên sóng tuần thứ 2 và tiếp tục trở thành chủ đề được truyền thông, khán giả Hàn săn đón nhiệt tình.
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa: Chuyến dã ngoại chữa lành dành cho tất cả

Phim việt

22:23:44 26/12/2024
Phim điện ảnh Kính Vạn Hoa đưa khán giả đi qua một cơn mưa rào của tuổi thiếu niên trong trẻo bằng câu chuyện vừa mới mẻ vừa hoài niệm.
Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Phản ứng của nam ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz khi nghe bài hát "meme" chế nhạo mình

Nhạc việt

22:19:47 26/12/2024
Nam ca sĩ khá điềm nhiên, tận hưởng màn trình diễn của Ngô Lan Hương. Ở các phần cao trào của màn trình diễn, J97 còn không quên lắc lư, nhịp nhịp theo nhạc.
Camera qua đường bắt gọn Seungri hẹn hò 3 cô gái lạ, nguyên nhân bị phát hiện gây tranh cãi

Camera qua đường bắt gọn Seungri hẹn hò 3 cô gái lạ, nguyên nhân bị phát hiện gây tranh cãi

Sao châu á

22:05:19 26/12/2024
Vào ngày 25/12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip Seungri hẹn hò 3 cô gái trên phố. Tại đây, Seungri vừa nói chuyện vừa nắm tay 1 cô gái, trong khi 2 cô khác đứng nhìn.
Beyoncé biểu diễn cùng con gái ở quê nhà

Beyoncé biểu diễn cùng con gái ở quê nhà

Nhạc quốc tế

21:34:49 26/12/2024
Nữ ca sĩ Beyoncé xuất hiện trên sân khấu sân vận động NRG ở quê nhà Houston (Mỹ) vào ngày 25.12, mở màn chương trình bằng một chú ngựa trắng và biểu diễn ca khúc ăn khách 16 Carriages.