Ứng dụng CNTT trong trường học: Công nghệ đồng hành với thầy trò ôn thi mùa dịch
Các địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi đều chưa tổ chức xong khâu kiểm tra cuối kỳ thì HS phải tạm dừng đến trường do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
HS lớp 12 Trường THPT Hoàng Hoa Thám trong giờ ôn tập môn Ngữ văn. Ảnh: TG
Nhiều địa phương đã linh hoạt trong tổ chức kế hoạch dạy – học, kiểm tra phù hợp với tình hình thực tế.
Hỗ trợ tối đa cho HS cuối cấp ôn tập
Sau quyết định HS tạm dừng đến trường của UBND TP Đà Nẵng, từ ngày 5/5, HS khối 9 Trường THCS Lê Thánh Tôn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) chuyển sang ôn tập trực tuyến. Thầy Đặng Ngọc Lam – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Theo thời khóa biểu được xây dựng trước đó, mỗi tuần các em được ôn tập 3 buổi vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6.
Mỗi buổi HS học 4 tiết. Thay vì ôn tập tập trung tại trường, HS và GV dạy học trực tuyến, tương tác theo thời gian thực trên ứng dụng office 365. Theo thống kê, có khoảng 75% số HS theo học mỗi tiết ôn tập. Vì các em đã hoàn thành chương trình học, việc ôn tập nhà trường tổ chức theo nguyện vọng của HS, phụ huynh.
GV cũng sẵn sàng hỗ trợ cho các em nhằm đảm bảo chất lượng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Với những HS không theo học trực tuyến, nhà trường phân công cho GV chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân để có phương án hỗ trợ cụ thể như in bài tập, đề cương ôn tập để HS tự làm và hướng dẫn cách giải cho HS qua điện thoại.
Xác định HS khối 12 sẽ chưa thể đến trường ôn tập trực tiếp nên Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đã họp các tổ chuyên môn của 9 m ôn thi, xây dựng chuyên đề ôn tập cùng với hệ thống bài tập kèm theo để dạy học trực tuyến qua ứng dụng LMS.
Video đang HOT
“Nhà trường vẫn ưu tiên cho phương án tổ chức ôn tập trực tiếp cho khối 12. Tuy nhiên, trong điều kiện HS tạm dừng đến trường để phòng dịch, nhà trường chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến.
Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả ôn tập, thay vì soạn giảng bằng PowerPoint rồi đăng tải trên YouTube, gửi link cho HS tự tải về học, nhà trường yêu cầu GV tương tác “face to face”. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt khi GV giải đáp thắc mắc, hướng dẫn HS cách thức giải bài tập, hệ thống hóa lại kiến thức” – thầy Phạm Tấn Ngọc Thụy, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám cho biết.
Trường THPT Hoàng Hoa Thám còn thống kê số HS nằm trong nguy cơ dưới 5 điểm môn Ngữ văn để hỗ trợ ôn tập trực tuyến. Theo thầy Thụy, với 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn và Anh văn, năm nào nhà trường cũng rà soát lại danh sách HS có “nguy cơ” để tổ chức dạy phụ đạo. Năm nay, môn Toán và Anh văn thì tạm yên tâm nhưng môn Ngữ văn còn gần 10 em chưa chắc chắn lắm. Vì vậy, GV sẽ tổ chức hỗ trợ ôn tập cho HS qua ứng dụng Zoom để giúp các em nắm được kỹ thuật làm bài cũng như những kiến thức cơ bản.
Dù vẫn đang ở trong vùng an toàn nhưng Trường THPT Dân tộc nội trú Nam Trà My (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) vẫn xây dựng phương án cho tình huống HS lớp 12 không thể ôn tập tập trung tại trường. “Với đặc thù 100% HS ở nội trú, nhà trường có thể tổ chức cho HS ăn, ở tại trường để ôn tập cho đến sát ngày dự thi tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, nếu trong tình huống xấu nhất, HS buộc phải tạm dừng đến trường, chúng tôi sẽ cử GV luân phiên đến địa phương hỗ trợ cho HS lớp 12 ôn tập theo nhóm. GV sẽ giao bài tập cùng lịch hỗ trợ, HS tự hoàn thành bài tập. Đúng lịch, GV tập trung những HS ở gần nhau để sửa bài và hướng dẫn HS các kiến thức cần nắm trên cơ sở bài làm của các em” – thầy Bùi Ngọc Luận, Hiệu trưởng nhà trường thông tin.
Trường Tiểu học – THCS Đức Trí chuyển sang ôn tập trực tuyến cho HS lớp 9.
Linh hoạt trong tổ chức kiểm tra – đánh giá
Ngày 6/5, HS Quảng Nam đi học trở lại trừ HS TP Hội An (địa bàn đang có ca dương tính với Covid – 19). Sở GD&ĐT Quảng Nam đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GD&ĐT, trường THPT, phổ thông DTNT thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, để HS trở lại trường an toàn; triển khai kế hoạch ôn tập, lịch kiểm tra học kỳ II và tổng kết năm học 2020 – 2021.
Theo đó, lịch kiểm tra học kỳ II của các trường THCS, THPT theo đề thi chung của sở GD&ĐT sẽ lùi tịnh tiến so với lịch cũ, bắt đầu kiểm tra vào ngày 7/5 và kết thúc vào ngày 15/5 để không ảnh hưởng đến sự chuẩn bị ôn tập của HS.
Riêng với HS THCS và THPT tại Hội An, nếu sớm đi học trở lại có thể kiểm tra học kỳ theo đề của sở hoặc cũng có thể đề của phòng GD&ĐT đối với THCS. Còn trường hợp nếu nghỉ học kéo dài hơn sẽ tính đến phương án khác.
Tương tư như Quảng Nam, HS khối 9 và 12 của tỉnh Quảng Ngãi cũng mới hoàn thành bài kiểm tra học kỳ với khoảng số môn thì phải tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch. Ông Đỗ Văn Phu – Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cho biết: Tình hình dịch Covid – 19 ở Quảng Ngãi đỡ phức tạp hơn các địa phương khác. Thời gian nghỉ học của HS chủ yếu để phục vụ cho việc truy vết F1, F2.
Khi đã xác định, phân loại xong F1, F2, nếu kết quả xét nghiệm ổn, HS sẽ đến trường trở lại. Trong trường hợp đến hết ngày 16/5, HS toàn tỉnh vẫn chưa thể đến trường, sở GD&ĐT sẽ đề xuất cho HS khối 12 và khối 9 thực hiện kiểm tra học kỳ với số môn còn lại. Hình thức tổ chức sẽ như quy trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, giãn cách và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, phòng dịch.
Ông Đỗ Văn Phu khẳng định: Khối 12 hoàn thành đúng tiến độ các loại hồ sơ liên quan đến điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT theo các mốc thời gian của Bộ GD&ĐT. Với khối lớp còn lại, do bài kiểm tra cuối kỳ chỉ tham gia vào việc xét điều kiện lên lớp nên thậm chí đến tháng 8, tổ chức kiểm tra đánh giá cũng chưa muộn.
Với địa bàn TP Đà Nẵng, ngoài lớp 9, lớp 12 đã hoàn tất các bài kiểm tra đánh giá cuối kỳ, các khối lớp khác vẫn còn một số môn học chưa thể tổ chức kiểm tra. Riêng cấp tiểu học, Sở GD&ĐT Đà Nẵng dự kiến đẩy sớm tiến độ kiểm tra một tuần so với phân phối chương trình nhưng chưa kịp tiến hành thì HS dừng đến trường. Ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng thông tin: Sở đã hướng dẫn các đơn vị, trường học nghiên cứu Thông tư 09 và chờ tình hình dịch được kiểm soát để kiểm tra trực tiếp.
Nếu dịch vẫn kéo dài và phức tạp, sở gia hạn thời gian kết thúc năm học, nhưng cũng không quá qua thời gian bắt đầu năm học 2021 – 2022. Đến thời điểm đó, sẽ giao các trường chủ động trong việc kiểm tra học kỳ II và đánh giá, xếp loại, tổng kết năm học 2020 – 2021. Hiện vẫn phải chờ tình hình diễn biến dịch. Tới đâu sẽ có ứng biến cho phù hợp. – Ông Mai Tấn Linh
Đổi lịch thi thần tốc: Hãy để trẻ được thất bại
Chúng ta hãy có cái nhìn thoáng và công bằng với kỳ thi lịch sử này. Những kiến thức này con đã học ở trường, kể cả ba bài tập làm văn cũng đã được cô giáo ôn một tuần nay, đâu phải kiến thức từ trên trời rớt xuống mà lo.
Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các trường tổ chức kiểm tra cuối năm gấp gáp, tại các group phụ huynh, hầu hết đều hoang mang vì "làm sao ôn thi kịp". Con gái tôi đang học lớp Ba, trong lúc suy nghĩ nên ôn phần nào trước thì tôi sáng lên: Những kiến thức này con đã học ở trường, kể cả ba bài tập làm văn cũng đã được cô giáo ôn một tuần nay, đâu phải kiến thức từ trên trời rớt xuống mà lo.
Tôi kêu con đọc những bài trong sách Tiếng Việt mà cô dặn ôn và trả lời câu hỏi. Con đọc trơn tru và trả lời câu hỏi tốt. 15 phút, ôn xong phần đọc. Đến phần tập làm văn, ôn ba bài. Tôi dặn con cứ viết theo thực tế và dựa trên những câu hỏi gơi ý trong sách. Đồng thời, tôi bấm giờ cho con chép thử một bài xem kịp thời gian 25 phút không? Kết quả con hoàn thành trong 19 phút và sai ba lỗi chính tả...
Kiến thức phải thi không phải từ trên trời rơi xuống mà lo - Ảnh: Đoàn Kim Ngọc
1g30 phút, mẹ con tôi đã ôn xong và bé tự tin nắm vững kiến thức. Tôi quay lại group phụ huynh, xem có thông tin gì mới không? Thông tin mới thì không có, nhưng vài phụ huynh vẫn còn ấm ức "ôn không kịp rồi, mai con em làm sao thi?". Kèm theo đó là hình chụp một bé đang khóc tức tưởi do bị mẹ đánh vì vừa ôn bài vừa ngủ gục.
Nhiều phụ huynh trách ngành giáo dục, nhà trường "đánh úp" học sinh. Dĩ nhiên, tôi chẳng thích thú gì việc thay đổi lịch thi cấp tốc này. Nhưng dịch bệnh bất ngờ, tôi lại nhìn thấy những tín hiệu tích cực, nhiều bài học có giá trị thực tiễn cho phụ huynh, học sinh và ngành giáo dục.
Thật ra, lịch thi chỉ đôn sớm hơn vài ngày và tối đa một tuần. Nội dung hoàn toàn là những kiến thức đã học và được ôn. Vậy, phụ huynh lo lắng, bức xúc vì điều gì? Chúng ta hãy có cái nhìn thoáng và công bằng với kỳ thi lịch sử này. Năm nào cũng tháng Năm đến hẹn lại thi nên việc ôn không kịp bài, làm bài không được thì trách nhiệm là ở chính các em và gia đình.
Tôi mong kỳ thi ở các trường sẽ nghiêm túc, đề thi chất lượng, chấm điểm không nương tay hay không có bất kỳ sự can thiệp nào. Kết quả kỳ thi này sẽ phản ánh đúng nhất thực trạng việc dạy và học. Kiến thức các em tới đâu sẽ thể hiện trên bài làm tới đó. Khó khăn, thách thức của việc thi thần tốc sẽ là cơ hội đo lường thực chất của ngành giáo dục và trình độ của học sinh.
Nếu học sinh có kết quả thi không tốt thì sao? Chẳng sao cả! Quan trọng là con học và tích lũy kiến thức mỗi ngày. Khi trong đầu có sẵn kiến thức thì thi lúc nào cũng được. Còn nếu con không chủ động học, điểm thấp thì hãy để con được thất bại. Cho con nhận thấy đó là hệ quả từ hành vi của mình và con được lựa chọn: chủ động học, tích lũy kiến thức để có kết quả tốt, hoặc ngược lại.
Vì vậy, lần đổi lịch thi thần tốc này, tôi thấy nhiều bài học giá trị hơn. Và lần đầu tiên, tôi mong chờ điểm số của con.
Ôn thi môn Ngữ văn vào lớp 10: Học sinh "tự lắng kiến thức" là phương pháp hiệu quả nhất Thạc sĩ Lê Hoài Quân - Tổ trưởng tổ Văn - Sử - Giáo dục công dân, trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, thời gian từ nay đến lúc thi là cơ hội cho học sinh lớp 9 tự học để kiểm tra, đánh giá, rà soát lại kiến thức, kỹ năng... Học sinh tận dụng giai đoạn...