[Ung thư không phải là hết] Những nguy cơ bạn có thể gặp phải khi tầm soát ung thư vú
Các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú có thể có tác hại. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh tổn thương ở vú đều gây tử vong hoặc gây bệnh, vì vậy chúng có thể không cần điều trị.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, vẫn có những nguy cơ bạn có thể gặp phải khi tầm soát ung thư vú, cụ thể như sau:
Kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể dẫn đến chẩn đoán và điều trị nhầm
Dương tính giả: Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể có vẻ bất thường mặc dù không có ung thư. Nếu nhận thấy bất thường trên hình ảnh Mamography, bạn có thể cần làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán xác định, các xét nghiệm đó gọi là các thăm dò chẩn đoán đôi khi là các thăm dò xâm lấn như sinh thiết, phẫu thuật….
Các kết quả dương tính giả thường phổ biến hơn trong các trường hợp sau:
Phụ nữ trẻ hơn (dưới 50 tuổi). Những phụ nữ đã từng sinh thiết vú trước đó. Phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú. Phụ nữ dùng nội tiết tố cho thời kỳ mãn kinh.
Các kết quả dương tính giả có nhiều khả năng xảy ra trong lần chụp nhũ ảnh đầu tiên hơn là các lần sàng lọc sau. Cứ mười phụ nữ chụp X-quang tuyến vú thì một người có kết quả dương tính giả. Kỹ năng của bác sĩ X quang cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng kết quả dương tính giả.
Video đang HOT
Kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể trì hoãn việc chẩn đoán và điều trị
Âm tính giả: Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể bình thường mặc dù bệnh nhân bị ung thư vú. Đây được gọi là kết quả xét nghiệm âm tính giả. Một phụ nữ có kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể trì hoãn việc chẩn đoán và điều trị ngay cả khi cô ấy có các triệu chứng. Khoảng 1/5 trường hợp ung thư bị bỏ sót khi chụp nhũ ảnh.
Gây lo lắng cho bệnh nhân
Với những phụ nữ nhận được kết quả bất thường họ thường có tâm lý lo lắng trong quá trình chờ đợi các xét nghiệm tiếp theo.
Nhiễm xạ
Trong quá trình chụp nhũ ảnh, vú của bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ (0,4 milisieverts, hoặc mSv). Để so sánh, ở Anh, một người nhận được liều 2,2 mSv một năm từ bức xạ phóng tự nhiên. Nhưng lợi ích của việc tầm soát và phát hiện sớm được cho là lớn hơn những rủi ro của việc chụp X-quang.
Phụ nữ có bộ ngực lớn hoặc có túi ngực có thể bị chiếu liều bức xạ cao hơn một chút trong quá trình chụp nhũ ảnh tầm soát.
Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy bị đau khi chụp Xquang tuyến vú do vú bị ép giữa 2 bản phim.
Để được tư vấn tốt hơn với các kết quả mình nhận được, hãy liên hệ với bác sĩ của mình để được tư vấn và nhận định kết quả đúng nhất.
Tài liệu tham khảo
1, https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/screening-tests-and-early-detection/american-cancer-society-recommendations-for-the-early-detection-of-breast-cancer.html
2, https://emedicine.medscape.com/article/1945498-overview#a1
3, https://www.nhs.uk/conditions/breast-cancer-screening/
4, https://www.cancer.gov/types/breast/patient/breast-screening-pdq
* Bạn muốn đặt câu hỏi về ung thư đến các chuyên gia, đọc các thông tin khoa học tin cậy, xin mời truy cập Lotus Page: Ung thư không phải là hết.
Ai cần sàng lọc ung thư vú sớm?
Thông thường, sàng lọc ung thư vú dựa trên nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Mẹ tôi mắc ung thư vú và đã điều trị được 7 năm, hiện sức khỏe của bà khá tốt. Tôi lo ngại ung thư vú có thể di truyền, vậy có nên thường xuyên khám sàng lọc ung thư vú hay không, thưa bác sĩ?
Trần Phi Phụng (Bắc Giang)
Trả lời:
Bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa thành công rất cao. Vậy nên, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Thông thường, sàng lọc ung thư vú dựa trên nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ. Theo đó, có thể chia đối tượng sàng lọc ung thư vú thành hai nhóm nguy cơ gồm: Nhóm nguy cơ trung bình và nhóm tăng nguy cơ.
Nhóm tăng nguy cơ (nguy cơ tích lũy đến tuổi 75 là 15 - 20%): Tiền sử gia đình (họ hàng bậc 1) có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc; Có mẹ, chị em gái hoặc con gái đã được xác định mang đột biến gen BRCA1/2; Tiền sử sinh thiết vú chẩn đoán tăng sinh không điển hình; Tiền sử mắc ung thư biểu mô thể tiểu thùy tại chỗ (LCIS); Tiền sử xạ thành ngực điều trị ung thư trước tuổi 30. Ngoài ra, những phụ nữ đã được xác định có mang gen BRCA đột biến sẽ được xếp vào nhóm có yếu tố di truyền, cần có một chương trình sàng lọc, dự phòng và tư vấn đặc biệt.
Nhóm nguy cơ trung bình bao gồm những chị em phụ nữ trên 40 tuổi, không có bất kỳ dấu hiệu nào của nhóm yếu tố tăng nguy cơ.
Sàng lọc ung thư vú giúp làm tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm và do đó làm tăng tỷ lệ điều trị khỏi. Hơn nữa, điều trị ung thư vú giai đoạn sớm thường ít phức tạp hơn và sẽ ít tốn kém hơn so với chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm cũng có cơ hội lựa chọn các cách thức điều trị ít tác dụng phụ hơn như phẫu thuật bảo tồn, không vét hạch nách, không phải xạ trị...
Bệnh nhân ung thư vú có thể sống được bao lâu? 90% bệnh nhân ung thư vú khỏi bệnh nếu phát hiện sớm, song đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn. Ung thư vú là một trong 10 ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt. Ước tính cả nước có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung...