Ứng xử giữa thầy và trò trong thời đại số: Thay đổi phải đến từ hai phía
Giống như mọi lĩnh vực khác, người thầy trong xã hội hiện đại đang chịu tác động không nhỏ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 khi phải làm quen với các khái niệm như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo…
Cũng từ những thay đổi này, văn hóa ứng xử giữa thầy và trò trong môi trường giáo dục cũng biến đổi theo. Không còn đóng vai trò độc tôn như trước kia, đạo thầy trò ngày nay được thể hiện qua những cách ứng xử mới mẻ, người thầy trong thời đại mới chuyển hướng sang vai trò người hướng dẫn, người đồng hành, truyền cảm hứng, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò.
Dù có sự thay đổi trong phương thức giáo dục, xong mối quan hệ giữa thầy – trò ở xã hội nào vẫn luôn được đề cao. Ảnh: Quang Thái
Những chuyển động mới
Thời gian qua, đã có ý kiến cho rằng nên thay thế câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường bằng các khẩu hiệu khác. Các cuộc tranh luận đã diễn ra sôi nổi. Phía những người đồng tình với khẩu hiệu này cho rằng, việc giữ “lễ”, trong đó có đạo thầy trò, là một nét đẹp được hình thành từ xa xưa và rất cần thiết trong bối cảnh xã hội đang có nhiều thay đổi về giá trị như ngày nay. Phía còn lại thì cho rằng không nên đem khẩu hiệu từ thời Nho học, phong kiến để áp vào đời sống hiện đại, bởi nếu cứ tiếp tục quan niệm này thì dễ sa đà vào căn bệnh hình thức, không khuyến khích được sự sáng tạo, tư duy phản biện của học sinh…
Rõ ràng là từ hiện tượng trên, chúng ta nhận thấy, xã hội biến đổi kéo theo những thay đổi không nhỏ trong tư duy, cách ứng xử trong cộng đồng nói chung và môi trường học đường nói riêng. Bởi nhìn vào thực tế, ngày nay, phương pháp truyền thụ kiến thức nặng tính một chiều từ thầy sang trò, lấy khối lượng kiến thức làm mục tiêu chủ yếu của nền giáo dục truyền thống đang được thay thế bằng các phương pháp mới. Người thầy thời 4.0 không đơn giản là truyền đạt kiến thức, mà còn là người đồng hành, giúp học trò trang bị các kỹ năng để hội nhập toàn cầu. Đổi lại, với vị trí là trung tâm, học sinh ngày nay đã không còn thụ động, nhất nhất nghe theo lời thầy như trước mà đã có sự phản biện nhất định, biết đấu tranh, phê phán tiêu cực để xây dựng một môi trường học tập lành mạnh…
Tuy nhiên, công nghệ có thể thay người thầy truyền thụ kiến thức nhưng không thể truyền được sự hứng thú, tình cảm như cách mà các thầy cô vẫn truyền đến học sinh. Công nghệ cũng không biết khích lệ, khen thưởng những cố gắng, tiến bộ dù nhỏ của học sinh, không biết xử lý một cách phù hợp trước những sai phạm của các em, không biết em nào nên trách phạt, em nào nên tạo cơ hội để có thể sửa chữa sai lầm. Bằng sự kiên trì, tình cảm, người thầy có thể biến một học sinh cá biệt, quậy phá thành một học sinh tích cực, tiến bộ, một học sinh yếu kém thành một học sinh khá, giỏi… Đó là những điều mà công nghệ dù có hiện đại đến đâu cũng không thay thế được người thầy trong giáo dục hiện đại.
Ứng xử giữa thầy và trò đóng vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ảnh: Quang Thái
“Kim chỉ nam” để ứng xử văn hóa
Tuy nhiên, cũng vì sự biến đổi trong môi trường học đường mà bên cạnh những thay đổi tích cực, còn xuất hiện không ít những sai lầm trong lối ứng xử giữa thầy và trò. Từ những hành động nhỏ thể hiện sự thiếu tôn trọng với giáo viên như gặp thầy giáo (cô giáo) mà không chào, dùng các từ “lóng” để ám chỉ thầy giáo (cô giáo) cho đến những hành vi lệch chuẩn như chửi bới, đe dọa, bôi nhọ nhân phẩm, danh dự, uy tín, đạo đức của thầy, cô giáo…
Video đang HOT
Để xảy ra những sự việc trên phần nhiều là do môi trường giáo dục từ trong gia đình có khiếm khuyết khi nhiều bậc cha mẹ cho rằng trách nhiệm dạy bảo con em họ là của người thầy. Tiếp đó là do nhận thức thiếu sót của một bộ phận học sinh nảy sinh từ tâm lý phức tạp, nổi loạn, bồng bột của tuổi mới lớn chưa được lắng nghe, điều chỉnh kịp thời. Từ phía giáo viên, cũng có một số thầy, cô giáo chưa thực sự gương mẫu trong lối sống, sa vào chuyện tiêu cực như nhận hối lộ để nâng điểm, mở lớp dạy thêm và dùng nhiều cách để học sinh “tự nguyện” đến nhà học thêm nhằm thu tiền… Cá biệt có thầy, cô giáo còn xúc phạm nhân phẩm, đánh đập học sinh, bị dư luận lên án. Tất cả những điều đó đã làm xấu đi hình ảnh người thầy mẫu mực, mô phạm một thời của ngành Giáo dục.
Từ thực tế trên có thể thấy, ứng xử giữa thầy và trò đóng vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn từng khẳng định: “Văn hóa học đường là những gì đang diễn ra trong trường học, đang được sử dụng để vận hành nhà trường, khi đạt tới chuẩn và các giá trị thì đó là văn hóa học đường. Trong nhà trường, hoạt động quan trọng nhất là dạy và học, quan hệ quan trọng nhất là quan hệ giữa thầy và trò, các giá trị có thể khái quát nhất chính là chân – thiện – mỹ”. Chính vì thế, gần đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12-4-2019 về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Ở cấp vĩ mô, ngành Giáo dục đang thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ năm 2013 của ảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với những mục tiêu và cách tiếp cận mới mẻ. Theo đó, những xu hướng mới của giáo dục như “thầy thiết kế – trò thi công”, “dạy học hợp tác” (giữa thầy và trò); “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”… đều đặt học trò lên vị trí chủ thể của giáo dục. Người thầy đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, gợi mở cho trò tự tìm kiếm tri thức. Không những được tự do tranh luận, trò còn có thể trao đổi, chất vấn thầy, cô giáo… Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025″ do Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực. Theo đó, 100% trường học phải xây dựng Bộ quy tắc văn hóa ứng xử… Với những thay đổi này, mối quan hệ thầy – trò sẽ dần trở nên dân chủ, công khai chứ không còn áp đặt, một chiều.
Trở lại câu chuyện nên hay không bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vấn đề cốt yếu ở đây không phải bỏ chữ “Lễ”, mà là làm sao có lễ đích thực. Bởi cho dù là ở thời điểm nào, đạo thầy trò vẫn luôn phải được đề cao, cái cần thay đổi ở đây là bỏ đi những tư duy cũ kỹ, rập khuôn và có phần hà khắc xưa kia để tạo nhiều cơ hội hơn cho học sinh tự khẳng định mình, tự nguyện vun đắp giữ gìn chữ “Lễ”. Và để làm được điều đó, theo Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Học viện Quản lý giáo dục): “Quy tắc ứng xử trong nhà trường cũng cần bỏ những điều hình thức, khẩu hiệu, xa rời thực tế và khó thực hiện. Nhà trường không chỉ chú trọng giáo dục kiến thức mà còn cần làm tốt việc giáo dục văn hóa, lối sống, tác phong học tập, giao tiếp ứng xử. Thầy, cô là tấm gương thực hiện văn hóa học đường từ lời nói, xưng hô đến đạo đức, năng lực chuyên môn và quan hệ xã hội. Sự thân ái, trân trọng nhau giữa thầy và trò sẽ giúp cho môi trường giáo dục trở nên lành mạnh và thân thiện. Quan trọng hơn là sẽ tạo nên được những thế hệ học trò sống biết yêu thương, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng và xã hội…”.
Có thể thấy, dù có sự thay đổi trong phương thức giáo dục, song mối quan hệ thầy – trò ở xã hội nào vẫn luôn được đề cao. Mối quan hệ đó không chỉ là nét đẹp văn hóa, thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam, mà còn là hình thức tiếp biến văn hóa tối ưu.
Tâm sự của nghề dạy người
GS.TS Nhà giáo Nhân dân Vũ Minh Giang - Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: 'Tiên học lễ, hậu học văn', dạy làm người và dạy chữ chính là hai chức năng lớn.
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần cho sự phát triển mà tinh hoa của nền văn hóa quốc gia chính là giáo dục, đào tạo. Do đó, chúng ta có thể đi học khắp thế giới, nhưng cuối cùng cái quan trọng nhất vẫn là đứng trên đôi chân của mình.
Ảnh minh họa
Nghề giáo không có thắng và thua!
Trong khuôn khổ chương trình, Tọa đàm "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2022, đây là diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cùng 68 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đại diện cho đội ngũ giáo viên cả nước cùng chia sẻ câu chuyện về những khó khăn, những bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Đó là sự tiếp nối truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của các thế hệ thầy và trò, những yêu thương, ân tình của thầy và trò ở mọi miền Tổ quốc trong hành trình "trồng người".
GS.TS NGND Vũ Minh Giang chia sẻ, tình thầy trò thiêng liêng nhưng đâu đó có hiện tượng khiến chúng ta đau lòng bởi có những người thầy quên sứ mệnh của mình, chạy theo vật chất. Học trò cũng có những "trò không ra trò", đó là những "lỗ hổng" trong giáo dục.
GS.TS Vũ Minh Giang nhận định: "Tiên học lễ, hậu học văn", dạy làm người và dạy chữ chính là hai chức năng lớn. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần cho sự phát triển mà tinh hoa của nền văn hóa quốc gia chính là giáo dục, đào tạo. Do đó, chúng ta có thể đi học khắp thế giới nhưng cuối cùng cái quan trọng nhất vẫn là đứng trên đôi chân của mình. "Tôi mong muốn, chúng ta phải giúp học trò nhận thức chính mình, đánh giá đúng mình, tự tin, biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế thì Việt Nam mới có thể hùng cường".
GS.TS Vũ Minh Giang cũng bày tỏ: Quyền uy của người thầy nằm ở nhân cách, tình yêu thương học trò và trình độ học vấn.
Theo ông, "Tôn sư trọng đạo" là đạo lý ngàn đời nay, không chỉ theo nghĩa chỉ là kính trọng thầy cô, mà còn phải hiểu theo nghĩa rộng hơn, trí tuệ, lý trí hơn, với mong muốn khơi dậy khát vọng của dân tộc, để hướng tới tương lai. Đất nước phát triển hay không, sánh vai với cường quốc được hay không là nhờ công của thầy, trò.
Cùng quan điểm về sứ mệnh người thầy, NGƯT. TS. Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ, nghề giáo là nghề cao quý tạo ra năng lực, nhân cách và cả tương lai cho học trò. Nếu có giáo viên giỏi sẽ cảm hóa được học sinh. Nghề giáo không có thắng và thua, chỉ có niềm tự hào và nỗi ân hận.
Theo TS Lâm, nhân cách không chỉ được hình thành bởi những gì nghe và nói mà chủ yếu phải được hình thành từ sự nỗ lực hành động của mỗi cá nhân. Thầy cô phải khách quan việc nhìn nhận đánh giá thiếu sót của học sinh, giúp học sinh thấy rõ những cái lợi, cái hại để học sinh tự lựa chọn cách ứng xử sao cho hợp chuẩn mực chung xã hội.
TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết, nếu nhà trường chỉ chạy theo thành tích, thi cử, mà quên mất "dạy người", thì đó là mô hình giáo dục chúng ta không mong muốn. Nhưng thả nổi học sinh, để các em "tự bơi", học được chữ nào hay chữ đó theo kiểu "Makeno" (mặc kệ nó) là vô trách nhiệm.
Thầy Lâm đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò, sứ mệnh của người thầy, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Đặc biệt, trong đổi mới giáo dục hiện nay phải làm sao rõ được sứ mệnh của người thầy, để người giáo viên nhận thức được sứ mệnh của mình. Vì không có được người thầy tốt, thực hiện được sứ mệnh của mình thì không thể có một nền giáo dục tiên tiến và nhân văn.
Bởi thực tế, sứ mệnh của người thầy chính là phải thực sự hiểu học trò, khích lệ, động viên để mỗi học trò trong những điều kiện, hoàn cảnh của mình đều phát triển được, chứ không phải sự áp đặt, buộc học trò phải tuân theo.
TS. Nguyễn Tùng Lâm kể câu chuyện, một cô giáo chủ nhiệm mới ra trường đã tìm ra được thủ phạm đốt pháo trong nhà trường. Sau đó, học sinh này bị đuổi học. Nhưng sau 5 năm thì cô mới nhận ra được rằng, trong số những học sinh bị đuổi học có em tiếp tục học bổ túc, có em làm nghề nhưng có em bị kẻ xấu lôi kéo. Và cô đã rút ra được rằng, trong mối quan hệ giữa thầy và trò, không có thua và thắng, mà chỉ có ân hận và niềm tự hào.
Ân hận vì những phương pháp giáo dục của mình chưa phù hợp với học trò, chưa đúng với nguyên tắc giáo dục cụ thể, không giúp học sinh vượt qua chính mình để tồn tại và phát triển trong cuộc sống. Còn tự hào là ngược lại, khi có cách giáo dục phù hợp giúp học trò phát triển vượt qua được chính mình. Nên trong giáo dục hiện đại hiện nay thầy, cô giáo cần được trang bị những kiến thức về tâm lý giáo dục để chủ động tìm ra các phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi học sinh chứ không phải dùng uy lực của thầy cô áp đặt lên học trò thì không thành công.
Đặc biệt, trong giáo dục hiện nay, giáo viên thường không chấp nhận những cá tính, yếu kém của học sinh (theo quan niệm một chiều của giáo viên). Chỉ những học sinh "chăm ngoan" mới được giáo dục. Điều này không đúng. Các thầy cô cần phải chấp nhận mọi biểu hiện của học sinh để từ đó đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp.
Một câu nói khích lệ, có thể thay đổi một con người
PGS.TS Trần Thành Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để gìn giữ truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cần phải hiểu rõ được vai trò của người thầy và những đáp ứng trong thời đại mới. Mặc dù, trong xã hội nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế, tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp... nhưng hạt mầm quan trọng nhất vẫn là nghề làm thầy. Bởi bản thân nghề giáo viên là nghề duy nhất có thể tạo ra ảnh hưởng sâu sắc ở người học. Sau này người học có trở thành những nhà toán học, nhân viên... Người thầy sẽ rất tự hào nếu mình có thể thay đổi, tầm ảnh hưởng đến thế giới quan, nhân sinh quan của người trẻ.
PGS.TS Trần Thành Nam cũng cho rằng, mặc dù giáo viên ngày càng phải đáp ứng nhiều yêu cầu và trách nhiệm trong giảng dạy nhưng nghề này cho phép mỗi thầy cô được thỏa sức sáng tạo, cập nhật liên tục kiến thức trong mỗi bài học. Chỉ nghề giáo mới tạo cho chúng ta cơ hội để thử ngay những ý tưởng mới mẻ. Nghề giáo không còn là người dạy mà như một người cố vấn, huấn luyện viên, người thân trong gia đình... Hơn hết, đội ngũ nhà giáo chính là đội ngũ tiên phong dẫn đầu trong thế kỷ 21.
"Có nhiều người đã nói, một cuốn sách, một cây bút, một đứa trẻ và một người thầy có thể tạo nên sự thay đổi của bất cứ một nền kinh tế hay quốc gia nào. Chúng ta đang cần rất nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao, người thầy lại là người gieo hạt mầm hứng thú, đào tạo con người để phục vụ nền kinh tế yêu cầu nhiều về năng lực, phẩm chất đạo đức. Vì vậy, nghề giáo không có gì quan trọng hơn thế"...
"Tôi tin là nhiều người trong số chúng ta lúc này đều có thể nhớ tới một giáo viên yêu thích trong những năm tháng học tập của mình. Đó là người đã cho ta một lời khuyên hoặc nói một câu gì đó khiến cuộc đời ta thay đổi! Như vậy, sự ảnh hưởng của những người thầy đối với cuộc sống của mỗi chúng ta to lớn và quan trọng như thế nào", TS Nguyễn Thành Nam nhận định.
Niềm vui của người thầy chỉ đơn giản như đã giúp cho một học sinh từ học lực yếu và mất hứng thú học tập chuyển biến và đạt điểm 10 trong môn học của thầy nhiều năm trước. Và hiện tại người thầy đều nhìn thấy những thành công xuất sắc của học sinh đó.
Cuối cùng, tại sao chúng ta chỉ quan ngại với những con số giáo viên bỏ nghề mà không nghĩ đến những thầy cô vẫn đang kiên cường gánh vác trách nhiệm "trồng người"? Những người chọn nghề thầy giáo vốn mang sẵn trong mình những giá trị tích cực. Họ yêu trẻ, họ muốn tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của học sinh, họ thích sáng tạo để giúp cho học sinh hứng thú và thay đổi khác biệt mỗi ngày. Họ thích truyền cảm hứng và nhìn thấy những người khác trưởng thành...
Dễ hiểu vì sao, trong tim chúng ta luôn có hình ảnh một người thầy. Có thể đó là ký ức về một miền trong trẻo. Có thể đó là một người thầy đã giúp chúng ta chạm tới khát vọng, tìm thấy bản ngã để trưởng thành. Bởi thế, những người thầy ấy sẽ bên chúng ta, tới suốt cuộc đời...
Dõi theo hành trình trưởng thành của học sinh
Cô giáo Nguyễn Thị Lê Dung (Trường Tiểu học Vĩnh Hảo, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) cho biết, tình yêu nghề giáo được gieo từ các thầy cô đã dạy cô Dung. Trách nhiệm của người giáo viên không dừng lại khi các học sinh ra trường, chuyển cấp mà theo suốt hành trình học tập, trưởng thành để có thêm những bài học, kinh nghiệm trong công tác.
"Tài sản lớn nhất của tôi là sự trưởng thành của các thế hệ học sinh. Trong đó, tôi nhớ nhất là trường hợp của một nữ sinh trầm cảm do bị xâm hại. Em chọn cách giấu kín nên gia đình không hề hay biết. Tôi đã tự mày mò các phương pháp tiếp cận, đồng hành để lấy lại niềm tin vào cuộc sống cho em. Hiện, em đã trở thành một sinh viên xuất sắc, tấm gương về học tập, rèn luyện và hoạt động vì cộng đồng trong nhà trường", cô Nguyễn Thị Lê Dung chia sẻ.
Thầy giáo Sùng A Trừ (Trường PTDTBT TH và THCS Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) chia sẻ việc dạy và học ở Chế Tạo nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói chung còn nhiều khó khăn. Có những học sinh hoàn cảnh, cách xa điểm trường 6 - 7 giờ đồng hồ đi bộ đường núi, đường rừng nhưng các thầy cô vẫn đến nhà từng em để tuyên truyền, vận động phụ huynh cho con em đi học.
Là người con của vùng cao, thầy Trừ càng hiểu hoàn cảnh của các em và nỗ lực hơn trong hành trình gieo chữ. Thầy đã có nhiều sáng kiến giúp học sinh được đến trường, học giỏi như sáng kiến ghép đôi học sinh lớn với đàn em để cùng nhau học tập, rèn luyện.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội) gắn bó với việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Tin học của trường. Thầy Tùng cho biết học sinh đội tuyển, các trường chuyên có tư duy, khả năng nghiên cứu tốt đòi hỏi giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức. "Học sinh càng giỏi thì giáo viên càng phải trau dồi kiến thức để "chiến đấu", truyền kiến thức các em".
Bên cạnh đó, nhiều thầy, cô giáo đã chia sẻ, đề xuất ý kiến liên quan đến công tác giáo dục, hỗ trợ học sinh; xây dựng ngôi trường hạnh phúc, giảm áp lực học tập cho học sinh...
Để "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" Từ nhiều năm qua, khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" được nhiều nhà trường đưa ra, hướng cả thầy và trò đến mục tiêu giảm áp lực, tạo sự hứng khởi cho học sinh khi đến trường. Hà Nội Ngày nay ghi lại ý kiến của các thầy, cô giáo - nhân tố quan trọng hàng đầu trong xây...