Uống nước ép táo tự làm có an toàn không?
Nước ép táo là đồ uống ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên cần lưu ý, nước ép táo tự làm chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn có hại gây ngộ độc thực phẩm.
1. Lợi ích sức khỏe của nước ép táo
Táo là một loại trái cây rất phổ biến có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
Một lợi ích nổi bật của nước ép táo là có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Nước ép táo chứa vitamin C, có vai trò trong việc phát triển và sửa chữa các mô trong cơ thể. Nước ép táo cũng chứa polyphenol, là chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Các gốc tự do là các nguyên tử không ổn định có thể gây ra các bệnh như ung thư, đái tháo đường và bệnh tim. Nước ép táo có cùi thường chứa nhiều polyphenol hơn.
Chất chống oxy hóa trong táo có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nước ép táo và táo đã được chứng minh trong một nghiên cứu do Trường Y khoa UC Davis thực hiện có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Có những hợp chất được tìm thấy trong táo hỗ trợ giảm lượng cholesterol LDL trong cơ thể, đây là loại cholesterol xấu gây tắc nghẽn động mạch làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Uống nước ép táo có tác dụng bảo vệ các chất dẫn truyền thần kinh của não, một trong những chất đó là acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Nước ép táo chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2. Nước ép táo tự làm có thể không an toàn
Mặc dù tươi ngon, tốt cho sức khỏe nhưng nước ép táo chưa tiệt trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo, nước ép chưa tiệt trùng, bao gồm cả nước táo vẫn có nguy cơ bị nhiễm bẩn, chứa vi khuẩn có hại, có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, khi trái cây, rau quả được ép tươi hoặc sử dụng sống, vi khuẩn từ sản phẩm có thể xâm nhập vào nước ép hoặc nước ép táo, rượu táo trừ khi sản phẩm hoặc nước ép đã được tiệt trùng hoặc xử lý theo cách khác để tiê.u diệ.t bất kỳ vi khuẩn có hại nào. Quá trình thanh trùng làm nóng chất lỏng để tiê.u diệ.t vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Listeria giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã từng nhận được báo cáo về các đợt bùng phát bệnh do thực phẩm, thường được gọi là ngộ độc thực phẩm, bắt nguồn từ việc uống nước ép trái cây, rau củ, rượu táo chưa được xử lý để tiê.u diệ.t vi khuẩn có hại.
Video đang HOT
Trong khi hệ thống miễn dịch của hầu hết mọi người thường có thể chống lại tác động của bệnh do thực phẩm nhưng tr.ẻ e.m, người lớn tuổ.i, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (như bệnh nhân ghép tạng, những người mắc HIV/AIDS, ung thư hoặc đái tháo đường) có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, thậm chí t.ử von.g do uống nước trái cây chưa qua xử lý.
3. Cách đơn giản để đảm bảo sử dụng nước ép táo an toàn
Khi mua nước ép
Hầu hết các sản phẩm nước ép đều được thanh trùng (xử lý nhiệt) để tiê.u diệ.t vi khuẩn có hại. Tuy nhiên một số cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm và quầy nước ép được sản xuất tại chỗ không được thanh trùng hoặc xử lý theo cách khác để đảm bảo an toàn. Những sản phẩm chưa qua xử lý này phải được bảo quản trong tủ lạnh và phải có cảnh báo chưa được tiệt trùng trên nhãn.
FDA cảnh báo người tiêu dùng cần tìm nhãn cảnh báo để tránh mua phải nước ép chưa qua xử lý. Cần hỏi người bán hàng để chắc chắn sản phẩm nước ép có được xử lý hay không, đặc biệt là đối với nước ép được bán trong tủ lạnh tại các cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng thực phẩm.
Rửa sạch trái cây dưới vòi nước chảy trước khi cắt.
Khi dùng nước ép tự làm tại nhà
- Rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước ấm trước, sau khi chế biến.
- Cắt bỏ những phần bị hư hỏng hoặc dập nát trên trái cây tươi. Vứt bỏ bất kỳ sản phẩm nào có vẻ bị thối.
- Rửa sạch tất cả các sản phẩm dưới vòi nước chảy trước khi cắt, bao gồm cả sản phẩm trồng tại nhà hoặc mua từ cửa hàng tạp hóa hoặc chợ nông sản. Không nên rửa trái cây và rau quả bằng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc nước rửa sản phẩm thương mại.
- Nếu định gọt vỏ rau quả trước khi ép nước, hãy rửa sạch trước để bụi bẩn và vi khuẩn không bám vào bề mặt khi gọt vỏ hoặc cắt. Sau khi rửa, lau khô trái cây bằng khăn vải sạch hoặc khăn giấy để giảm thêm vi khuẩn có thể có trên bề mặt.
5 loại thực phẩm người bị mỡ má.u cao cần tránh
Việc thực hiện một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm mỡ má.u và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mỡ má.u cao là khi cơ thể có nhiều cholesterol hơn mức cần thiết, lúc này các vấn đề sẽ phát sinh. Cholesterol bắt đầu tích tụ trên thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Theo TS. Howard LeWine - bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Brigham and Women's ở Boston, Tổng biên tập Y khoa tại Harvard Health Publishing và tổng biên tập của Harvard Men's Health Watch, không phải tất cả các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao đều có hại. Ví dụ, trứng có hàm lượng cholesterol tương đối nhưng trứng không làm tăng mức mỡ má.u nhiều như chất béo bão hòa và trứng chứa nhiều protein cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Một số loại thực phẩm dưới đây có tác dụng làm giảm mỡ má.u theo nhiều cách khác nhau:
Yến mạch;
Lúa mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác;
Cà tím và đậu bắp;
Hạt dẻ;
Dầu thực vật;
Táo, nho, dâu tây...
TS. Howard LeWine cho biết: Người bệnh mỡ má.u cao cần quan tâm đến những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng mức cholesterol, góp phần gây tăng cân và dễ dẫn đến nguy cơ tim mạch.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm cần tránh nếu bị mỡ má.u cao:
1. Người mỡ má.u cao nên hạn chế ăn thịt đỏ
Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu thường có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Các loại thịt như thịt xay, sườn, sườn heo và thịt quay có hàm lượng chất béo cao nhất.
Khi bị mỡ má.u cao, không cần phải kiêng thịt hoàn toàn, chỉ cần không ăn thường xuyên và chú ý tuân thủ giới hạn khẩu phần ăn theo khuyến nghị là 100g/ bữa và chỉ ăn các loại thịt nạc hơn như thăn lưng, thăn heo hoặc thăn bò.
Tốt hơn nữa, hãy thay thế thịt bằng các loại protein có ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn như thịt gà không da hoặc ức gà tây, cá, đậu.
2. Thực phẩm chiên ngập dầu
Thực phẩm đã được chiên ngập dầu như cánh gà, thanh phô mai mozzarella và hành tây chiên giòn là những thực phẩm có hàm lượng cholesterol "nguy hiểm" nhất. Chiên ngập dầu làm tăng mật độ năng lượng hoặc lượng calo của thực phẩm.
Nếu bạn thích độ giòn của đồ chiên, hãy sử dụng nồi chiên không dầu và cho đồ ăn vào một ít dầu ô liu. Hoặc cũng có thể nướng các loại thực phẩm như khoai tây và thịt gà trong lò nướng cho đến khi món ăn có màu vàng nâu.
3. Thịt chế biến sẵn
Xúc xích, jambong và thịt xông khói sử dụng những phần thịt đỏ béo nhất, do đó có xu hướng chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Thịt xông khói và xúc xích làm từ gà tây hoặc gà có vẻ lành mạnh hơn, chúng có hàm lượng cholesterol thấp hơn một chút so với các loại thịt đỏ nhưng vẫn chứa cholesterol. Do đó tốt nhất là nên thỉnh thoảng mới ăn.
4. Đồ ngọt
Hạn chế ăn các loại đồ ngọt, nhất là bánh ngọt bán sẵn trên thị trường.
Bánh quy, bánh ngọt và bánh nướng thường được làm bằng một lượng lớn bơ và shortening (một loại chất béo dạng rắn được sản xuất từ dầu thực vật như đậu tương, dầu hạt bông, còn được gọi là mỡ trừu), khiến chúng có hàm lượng cholesterol rất cao. Bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn món tráng miệng ngon ngọt, chỉ cần thay thế một vài nguyên liệu để được sản phẩm lành mạnh hơn. Khi nướng, hãy sử dụng sốt táo hoặc chuối thay cho bơ hoặc dùng sữa chua ít béo phủ quả mọng để tráng miệng.
5. Sữa béo
Trong khi sữa có thể là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, các loại sản phẩm sữa giàu chất béo như kem, phô mai và sữa nguyên chất có thể chứa nhiều chất béo bão hòa.
Tiêu thụ những thứ này quá mức cũng có thể góp phần làm tăng mức cholesterol xấu. Người bệnh mỡ má.u nên chuyển sang các lựa chọn sữa ít béo hoặc không béo có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh mà không làm mất đi dinh dưỡng.
Ai nên thận trọng khi dùng táo tàu? Táo tàu được đán.h giá là loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, táo tàu cũng có một số tác dụng phụ cần lưu ý. 1. Những người nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng táo tàu Quả táo tàu giàu chất chống oxy hóa, là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất như flavonoid, polysaccharides và...