Uống 3 ly cà phê/ngày kích hoạt căn bệnh khó hiểu
Nghiên cứu mới từ Harvard cho thấy quá nhiều cà phê khiến bạn dễ đối mặt với căn bệnh dai dẳng, khó chịu và chưa xác định nguyên nhân rõ ràng: đau nửa đầu.
Tiến sĩ Suzanne Bertisch, trợ lý giáo sư tại Trường Y khoa Harvard (thuộc Đại học Harvard, Mỹ), cùng các cộng sự đã tìm hiểu sự thật đằng sau các báo cáo từ bệnh nhân cho rằng caffein trong cà phê, trà và một số đồ uống khác đã kích hoạt chứng đau nửa đầu của họ.
Cà phê liên quan mật thiết đến sự kích hoạt những cơn đau nửa đầu – ảnh minh họa từ internet
Kết quả cho thấy, tất cả những gì bạn cần chú ý là mốc 3 tách cà phê/ngày.
Bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học The American Journal of Medicine cho thấy dùng 3 phần cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein khác trong 1 ngày liên quan đến nguy cơ cao bị đau nửa đầu vào chính hôm đó hoặc ngày hôm sau.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tin mừng là mối liên hệ đáng ngại này không xảy ra với người chỉ uống 1-2 tách cà phê trong ngày.
Để đi đến kết luận, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu những gì xảy ra trên 100 bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu với số lần đau từ 2-15 lần mỗi tháng. Diễn tiến bệnh và mức tiêu thụ cà phê, các đồ uống chứa caffein khác được ghi nhận trong vòng 6 tuần. Các yếu tố có thể kích hoạt đau nửa đầu khác cũng được xem xét để loại trừ: rượu, chế độ tập luyện, stress và tình trạng mất ngủ.
Đây là một dữ liệu đáng chú ý vì cho đến này, đau nửa đầu vẫn là một căn bệnh bí ẩn với giới y khoa, nguyên nhân không rõ ràng.
Theo các tác giả, sẽ cần thêm các nghiên cứu để xác định cơ chế tác động của cà phê lên bệnh đau nửa đầu; cũng như xem xét thêm tổng lượng caffein và thời gian tiêu thụ ly đồ uống ảnh hưởng như thế nào đến căn bệnh.
A. Thư
Theo Live Science, Gizmodo/nguoilaodong
Tại sao không nên uống cà phê khi bụng đói?
Nếu uống khi bụng đói, lợi ích của cà phê sẽ không đủ bù đắp cho các tác dụng phụ.
Đối với 63% số người Mỹ trong năm nay, cà phê là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sự gia tăng tỏng việc sử dụng cà phê là do những lợi ích của nó, như ngăn chặn tổn hại ADN, nhưng cà phê chỉ hoạt động tốt nhất nếu bạn làm một việc đơn giản, đó là ăn.
Uống cà phê khi bụng đói, hoặc sáng sớm trước khi ăn sáng, có thể làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể. Từ khi bắt đầu thức giấc vào buổi sáng, cơ thể bắt đầu tiết ra cortisol, một loại hoóc-môn chịu trách nhiệm điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, trao đổi chất, và đáp ứng với stress.
Nếu bạn bơm caffeine vào cơ thể khi cortisol đang ở đỉnh cao, cơ thể sẽ bị stress hơn nữa. Trong một nghiên cứu thí điểm đánh giá sở thích đồ uống chứa caffeine ở sinh viên y khoa, người ta đã thấy rằng có 25% sinh viên uống cà phê vào buổi sáng khi bụng đói.
Những sinh viên này bị tăng nguy cơ thay đổi tâm trạng và có thể tác động lâu dài đến sức khỏe của họ. Điều này là do cà phê kích thích axit trong dạ dày, tạo ra một môi trường axit hơn.
Uống cà phê khi dạ dày trống rỗng có thể khuyếch đại các tác dụng kích thích vì không có gì để cạnh tranh với sự hấp thụ. Vì vậy, bụng no là rất quan trọng để hạn chế lượng axit dạ dày được sản xuất.
Vì cà phê kích thích axít dạ dày, bạn sẽ dễ bị ợ nóng và thậm chí phát triển loét dạ dày. Rõ ràng, uống cà phê khi bụng đói ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Nhưng nó còn làm căng thẳng về sức khỏe tâm thần. Sản sinh quá nhiều axit trong dạ dày có thể gây thay đổi tâm trạng, bồn chồn, run và các triệu chứng cai khác. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu liên hệ axit dạ dày với lo âu và trầm cảm.
Đặc biệt khi được tiêu thụ với lượng lớn, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine bắt chước các triệu chứng lo âu và thậm chí là cơn hoảng loạn. Các triệu chứng có thể bao gồm bồn chồn, run rẩy, mặt đỏ bừng và nhịp tim tăng lên. Và nếu bạn vốn đã dễ bị lo âu, bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi cà phê.
Cẩm Tú
Theo RD/Dân trí
Không muốn đau đớn 'hơn cả chết' vì gout thì tránh cho xa những món này Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Ảnh minh họa: Internet Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong...