Chữa bệnh sỏi thận bằng nước chanh và trà
Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang và có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn.
Sỏi thận là một chất sạn cứng và kết tinh, hình thành trong thận hoặc ở đường tiết niệu. Chất thải quá mức nhất định trong nước tiểu có thể sản xuất tinh thể cực nhỏ, mà biến thành đá và trở thành một lý do làm cho tình hình sức khỏe trầm trọng hơn. Do đó, cần phải tán sỏi thận càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều cách để hòa tan sỏi thận. Nhưng dùng nước chanh để hòa tan sỏi thì không phải ai cũng biết. Biện pháp này vừa dễ dàng thực hiện, lại không tốn kém.
Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang và có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn. Trong nhiều trường hợp, người bị sỏi thận thường bị chảy máu kèm nước tiểu, đau vùng bụng, đau sườn hoặc đau háng.
Sỏi thận có thể được hình thành bởi bốn loại như canxi, đá cystine, sỏi do đá struvite và đá axit uric. Tất cả các sỏi thận có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hệ thống thận. Nói chung sỏi do đá canxi là loại phổ biến nhất trong các trường hợp bị sỏi thận ngày nay, sỏi do đá cystine là hiếm hoi nhất. Sỏi do đá cystine xảy ra do rối loạn di truyền.
Các triệu chứng của sỏi thận
- Đau bụng thận cấp tính
- Đi tiểu ra máu vì lớp niêm mạc trong niệu quản hay mô bị tổn thương trong thận.
- Bị chuột rút đau ở vị trí của thận hoặc ở bụng dưới.
- Thường xuyên đi tiểu
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Ớn lạnh
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Sốt
- Nước tiểu có mùi khó chịu hoặc bị vẩn đục
Nguyên nhân của sỏi thận
- Bệnh gout
Video đang HOT
- Tăng canxi niệu đạo
- Bệnh viêm ruột
- Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, canxi có chứa thuốc kháng axit, chất ức chế protease indinavir (Crixivan) – một loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh nhiễm HIV…
- Yếu tố thức ăn
Làm thế nào để hòa tan sỏi thận ?
- Nước chanh: Mỗi ngày uống một ly nước chanh có thể làm tan chảy sỏi thận do canxi. Thói quen này tuy không được coi là biện pháp chữa trị hữu hiệu nhất nhưng về lâu dài sẽ có tác dụng. Còn để yên tâm hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ.
- Trà: Trà được chế biến từ các loại thảo mộc bao gồm cả gốc tú cầu, rễ khoai mỡ tự nhiên, vỏ cây chuột rút, cỏ dại Joe-Pye, cỏ thi lá, lá chuối và lụa ngô… thường được coi là có tác dụng phòng và chữa sỏi thận. Cho hỗn hợp trên vào nước và đun sôi rồi âm ỉ trong 15 phút ở nhiệt độ thấp. Sau đó cho vào tủ lạnh để uống. Mỗi ngày bạn có thể uống 3-4 tách trà này.
Chẩn đoán sỏi thận
Để biết về diện tích, kích thước và loại sỏi thận, bác sĩ có thể thực hiện theo các thử nghiệm sau đây:
- Phân tích nước tiểu để quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng
- Xét nghiệm máu để công nhận số lượng dư thừa của một số hóa chất gây sỏi thận
- Chụp X-quang hình ảnh những canxi gây sỏi thận
- Siêu âm
- Urogram tĩnh mạch (IVU) bằng cách cho tiêm, bác sĩ có thể xem toàn bộ hệ thống tiết niệu và sỏi trên hình ảnh X-quang. Để thực hiện một hình ảnh ba chiều của vị trí cụ thể, quét CT (chụp cắt lớp vi tính) được sử dụng.
Làm thế nào để ngăn ngừa sỏi thận?
Hãy tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B tổng hợp. Tránh uống các loại nước soda và các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Thay vào đó nên uống nước rau và nước trái cây để loại bỏ sỏi thận.
Theo vietbao
Phương pháp phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ
Dị vật đường thở và đường ăn ở trẻ em là những tai nạn sinh hoạt có thể tránh được nhưng lại rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở, đường ăn là loại bệnh cấp cứu thường gặp nhất của khoa Tai Mũi Họng.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân là khi ăn trẻ thường ngậm trong miệng, hay đùa nghịch, khóc làm sặc thức ăn rơi vào đường thở. Trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng thì vớ vật gì cũng cho vào miệng, gây hội chứng xâm nhập với các biểu hiện như ngừng thở, ho sặc sụa, người tím tái, vã mồ hôi thậm chí tiêu tiểu cả ra quần.
Sau hội chứng xâm nhập, nếu dị vật vào thanh quản sẽ làm trẻ khàn tiếng, ho. Vào khí quản: gây khó thở từng cơn vì dị vật di động. Vào phế quản gây khó thở giống như viêm phế quản hay viêm phổi khiến dễ chẩn đoán nhầm nếu người nhà không nói rõ trẻ đã ngậm phải vật gì trước lúc các triệu chứng xuất hiện. Một số trường hợp dị vật quá lớn sẽ gây ngạt thở và tử vong tức thì.
Trẻ em, nhất là từ 3-5 tuổi, đang trong độ tuổi hiếu động, thích khám phá thế giới, nên rất dễ trở thành nạn nhân của hóc dị vật mà phần lớn lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn.
Một số thức ăn và đồ vật có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ:
* Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
* Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt.
* Xương cá
* Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen
* Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô, đậu phộng
* Đồng xu
* Bi
* Pin đồng hồ dạng tròn
* Bút hoặc nắp bút
* Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ
* Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ
* Cúc áo
* Nắp chai nhựa
* Đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5c hoặc các đồ chơi có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi
* Những túi hạt chống ẩm
Hình minh họa
Những tai nạn đáng tiếc bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn như thế này luôn trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn việc trẻ hóc dị vật đáng tiếc, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được.
* Không cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.
* Không để đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi, vật tròn, nhỏ trong nhà
* Tháo pin ra khỏi đồ chơi
* Tách hạt ra khỏi quả khi cho bé ăn...
* Không nên ép bé ăn trong lúc khóc, lúc cười
* Không bóp mũi khi cho trẻ uống thuốc vì đây chính là cách biến thức ăn thành dị vật.
* Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.
* Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.
Cách sơ cứu trẻ khi mắc dị vật
* Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn giúp trẻ dễ thở hơn.
* Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.
* Đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp cứu.
Theo vietbao
Sinh viên và thú tiêu khiển với rượu kém chất lượng Có học bổng nhậu. Có người yêu mới nhậu. Bố mẹ ở quê mới gửi tiền lên nhậu. Và thậm chí là chẳng có việc gì, ở nhà buồn buồn cũng... nhậu. Rượu kém chất lương được bán và uống tràn lan Là phần không thể thiếu trong những buổi tiệc nên rượu trắng được mua và bán khá dễ dàng. Chỉ cần...