Uống rượu pha máu động vật liệu có an toàn?
Rượu pha máu rắn, máu ba ba thường được nhiều người ưa chuộng vì cho rằng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rượu pha máu động vật giúp ích cho cơ thể. Ngược lại, cách uống rượu này còn gây ra nhiều nguy hiểm.
Ngoài việc pha rượu với nước ngọt, nước tăng lực thì cánh đàn ông còn hay pha rượu với máu động vật như huyết rắn, huyết tôm hùm hay huyết ba ba. Việc pha rượu với huyết động vật được cho rằng có tác dụng tăng sức khỏe, đề kháng và cải thiện khả năng sinh lý của đàn ông.
Theo Đông y cổ thì rượu huyết có khả năng chữa một số bệnh như: rượu tiết ba ba dùng để giải độc, rượu pha tiết dê dùng để cải thiện khả năng sinh lý của đàn ông. Tuy nhiên, hiện tại thì chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh pha các huyết của động vật lại có khả năng cải thiện sức khỏe như những tác dụng truyền tai nhau trước đây.
Máu rắn thường được pha với rượu nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh cách uống rượu như vậy là tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Trước đây, Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai từng tiếp nhận trường hợp của một đàn ông người Hải Phòng. Anh này sau khi uống rượu có pha huyết rắn đã phát hiện có khối u xuất hiện trên đầu mình. Nghiêm trọng hơn, khối u này có thể di chuyển sang khác vùng xung quanh trên khuôn mặt. Sau khi làm các xét nghiệm, chẩn đoán, các bác sĩ cho biết anh bị nhiễm giun lươn. Lý do trước đây anh thường hay uống rượu có pha huyết rắn.
Huyết động vật thường không an toàn, chứa nhiều ấu trùng, sán và các loại mầm bệnh. Trong khi đó các loại rượu được bày bắn thường có nồng độ cồn dao động từ 29 đến 40 độ. Với khoảng nồng độ này, rượu không thể diệt hết được các loại độc tố, vi khuẩn có trong máu động vật. Chưa kể nếu pha với các loại rượu, được nấu từ cồn công nghiệp thì nguy cơ gây ngộ độc càng tăng cao.
Máu động vật chứa nhiều vi khuẩn, virus vì thế pha vào rượu để uống sẽ không an toàn. Ảnh: Internet
Trao đổi với PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết việc pha huyết động vật với rượu chỉ là kinh nghiệm nhân gian truyền miệng. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về việc pha huyết động vật với rượu sẽ có công dụng như thế nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết việc ngâm cả con động vật vào rượu là bài thuốc Đông y, như rượu ngâm rắn, rượu cá ngựa. Chứ việc pha huyết rắn và huyết ba ba vào rượu thì chưa được chứng minh tác dụng như thế nào. Tuy nhiên, ông Thịnh cho biết thêm vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể người hay động vật thường đi vào đường máu đầu tiên. Vì thế việc pha rượu với máu động vật có thể khiến cơ thể người uống rượu nhiễm bệnh.
TÚ MINH
Theo PLO
Xét nghiệm hàm lượng Styren: Không nói lên được chất lượng nước của Nhà máy nước sạch sông Đà
Theo ý kiến của một số chuyên gia hóa học, việc xét nghiệm hàm lượng Styren không nói lên được chất lượng nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà.
Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin nhanh về kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch của nhà máy nước Sông Đà. Đây là kết quả xét nghiệm đợt 4 kể từ sau khi sự cố này xảy ra.
Hệ thống xử lý nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà.
Dầu thải không phải nguyên nhân gây ra styren?
Theo đó, cơ quan chức năng trên lấy 4 mẫu nước của nhà máy vào ngày 19/10 tại các vị trí: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Yên Bình - Thạch Thất; Trạm điều tiết lưu lượng Tây Mỗ; tại Họng Kiểm soát 1.200 Big C; Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Kết quả 4/4 mẫu đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT (kết quả của Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cung cấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy và chuyển mẫu).
Bên cạnh đó, 15 mẫu nước được lấy vào ngày 19/10 tại chung cư, hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của công ty nước sạch Sông Đà thuộc 4 quận huyện: Thanh Xuân (Thanh Xuân Trung), Cầu Giấy (Trung Hòa, Mai Dịch), Nam Từ Liêm (Phương Canh, Mễ Trì, Đại Mỗ) và Hoài Đức (Di Trạch, Đức Thượng, Vân Côn); Xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BYT.
Kết quả, 15/15 mẫu đạt quy chuẩn về Styren theo QCVN 01:2009/BYT (kết quả của Viện Công nghệ Môi trường- Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cung cấp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội trực tiếp lấy và chuyển mẫu).
Trước đó, kết quả xét nghiệm mẫu nước ngày 14/10 cho thấy 107/107 chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Vì thế, ngày 17/10, Nhà máy nước Sông Đà đã cấp nước trở lại song các chuyên gia khuyến cáo nước chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Tuy nhiên, về kết quả này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc xét nghiệm hàm lượng Styren không có ý nghĩa trong việc kết luận nước sông Đà có bảo đảm chất lượng hay không.
Ông Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chỉ tiêu Styren không phản ánh chất lượng nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà.
Chuyên gia này phân tích, nước của Công ty sông Đà dùng để sản xuất nước sạch cung cấp cho hàng triệu người dân Hà Nội là nước mặt. Với nước mặt, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt không phải là Styren mà chính là hàm lượng các chất hữu cơ như Clo hữu cơ, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bên cạnh đó, dầu thải cũng không phải nguyên nhân gây ra chất Styren.
Ông Trần Hồng Côn, tất cả các hợp chất Clo hữu cơ đều độc hại. Tuy nhiên, nhìn vào quy trình xử lý nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà hầu như chưa thấy DN này có quy trình xử lý các hợp chất hữu cơ.
"Sở dĩ tôi đưa ra ý kiến này là vì, với dầu thải đổ xuống nguồn nước mà Công ty sông Đà còn không xử lý được, để đến khi người dân dùng phát hiện ra mùi, chứng tỏ quá trình xử lý hữu cơ không được áp dụng", ông Côn nhấn mạnh
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, nếu chưa làm tốt được công đoạn xử lý các hợp chất hữu cơ mà DN đã tiến hành Clo hóa (tức là đổ clo xuống để khử khuẩn nguồn nước- PV), sẽ sản sinh ra Clo hữu cơ đặc biệt nguy hiểm.
Về mức độ độc hại của Clo hữu cơ, chuyên gia này cho rằng, Clo hữu cơ là một trong những nhóm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Do độc tính cao và đặc biệt là khả năng tồn tại kéo dài gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc thứ phát cho người và gia súc qua thực phẩm nên một số hoá chất loại này như DDT, 666 hiện nay không còn được dùng.
Còn theo các chuyên gia y tế, người bị ngộ độc Clo hữu cơ sẽ cảm giác rát miệng, họng, nôn, đau bụng, run cơ, run giật, yếu cơ, giảm vận động, giảm động tác thể lực, rối loạn ý thức, vật vã, kích động, co giật, vàng da, gan to...
Quay trở lại vấn đề nguồn nước sông Đà bị đổ trộm dầu thải sẽ đối diện với nguy cơ nào, ông Côn cho rằng, dầu thải chứa nhiều hóa chất độc hại, nếu muốn biết chính xác chất này có tác động với nguôn nước ra sao cần phải tiến hành kiểm nghiệm, phân tích xem dầu thải này từ nguồn nào, từ đó mới biết chính xác các hóa chất có trong đó độc hại mức độ ra sao.
Chưa kể, theo chuyên gia này, nước mặt dùng để sản xuất nước của Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà còn có nguy cơ chứa thủy ngân hữu cơ rất độc hại nếu không được DN xử lý qua quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ.
Tác hại khôn lường
Chung quan điểm với ông Côn, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc chính quyền Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế xét nghiệm hàm lượng Styren là việc làm không có ý nghĩa bởi Styren vốn đã tồn tại trong nước, không phải vì có dầu thải đổ xuống mà nước mới nhiễm Styren.
Muốn biết được chính xác chất lượng nước của sông Đà, theo PGS. TS. Thịnh, cần phải xét nghiệm xem trong dầu thải kia chứa các loại chất hóa học độc hại ra sao, bởi nhiều loại dầu thải khi đổ xuống nước có thể làm chết cá, vi sinh vật; khi đổ xuống đất làm cây trồng làm cây trồng khô héo và chết.
"Với độc tính như vậy, khi đổ dầu xuống nguồn nước để sản xuất nước sạch mà DN không xử lý được, đến bàn ăn, cốc nước của người dân đương nhiên tác hại khôn lường", ông Thịnh khẳng định.
Cũng theo vị chuyên gia này, việc cần làm của cơ quan chức năng hiện nay không phải làm xét nghiệm hàm lượng Styren mà cần kiểm nghiệm toàn diện chất lượng nước của công ty sông Đà gồm các hợp chất hữu cơ, loại kim loại nặng như chì, thủy ngân hữu cơ, metan, asen...và các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
"Các cơ quan chức năng cũng cần rà soát kỹ càng quy trình xử lý nước của các DN cung cấp nước sạch hiện nay chứ nước sạch dùng trong đời sống, tránh tình trạng dễ dãi, hậu quả là người dân phải gánh chịu", ông Thịnh nói.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Vụ nước sạch ở Hà Nội nhiễm độc: Chuyên gia khẳng định mùi khét của nước không phải là Styren có trong dầu thải Chuyên gia khẳng định, Styren là chất không màu, không mùi. Mùi khét có trong nước chủ yếu là kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình thiết bị, máy móc vận hành. Liên quan đến kết quả và các mẫu xét nghiệm nước nhiễm dầu thải có hàm lượng Styren cao cấp từ 1,3 đến 3,65 lần theo quy định vừa...