Sức khỏe các nàng qua “thế giới sắc màu” trong nước tiểu
Mặc dù nó chỉ là “sản phẩm phụ” của sự trao đổi chất, song cũng nói lên nhiều điều về sức khỏe lắm nhé!
1. Lượng nước tiểu và số lần đi tiểu
Do thói quen ăn uống không giống nhau, lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu ở mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản, trung bình mỗi người một ngày sẽ thải ra lượng nước tiểu là 6 cốc (1.500 ml), số lần đi tiểu từ 4-8 lần/ ngày. Tất nhiêu, nếu bạn uống nhiều nước hoặc ăn nhiều hoa quả, lượng nước tiểu có thể không dừng lại ở đó hoặc với những ai thường chịu đựng cơn khát, lười uống nước, cơ thể sợ cũng khó có thể bài tiết được 6 cốc nước tiểu/ngày.
2. Làm sao phán đoán nước tiểu không bình thường?
Nếu bạn uống nhiều nước mà lượng nước tiều bài tiết ra vẫn rất ít, đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận. Đối với người trưởng thành, mỗi ngày đi tiểu không nên thấp hơn 400 ml. Còn khi bạn thấy số lần đi tiểu của mình tăng lên, đây là dấu hiệu đường tiết niệu bị nhiễm trùng, bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, nếu lượng nước tiểu thải ra bỗng nhiên tăng, giảm mạnh đột ngột, tình trạng này không thể dùng nước để giải quyết, tốt nhất bạn nên đi khám biết tình hình cụ thể.
Video đang HOT
Hình minh họa
3. “Thế giới sắc màu” trong nước tiểu
Màu sắc nước tiểu có màu sắc khá phong phú, tùy theo đồ ăn, thức uống hoặc bị bệnh gì đó nên nước tiểu biến màu…
Thông thường, khi uống nước đầy đủ, nước tiều sẽ có màu vàng nhạt nếu bạn mất nước hoặc uống ít nước, nước tiểu sẽ chuyển màu vàng đậm. Màu vàng trong nước tiểu phần lớn do tế bào máu lão hóa, sau khi chúng thông qua hàng hoạt hệ thống trao đổi chất được phân giải, cuối cùng đến nượu đạo và được bài tiết ra ngoài.
Nước trong bàng quang càng ít, màu sắc nước tiểu càng đậm, cho nên màu sắc nước tiểu buổi sáng phần lớn có màu vàng sẫm. Nếu nước tiểu xuất hiện màu đỏ, màu cam, hoặc màu xanh lá cây, bạn cũng không phải hoảng loạn quá, hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống.
4. Mùi vị nước tiểu cũng có thể thay đổi
Đồ ăn không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc, mà còn đồng thời còn ảnh hưởng đến mùi vị của nước tiểu nữa. Urê trong nước tiểu có mùi ammoniac, lượng urê càng lớn, mùi vị nước tiểu càng nặng. Đồ ăn, như măng tây, cũng làm thay đổi rõ rệt mùi vị nước tiểu.
Cơ bản, mùi vị nước tiểu nếu thỉnh thoảng có mùi dị thường thì không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu nước tiểu cùng lúc xuất hiện sự thay đổi về màu sắc, tính chất, mùi vị, hoặc lượng nước tiểu trong tuần đột nhiên có dấu hiểu thay đổi lớn, đó có thể là sự báo động về sức khỏe, bạn nên theo dõi và kịp thời đến bác sỹ để khám.
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở XX
- Có cảm giác ngứa bên trong đường tiết niệu hoặc trong âm đạo.
- Thường xuyên đi tiểu (dù uống không quá nhiều nước), trung bình 10 phút/ lần.
- Thấy xuất hiện máu trong nước tiểu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mức độ nhiễm trùng đường tiết niệu chuyển sang nghiêm trọng.
- Có cảm giác đau, buốt khi đi tiểu.
Theo vietbao
Tiểu tiện bao nhiêu lần trong ngày là tốt nhất?
Tiểu tiện 8 lần mỗi ngày và lượng nước tiểu không vượt quá 3.000 ml là những con số lý tưởng của một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, các chuyên gia tiết niệu Hong Kong chỉ rõ.
Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ tuy là nếp sinh hoạt thường ngày nhưng lại có mối tương liên chặt chẽ với sức khỏe con người. Thông thường, sau khi uống một cốc nước, trong vòng 15 phút, có tới 7,08% nam giới án ngữ nhà vệ sinh. Tỷ lệ này ở phái đẹp là 5,51%. Trong 30 phút, tỷ lệ này sẽ lần lượt tăng lên mức 22,49% ở nam và 11,76% ở nữ.
Hiệp hội Ngoại khoa tiết niệu Hong Kong vừa tiến hành điều tra về nhận thức của con người đối với tiền liệt tuyến và bài tiết nước tiểu. Đối tượng điều tra là 465 nam giới hành nghề lái xe từ 35 tuổi trở lên. Gần 30% số người này không hề hay biết, đàn ông mất khoảng một phút để hoàn thành hoạt động bài tiết nước tiểu khỏi cơ thể. Gần 50% cho rằng, thời gian dành cho hoạt động này dù kéo dài hơn người bình thường cũng không hề hấn gì. Trong khi đó, kết quả kiểm tra sức khỏe lại đưa ra con số đáng báo động, 73% mắc chứng tăng sản tiến tuyền liệt. Trước thực trạng này, các chuyên gia tiết niệu khuyến cáo, quý ông trên 40 tuổi nên chú ý tính toán thời gian tiểu tiện, nếu không hoàn thành trong vòng một phút thì phải nghĩ tới khả năng cơ thể đang mắc phải các vấn đề về tiền liệt tuyến.
8 lần mỗi ngày, mỗi lần thải ra khoảng 300 ml và tổng lượng nước tiểu được bài tiết khỏi cơ thể trong ngày không vượt quá 3.000 ml là lý tưởng với một cơ thể khỏe mạnh, các chuyên gia khẳng định. Nếu không uống nhiều nước nhưng số lần tiểu tiện vượt quá 8, đó là biểu hiện của bệnh lý tiểu dắt. Rất nhiều người quan niệm, thường xuyên muốn đi tiểu là do thận hư. Trên thực tế, việc đi tiểu nhiều lần trong ngày không liên quan tới thận.
Số lượng tiểu tiện 8 lần/ngày là người khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Nếu hoạt động bài tiết này diễn ra nhiều, nhưng lượng nước tiểu ít, rất có thể bạn đang gặp phải những vấn đề về bàng quang và niệu đạo. Ngược lại, lượng nước tiểu nhiều trong mỗi lần bài tiết có thể là biểu hiện của chứng tiểu đường hoặc đa niệu. Trừ trường hợp số lần đi tiểu nhiều và xét nghiệm cho thấy lượng protein trong nước tiểu cao, thận mới có vấn đề.
Theo các chuyên gia này, số lượng tiểu tiện 8 lần không rải đều cho các khoảng thời gian trong ngày, 7 lần vào ban ngày và một lần vào buổi tối là tỷ lệ hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi vì muốn giảm bớt số lần tỉnh giấc giữa đêm nên không dám uống nước buổi tối. Thực chất, đây là thói quen có hại dễ khiến nước tiểu đặc, bàng quang đóng sỏi..
Theo vietbao
Cẩn thận khi nước tiểu của trẻ nặng mùi Các nhà nghiên cứu Canada cho biết các bác sĩ nên xét nghiệm nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) cho trẻ nếu phụ huynh thông báo nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu. Để xem xét mối liên quan giữa UTIs và nước tiểu nặng mùi, các nhà nghiên cứu Canada đã khảo sát cha mẹ của 331 trẻ từ 1 tháng...