Uống sữa khi bị cảm lạnh có làm bệnh nặng thêm?
Các chuyên gia đã phân tích về quan điểm cho rằng uống sữa có thể làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh.
Theo tờ Medical Xpress, có một niềm tin cho rằng việc uống sữa có thể làm gia tăng chất nhầy trong đường hô hấp khi bạn bị cảm lạnh, khiến bạn mệt mỏi hơn với những cơn ho có đờm. Điều này đặc biệt được quan tâm vào mùa cuối năm, mùa của bệnh hô hấp.
Có quan điểm trái chiều về việc uống sữa khi bị cảm lạnh – Minh họa AI: Thu Anh
Trả lời phỏng vấn của Medical Xpress, TS Julie Baughn từ hệ thống y tế Mayo Clinic (Mỹ) khẳng định uống sữa không khiến cơ thể tạo ra đờm.
Nhiễ.m trùn.g đường hô hấp làm đặc lại chất nhầy tự nhiên, nhưng quá trình này diễn ra độc lập với việc tiêu thụ sữa.
Video đang HOT
Theo bà Baughn, mối lo ngại nói trên có thể bắt nguồn từ hiệu ứng phủ tạm thời của sữa lên miệng và cổ họng, có thể tạo ra cảm giác tương tự như sự tích tụ chất nhầy.
Trong khi đó, các nghiên cứu về vấn đề này mang lại kết quả trái chiều.
Theo một nghiên cứu năm 2019 được Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đăng tải, một số người có thể bị tăng sản xuất chất nhầy sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên một số người khác – cả người khỏe mạnh lẫn người đang cảm lạnh hay gặp các bệnh đường hô hấp khác – lại không cho thấy hiện tượng này.
Nhìn chung, các bằng chứng hiện tại không ủng hộ ý tưởng tránh sữa trong thời gian nhiễ.m trùn.g đường hô hấp trừ khi bạn được chẩn đoán là nhạy cảm với sữa hoặc không dung nạp lactose.
Nếu bạn lo lắng về cách sữa ảnh hưởng đến tình trạng nghẹt mũi của mình, bạn có thể cân nhắc theo dõi các triệu chứng của mình hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về tình trạng của bản thân.
Theo TS Baughn, đối với người bị cảm lạnh, sữa thường mang lại lợi ích.
Kết cấu mịn của loại thức uống này có thể làm dịu các mô họng bị kích ứng. Nó cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ sử dụng đối với người đang bệnh.
Vì sao uống sữa đôi lúc gây trào ngược axit?
Uống sữa gây trào ngược axit đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trào ngược axit là một trong những vấn đề rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất mà mọi người phải đối mặt hiện nay. Từ việc tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán đến béo phì, nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trào ngược axit.
Trong một số trường hợp, sữa có thể gây ra triệu chứng trào ngược axit, đặc biệt đối với những người không dung nạp lactose.
Trào ngược axit, xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở ngực rồi di chuyển lên cổ và cổ họng, được gọi là chứng ợ nóng.
Trong một số trường hợp, trào ngược axit thường xuyên hoặc liên tục thậm chí có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một dạng bệnh nghiêm trọng và dai dẳng hơn.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân sữa có thể gây ra tính axit nằm ở thành phần của nó. Chất béo trong sữa khiến cơ vòng thực quản dưới (LES) giãn ra, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản và làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit.
Đối với những người không dung nạp lactose, tiêu thụ sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit bằng cách làm tăng sự khó chịu ở dạ dày và sản xuất axit, do đó gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các đợt trào ngược axit.
Hơn nữa, protein trong sữa có thể kích thích sản xuất gastrin, một loại hormone làm tăng tiết axit dạ dày.
Do đó, nếu bạn gặp hiện tượng này thì chuyển sang sữa ít béo hoặc các sản phẩm thay thế là sữa có nguồn gốc từ thực vật như sữa hạnh nhân, đậu nành.
Uống sữa với số lượng ít hơn để tránh làm hệ tiêu hóa bị quá tải. Tránh nằm ngay sau khi uống sữa để tránh axit trào ngược vào thực quản.
Ung thư dạ dày có uống sữa được không? Người bệnh ung thư dạ dày cần chế độ ăn cân bằng đủ dinh dưỡng để đề phòng tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Có phải người bị ung thư dạ dày nếu uống sữa bệnh sẽ tiến triển nặng hơn không? Mong bác sĩ cho lời khuyên, xin cảm ơn. (Duy Khanh, Đắk Lắk). Trả lời...