Uống bao nhiêu rượu mỗi ngày thì bị nghiện?
Một nghiên cứu mới của Pháp cho thấy rằng khả năng tập trung của đàn ông suy giảm nhanh chóng khi họ uống quá 3,5 ly rượu mỗi ngày. Rượu khiến cho bạn mắc hơn 200 bệnh, một kỷ lục đáng buồn và báo động. Nó cũng là nguyên nhân gây tử vong của 3,3 triệu người trên thế giới mỗi năm, theo một báo cáo của tổ chức sức khỏe thế giới.
Rượu còn nguy hiểm hơn bệnh AIDS, bệnh lao và bạo lực cộng lại. Trên thế giới, cứ 5 người lại có một người tử vong do rượu, tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo. Rượu khiến 3,3 triệu người chết năm 2012, so với 2,5 triệu người năm 2005.
Xu hướng tử vong do rượu ngày càng tăng không thay đổi được xu hướng gia tăng dân số và cải thiện mức sống trên toàn cầu, theo WHO. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy lối sống lành mạnh hơn có thể ngăn chặn 37 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.
Tổ chức này cũng cảnh báo có hơn 200 bệnh có nguồn gốc từ uống rượu, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, tai nạn giao thông, chấn thương, giết người, bệnh tim mạch, tiểu đường … Bệnh tật hoặc tai nạn chịu trách nhiệm của 5,9% ca tử vong hàng năm. “Cứ 10 giây lại có một người chết” liên quan đến rượu, tiến sĩ Shekhar Saxena, giám đốc Ban sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) lo ngại.
Một con số báo động khác: 320.000 thanh niên trong độ tuổi 15-29 tử vong mỗi năm do các nguyên nhân liên quan đến rượu, WHO chỉ rõ. Thanh niên uống rượu rất sớm. Xét về tình trạng say rượu, các bé gái say nhiều hơn các bé trai. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tệ nạn này. Một người trên 15 tuổi uống trung bình 6,2 lít rượu nguyên chất mỗi năm. Ở Nga và các nước Đông Âu, tỉ lệ này ở mức báo động nhất. Tiếp đó là Bồ Đào Nha và các nước Châu Âu khác.
Từ năm lớp 4, cứ 10 học sinh có 6 em (chiếm 59,3%) cho biết chúng đã nếm rượu ít nhất một lần trong đời. Đến lớp 8, tỉ lệ này đã là hơn 8 học sinh (chiếm 83,2%) đã từng uống rượu, và trong số những học sinh này, một trong ba em thừa nhận chúng đã từng say rượu ít nhất một lần trong đời. Những con số này vừa được Đài quan sát của Pháp ma túy và nghiện ma túy (OFDT) công bố. Đâycũng là kết quả của một nghiên cứu được tiến hành trong năm 2010, nghiên cứu này kết hợp với Viện Quốc gia về phòng chống và giáo dục sức khỏe (INPE) và hiệu trưởng của trường Đại học Toulouse. Trong nghiên cứu này, khoảng 11.500 học sinh lớp 5 được phỏng vấn.
Suy giảm nhận thức nếu uống hơn 3 ly rượu/ngày
Một nghiên cứu mới của Pháp cho thấy rằng khả năng tập trung của đàn ông suy giảm nhanh chóng khi họ uống quá 3,5 ly rượu mỗi ngày.
Để kiểm chứng việc uống rượu có ảnh hưởng đến suy giảm nhận thức ở đàn ông, các nhà nghiên cứu của Viện y tế và nghiên cứu y khoa Inserm (Pháp) hợp tác với các nhà nghiên cứu đến từ Đại học London tiến hành theo dõi 5.054 đàn ông và 2.099 phụ nữ trong vòng 10 năm và đã tiến hành ba lần (đầu nghiên cứu, 5 năm sau đó và cuối cùng là 10 năm sau đó) test kiểm tra bộ nhớ và các bài kiểm tra khác về khả năng tập trung của họ và khả năng suy luận của họ. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều uống thường xuyên rượu vang, bia và các loại rượu mạnh.
Video đang HOT
“Test thử nhận thức của nghiên cứu này nhằm vào những người có độ tuổi trung bình 56 tuổi, độ tuổi tương đối trẻ so với các nghiên cứu trước đây về đề tài này. Nghiên cứu cho thấy rằng uống nhiều rượu sẽ khiến họ bị suy giảm nhận thức nhanh hơn trong tất cả các lĩnh vực”, Severine Sabia, đến từ trường đại học London, tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu, đã được công bố trên tạp chí Thần kinh học, cho thấy rằng những người đàn ông uống nhiều hơn 36 gram rượu (tương đương 3,5 ly) mỗi ngày bị suy giảm khả năng chú ý và khả năng lý luận. Ngược lại, không có sự khác biệt về khả năng nhớ và chức năng điều hành đối với những người không uống rượu, những người uống nhưng đã cai rượu từ lâu, những người uống ít rượu và uống lượng trung bình.
“Một người nghiện ngập 55 tuổi sẽ bị suy giảm trí nhớ, trí nhớ của họ chỉ tương đương với một người 61 tuổi “, các nhà nghiên cứu giải thích. Họ tiếc là chưa tìm ra mối liên hệ giữa việc uống nhiều rượu và với việc bị suy giảm nhận thức ở phụ nữ vì rất ít người trong số họ uống lượng rượu như vậy mỗi ngày. “Tuy nhiên, khả năng điều hành của phụ nữ giảm đi nhanh hơn nếu họ uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày”, các nhà khoa học cho biết thêm.
Những kết quả này cũng cho thấy rằng uống nhiều rượu ở tuổi trung niên có thể dẫn đến suy giảm nhận thức nhanh hơn trong khi họ già đi.
Theo Vnmedia
Dấu hiệu nhận biết bị mắc lao
Phát hiện sớm xem mình có bị mắc lao hay không và cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lao là mối quan tâm của khá nhiều người khi căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng số người mắc với những biến chứng nặng nề.
Hàng xóm nhà em có người bị nhiễm lao, em rất lo lắng vì hai nhà sát vách, ra vào gặp nhau chào hỏi, nói chuyện thường xuyên. Con của anh chị ấy cũng thường xuyên sang chơi với con của em. BS cho em hỏi em cần phải làm những gì để tránh lây nhiễm lao cho mọi người trong nhà em và làm sao để phát hiện mình đã bị nhiễm lao?. Xin cảm ơn BS.
Để có thể phát hiện sớm bệnh lao, đặc biệt thường gặp lao phổi, những người có những triệu chứng sau nên tới cơ sở khám chữa bệnh để được làm xét nghiệm đờm trực tiếp.
Các triệu chứng bao gồm:
- Ho khạc đờm trên 2 tuần.
- Sốt về chiều, tối.
- Gầy sút cân, ăn ngủ kém, giảm khả năng làm việc.
- Có thể ho ra máu.
- Đau ngực.
Tại các cơ sở y tế người bệnh sẽ được xét nghiệm đờm và làm thêm các xét nghiệm khác nếu cần để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ lao phổi.
Đối với các thể lao ngoài phổi: người bệnh cũng thường có triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân, các triệu chứng này không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn trùng lắp với những bệnh lý mạn tính khác. Ngoài ra còn có triệu chứng tại cơ quan bị bệnh như hạch sưng to, đau khớp, tức ngực, đái buốt đái rắt, bụng căng trướng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nôn, buồn nôn....trường hợp các triệu chứng này kéo dài, không đáp ứng với các điều trị thông thường, người bệnh cần nghĩ tới nguyên nhân do lao và tìm đến các cơ sở chuyên khoa lao
Ảnh minh họa: Internet
Cách phòng bệnh lao
1. Giảm nguy cơ nhiễm lao
Kiểm soát vệ sinh môi trường bằng cách giảm đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí bằng thông gió tốt.
Cửa sổ, cửa ra vào (đặc biệt là cửa phòng nơi bệnh nhân lao sinh hoạt) cần được mở cho thông gió tự nhiên hoặc dùng quạt điện đúng chiều để làm loãng các hạt nhiễm khuẩn và đẩy vi khuẩn ra ngoài, dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn lao sẽ dễ bị tiêu diệt.
- Thay đổi hành vi của người bệnh (vệ sinh hô hấp) nhằm làm giảm các hạt nhiễm khuẩn ra môi trường bằng cách dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho.
- Khạc đờm vào giấy hoặc ca cốc, bỏ đúng nơi quy định, rửa tay xà phòng thường xuyên.
2. Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao
Tiêm vắc xin BCG (Bacille Calmette-Guérin) do Chương trình Tiêm chủng mở rộng thực hiện nhằm giúp cho cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao.
Để có tác dụng cần:
- Tiêm đúng kỹ thuật, đúng liều lượng.
- Vắc xin phải được bảo quản đúng, đảm bảo chất lượng trong toàn bộ dây chuyền đến từng liều sử dụng cho trẻ.
Chú ý:Sau khoảng 3 đến 4 tuần tại chỗ tiêm sẽ có một nốt sưng nhỏ, rò dịch trong vài tuần rồi kín miệng đóng vảy. Khi vảy rụng sẽ để lại một sẹo nhỏ, màu trắng, có thể hơi lõm.
Theo Tiền phong
Những sai lầm 'chết người' thường gặp khi ăn măng Măng là một thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam ở cả nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt trong các bữa cỗ hay dịp lễ Tết. Tuy nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong. Uống nước măng tươi để hạ sốt và...