Uống nước ít nhưng lại tiểu nhiều, có phải bệnh?
Cháu đã đi khám bác sĩ nhưng bác sĩ bảo thận yếu thôi chứ không sao. Tuy nhiên mấy ngày gần đây cháu thấy lượng đi tiểu của cháu nhiều hơn.
Chào bác sĩ,
Cháu là nữ sinh năm 1984 là nữ cao 1.50m, nặng 43kg. Cháu làm kế toán trong 1 cơ quan nhà nước. Gần đây cháu thấy mình hay bị chứng đau dầu, thi thoảng chỉ bị đau 01 bên chỗ thái dương và chỉ muốn ấn tay vào cho đỡ đau.
Từ trước tới giờ cháu vẫn là người ít uống nước và hay đi tiểu. Cháu đã đi khám bác sĩ nhưng bác sĩ bảo thận yếu thôi chứ không sao. Tuy nhiên mấy ngày gần đây cháu thấy lượng đi tiểu của cháu nhiều hơn. Có buổi trưa cháu được nghỉ có 2h nhưng cháu đi tiểu dến 4-5 lần mà mỗi lần đi cũng tương đối chứ không phải quá ít. Có lần vừa đi xong vào được mấy phút lại thấy buồn.
Đôi khi buồn mà không đi kịp thì có khi bị tè ra quần (cháu xin lỗi nhé nhưng đó là sự thật). Ban ngày đến cơ quan thì cháu đỡ hiện tượng đó hơn. Nhưng buổi sáng cũng phải đi 03 lần, buổi chiều cũng vậy chưa kể buổi tối về nhà. Không biết cháu bị làm sao không. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cảm ơn bác sĩ nhiều!
(N.T Liên – Hưng Yên)
Chào bạn,
Qua thư bạn có 2 vấn đề:
Video đang HOT
Trước tiên là vấn đề đau đầu, bạn là kế toán phải tiếp xúc với máy tính nhiều, như vậy cường độ công việc có căng thẳng quá không? Vì nếu ngồi máy tính quá nhiều và quá lâu thì có thể có những biểu hiện như bạn mô tả. Bên cạnh đó, ngoài đau đầu ra, bạn có bị hoa mắt, nhìn mở, nổ đom đóm…? Nếu có thêm những biệu hiện này, bạn nên đi khám chuyên khoa Mắt để kiểm tra thị lực.
Vấn đề thứ 2 là vụ đi tiểu nhiều, như vậy có kèm tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu rát không?… Bạn nên khám BS để làm xét nghiệm và siêu âm bụng kiểm tra kiểm tra xem có phải nhiễm trùng đường tiểu hay có gì bất thường ở đường tiết niệu không?
Tóm lại, bạn nên đi khám thêm một lần nữa, nhớ trình bày thêm triệu chứng đau đầu để BS cho chụp thêm phim xoang kiểm tra luôn thể.
Chúc bạn sớm tìm ra bệnh và trị liệu thành công!
Theo Thanhnien
Dấu hiệu "tố cáo" 5 bệnh chị em dễ gặp
Đối với chị em phụ nữ, nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra.
Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.
1. Kinh nguyệt không đều
Đối với chị em phụ nữ, nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra. Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.
Nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh
Cách ứng phó: Nếu quầng thâm dưới mắt do kinh nguyệt không đều, chị em cần điều tiết kinh nguyệt theo chỉ định của bác sĩ.
2. Thận yếu
Y học truyền thống cho rằng, quầng mắt bị thâm là do thận yếu gây ra. Thận bị suy sẽ khiến 2 mắt bị thiếu tinh khí, mất thần, và làm xuất hiện quầng thâm đen. Nếu cuộc sống sinh hoạt không lành mạnh, "yêu" quá độ sẽ rất dễ khiến mắt bị thâm quầng.
Cách ứng phó: Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, không thức khuya, sinh hoạt điều độ, đồng thời tăng cường dưỡng tâm, giữ tâm trạng vui vẻ, tránh để tâm lý xấu đi.
3. Viêm dạ dày mãn tính
Đối với những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, nếu chức năng tiêu hóa, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm dưới mắt sẽ càng nặng hơn. Người bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
Cách ứng phó: Ăn uống hợp lý, tránh ăn quá no quá nhanh, hơn nữa còn phải chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích.
4. Bệnh gan mãn tính
Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính. Đặc biệt khi chức năng gan không bình thường trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan thì càng xuất hiện quầng thâm dưới mắt lâu hơn. Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện "quầng đen" ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt...
Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính
Cách ứng phó: Giảm gánh nặng cho gan, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm khôi phục các tế bào gan bị thương tổn, khôi phục chức năng gan.
5. Viêm mũi dị ứng
Quầng thâm dưới mắt cũng có thể liên quan tới vấn đề về mũi. Nếu sáng nào ngủ dậy bạn cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi bạn quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
Cách ứng phó: Tránh những nơi có khói mù mịt, buổi sáng tối không để không khí lạnh kích thích khí quản dẫn tới dị ứng gây hắt xì. Khi hắt xì không nên quá mạnh, bởi vì nó sẽ làm vỡ các mao mạch máu.
Theo Gia đình & Xã hội
Càng nhịn uống nước càng đi tiểu đêm Không ai vui gì khi mỗi đêm phải thức giấc vài lần để đi... tiểu! Nhịn uống nước là giải pháp? Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo...