Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất?
Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tùy thuộc loại vitamin, bạn có thể bổ sung vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Có loại vitamin được hấp thụ tốt sau khi ăn, còn có loại cần sử dụng trước khi ăn, lúc này dạ dày trống nên mang lại hiệu quả tốt hơn. Bạn cần uống đều đặn trong các khung giờ cố định mỗi ngày. Mỗi loại vitamin sẽ có tác động khác nhau đối với cơ thể. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ loại vitamin cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại vitamin trong thai kỳ
Với viên đa vitamin dành cho mẹ bầu, bạn nên uống trước bữa ăn trưa để có thể hấp thụ hoàn toàn dưỡng chất. Các loại vitamin, khoáng chất dùng trong thai kỳ gồm can-xi, sắt và axít folic. Trong đó, sắt được hấp thu tốt khi dạ dày trống và khó hấp thu hoàn toàn nếu nạp vào cơ thể mỗi ngày. Để mang lại hiệu quả tốt, bạn có thế bổ sung sắt cùng với một ly nước cam hoặc viên sủi C.
Một số mẹ bầu bắt đầu bổ sung vitamin vào chế độ ăn uống khi có các dấu hiệu như buồn nôn hay táo bón. Đa phần các vitamin dùng trong thai kỳ được khuyên dùng khi bụng đói và uống kèm với nước lọc.
Nếu uống viên vitamin cho mẹ bầu vào buổi sáng, dạ dày rỗng cảm thấy khó chịu, bạn có thể uống trước khi đi ngủ cũng có tác dụng như nhau. Tác dụng của vitamin tích lũy từ từ, nên bạn cần sử dụng đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Một số vitamin không có sẵn trong cơ thể, nên cần bổ sung bằng các loại thực phẩm hay thực phẩm bổ sung mỗi ngày. Ví dụ, axít folic có vai trò quan trọng trong thai kỳ giúp đề phòng tật nứt đốt sống và các ảnh hưởng khác của hệ thần kinh. Nếu có thể bạn nên bổ sung axít folic cho cơ thể một năm trước khi bắt đầu mang thai.
Vitamin tan trong chất béo
Vitamin A, K, E, D là những vitamin tan trong chất béo. Thời gian tốt nhất để vitamin hòa tan trong chất béo là các bữa ăn. Các vitamin này đi vào mạch máu và thực hiện chức năng cơ bản.
Nếu bổ sung dư các vitamin này, chúng sẽ được dự trữ trong gan. Các chất béo bão hòa hay dầu giúp bạn hấp thụ vitamin dễ dàng hơn.
Vitamin tan trong nước
Vitamin hòa tan trong nước (vitamin C, nhóm B và axít folic) được hấp thu tốt hơn khi dạ dày rỗng. Thời gian tốt nhất để bạn sử dụng vitamin này là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa ăn hai giờ.
Cơ thể bạn cần một lượng lớn vitamin, nếu dư sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Đối với một số vitamin không có sẵn trong cơ thể, bạn có thể bổ sung qua khẩu phần ăn hàng ngày hay thực phẩm bổ sung.
Vitamin B cần thiết cho mọi lứa tuổi, giúp tăng năng lượng và giảm stress. Các nhóm vitamin B phổ biến là B2, B6, B12.
Video đang HOT
Những lưu ý khi sử dụng vitamin
Vitamin là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mọi lứa tuổi, mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tình huống không hay xảy ra. Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung loại vitamin nào, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn về liều lượng, thời gian uống thích hợp để không bị quá thừa gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.Ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau củ để bổ sung vitamin an toàn và hiệu quả.Bạn không nên sử dụng thực phẩm chức năng vitmain K (loại thuốc chống đông máu) và không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm bổ sung vitamin.Nếu đang mang thai, bạn không sử dụng quá liều hay gấp đôi liều lượng các vitamin. Khi dùng gấp đôi lượng cần thiết, cơ thể bạn có nguy cơ thừa vitamin A (retinol). Điều này có thể gây hại cho thai nhi.Bạn nên chọn các loại thực phẩm bổ sung đáng tin cậy từ nguồn FDA và không sử dụng vitamin hay thực phẩm chức năng để thay thế cho thuốc.
Theo Hellobacsi
Một số thắc mắc của thai phụ về sử dụng thuốc khi mang thai,
Một số thai phụ hay lo lắng về việc sử dụng thuốc khi mang thai nhưng không biết hỏi ai, cũng như một số quan niệm sai lầm trong việc dùng thuốc khi mang thai, cũng như không hiểu rõ về nguyên tắc sử dụng thuốc khi mang thai.
Một số câu hỏi thắc mắc của các thai phụ:
1. Li ệ u có an toàn khi s ử d ụ ng thu ố c trong th ờ i kỳ mang thai?
Trước khi bắt đầu hoặc ngừng sử dụng một loại thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai, điều tốt nhất là nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc y tá đang theo dõi điều trị. Và nên có kiến thức về thuốc một cách cẩn thận trước khi quyết định sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
2. Làm sao có thể quyết định có nên sử dụng một thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai hay không?
Khi quyết định sử dụng hoặc không sử dụng một thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy hại: Lợi ích: điều gì tốt nhất mà thuốc có thể đem lại cho người m và sự phát triển của bào thai?. Nguy hại: thuốc ảnh hưởng có hại như thế nào đến người mẹ và sự phát triển bào thai? Sự lựa chọn thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai sẽ khác với sự lựa chọn thuốc khi không có thai. Và cuối cùng, bạn cũng phải lưu ý là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
3. Có th ể l ấ y thông tin v ề cách s ử d ụ ng thu ố c trong th ờ i kỳ mang thai ở đâu?
Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể tìm hiểu qua nhãn thuốc, bao gói của thuốc, thông tin kèm theo thuốc, sách giáo khoa, và những tạp chí thuốc có uy tín, các phần mềm thông tin thuốc, Internet... Những thông tin này không chỉ cung cấp thông tin cho nhân viên y tế mà còn cho các công ty sản xuất thuốc. Và cuối cùng, bạn cũng phải lưu ý là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Có nên sử dụng thuốc không có trong toa thuốc của bác sĩ không?
Một số thai phụ cho rằng bổ sung thêm một số loại vitamin hay thuốc bổ (không có trong toa thuốc) của bác sĩ cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, tốt nhất các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thai sản trước khi sử dụng vì có thể có những nguy cơ mà bạn không biết được.
5. Li ệ u s ử d ụ ng thu ố c có an toàn khi chu ẩ n b ị mang thai?
Rất khó biết chính xác thời điểm thụ thai. Khi nhận ra đang mang thai thì thời điểm thụ thai là cách đó khoảng 10-14 ngày hoặc lâu hơn. Một vài thuốc nên thay đổi, một vài thuốc nên ngừng sử dụng trước khi mang thai.
6. Khi bị bệnh trong thời kỳ mang thai và cần sử dụng thuốc thì sao?
Sử dụng hay không sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai là vấn đề cần cân nhắc. Một số vấn đề về sức khoẻ cần phải sử dụng thuốc để điều trị, nếu như không sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng nguy hại đến người mẹ và thai nhi. Ví dụ: nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận có thể dẫn đến nguy cơ sinh non và sinh trẻ nhẹ cân. Vì vậy cần sử dụng kháng sinh đề điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Tốt nhất, khi bạn bị bệnh trong thai kỳ thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn.
7. Nếu đang có vấn đề về sức khoẻ, có nên ngưng sử dụng thuốc khi chuẩn bị mang thai không?
Nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, thì không nên ngưng hoặc thay đổi những thuốc như thuốc trị bệnh trầm cảm, hen suyễn, tiểu đường, động kinh...
Đối với những phụ nữ bị nhiễm HIV, Trung tâm kiểm soát bệnh và phòng bệnh của Mỹ đề nghị sử dụng zidovudine (AZT) trong suốt thời kỳ mang thai. Những cuộc nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có HIV dương tính sử dụng AZT trong suốt thời kỳ mang thai sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho con.
Nếu một phụ nữ mang thai bị tiểu đường không được điều trị bằng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu và những khiếm khuyết bào thai khác.
Nếu bệnh hen suyễn và bệnh cao huyết áp không được kiểm soát trong suốt thời kỳ mang thai có thể có những ảnh hưởng có hại cho bào thai.
8. Sử dụng vitamin có an toàn trong thời kỳ mang thai?
Việc sử dụng đều đặn multivitamin trong thời kỳ mang thai là an toàn và hiệu quả. Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai nên uống multivitamin chứa ít nhất 400mcg acid folic mỗi ngày. Thời gian tốt nhất để uống vitamin là trước khi mang thai 1 tháng. Ví dụ như : Folic acid làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị khiếm khuyết ống thần kinh. Sắt có thể ngăn chặn tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên cần chú ý liều vitamin và không nên sử dụng quá nhiều, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
9. Cách nào để biết rằng một thuốc là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai?
Mang thai là khoảng thời gian của sự khám phá và rất tuyệt vời, nhưng đồng thời có thể gây ra sự lo lắng thậm chí nguy hiểm đối với người phụ nữ khi sử dụng thuốc trong thời gian này. Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc khi quyết định một thuốc là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, nhưng yếu tố cần cân nhắc nhất là: thuốc có qua nhau thai hay không? Có một số thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai, phá vỡ sự sinh trưởng và phát triển của bào thai và gây ra quái thai. Nhưng không phải hầu hết các thuốc gây ra quái thai đều có cùng cơ chế tác động trên bào thai. Mỗi thuốc đều có khả năng gây ra một vấn đề nào đó theo cơ chế riêng. Có nhiều thuốc không qua nhau thai. Trong trường hợp này, có thể sử dụng ngoại trừ thuốc này gây ra ảnh hưởng có hại gián tiếp trên bào thai. Các bạn nên tham khảo thêm về bài viết "phân loại thuốc theo các mức độ an toàn trên phụ nữ mang thai".
Một số quan niệm sai lầm của thai phụ về sử dụng thuốc trong thai kỳ:
Trên thực tế có rất nhiều loại thuốc ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như vậy cấm người mang thai dùng thuốc có phải là kế sách vẹn toàn không? Tất nhiên không đúng như thế vì khi người mẹ bị ốm, bị bệnh thì đều có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên phải ngăn ngừa hai quan niệm sai lầm hiện nay:
Người mẹ kiên trì không dùng thuốc: trong suốt thời gian mang thai, họ cho rằng dựa vào sức đề kháng của cơ thể để chiến thắng bệnh tật. Đương nhiên nếu là bệnh nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tương đối nặng mà việc chữa trị dây dưa kéo dài thì bệnh không những không khỏi mà càng thêm nặng. Nghiêm trọng hơn nếu bệnh biến chứng trở thành mãn tính thì vừa mất nhiều công sức điều trị vừa ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Người mẹ lại cho rằng mình chịu khổ, chịu đau một chút cũng không sao tất cả là để vì đứa con cưng của mình. Thực ra, cách nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì trạng thái của người mẹ và hoàn cảnh trong dạ con quan hệ mật thiết với nhau nếu người mang thai bị bệnh thì làm sao bảo đảm rằng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh? Cho nên khi người mang thai bị bệnh không nên để cho họ không chữa trị mà phải đến các bệnh viện chuyên khoa tư vấn để có biện pháp dùng thuốc đúng và hợp lý.
Đối với người có bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh cường tuyến giáp...Trước khi mang thai cần đến bệnh viện tư vấn để sớm điều chỉnh phương án chữa trị, còn đối với người có các loại bệnh cấp tính hoặc bệnh có thể chữa trị trong một thời gian nhất định thì nên chữa trị khỏi bệnh sau đó mới mang thai như vậy khi mang thai không còn phải lo lắng gì.
Người mang thai bị cảm. Bệnh mà người mang thai thường mắc phải là bị cảm gió, khi bị cảm nên chữa trị như thế nào? Nếu là bị cảm nhẹ thì người mẹ nên uống nhiều nước nóng, chủ ý nghỉ ngơi và uống vitamin C. Nếu bệnh hơi nặng đặc biệt là người sốt cao thì phải uống thuốc chữa trị. Khi dùng thuốc nên dùng một số loại thuốc giải cảm Đông y cùng với vitamin C và nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng vitamin C cao.
3. Hãy nguyên tắc dùng thuốc khi mang thai
Thời kỳ mang thai dùng thuốc nên tuân theo bảy nguyên tắc sau:
1. Phải thật thận trọng khi dùng thuốc.
2. Người có bệnh phải chữa trị bệnh trước khi mang thai.
3. Thời kỳ mang thai nếu phải dùng thuốc thì hết sức ít dùng nhất là ba tháng đầu.
4. Thời kỳ đầu nếu đã dùng thuốc mà kiểm tra thấy thai nhi bị dị dạng tốt nhất là nên đình chỉ mang thai.
5. Thời kỳ mang thai nếu người mẹ bị bệnh phải nên chữa trị kịp thời.
6. Nếu phải dùng thuốc nên chọn dùng loại thuốc đã được tư vấn thừa nhận, hết sức tránh dùng những loại thuốc mới.
7. Thuốc Đông y thì nên theo hướng dẫn với người có thai "thận trọng" hoặc "cấm dùng"
Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Theo Vuoncuabe
Chế độ ăn hợp lý giúp tinh trùng khỏe mạnh Chất lượng tinh trùng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Với nam giới, tinh trùng là yếu tố quyết định khả năng về đường con cái. Tinh trùng còn ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh và trí thông minh của đứa trẻ sau khi chào đời Tinh trùng có chất lượng tốt là khi có đủ số...