Tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 thấp, Đông Âu quay lại ‘phong thành’ chống dịch
Virus SARS-CoV-2 bùng phát mạnh tại khu vực Đông Âu nơi có tỷ lệ thấp hơn so với toàn khối đã khiến một số chính phủ cân nhắc tái áp đặt biện pháp phong tỏa để chống dịch.
Bệnh viện Đại học Lâm sàng Pauls Stradins ở Riga, Latvia bố trí giường tạm thời cho bệnh nhân COVID-19 ở ngoài hành lang ngày 20/10. Ảnh: Reuters
Latvia ngày 20/10 đã trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) quay trở lại tình trạng đóng cửa nền kinh tế do tỷ lệ mắc COVID-19 tăng cao. Tỷ lệ mắc COVID-19 ở Latvia cũng ở mức bình quân đầu người cao nhất thế giới trong tuần qua, đe dọa hệ thống y tế bị quá tải.
Trong tháng tới, quốc gia Baltic có 1,9 triệu dân này sẽ đóng cửa các quán bar, cửa hàng, áp đặt lệnh giới nghiêm và duy trì khoảng cách an toàn tại trường học. Một số quốc gia cũng đối diện kịch bản tương tự.
Nước láng giềng Estonia có thể phải áp đặt chính sách giống Latvia nếu tình hình dịch bệnh trong nước trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, Romania, với chưa đầy 1/3 nền dân số 19 triệu người được tiêm vaccine ngừa COVID-19, đã nhờ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ sau khi số ca mắc và tử vong mới chạm mốc kỷ lục.
Video đang HOT
Trong khi giới chức EU ca ngợi chiến dịch tiêm chủng của khối này, thực trạng trên lại nhấn mạnh về sự khác biệt giữa hai khu vực phía Đông và phía Tây, nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn dẫn đến số ca mắc và nhập viện ít hơn.
Các chính phủ Đông Âu gặp khó khăn trong việc thuyết phục người dân về lợi ích của việc tiêm vaccine, mặc dù số ca tử vong hàng ngày tiếp tục tăng vọt vào mùa Đông.
“Trong bốn tuần, tất cả chúng ta sẽ tuân theo một chế độ nghiêm ngặt hơn”, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins xác nhận về lệnh phong tỏa mới. Ông Karins quyết định “phong thành” để đáp lại lời cảnh báo của ngành y tế trước nguy cơ 1.500 bệnh nhân COVID-19 có thể nhập viện điều trị trong tuần này.
Tình hình dịch bệnh có lẽ nghiêm trọng nhất tại Romania, nơi các quan chức đã phản ứng muộn màng giống như Chính phủ Italy khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên vào năm ngoái. Hơn nữa, quốc gia Biển Đen này đang sa lầy vào cuộc khủng hoảng chính trị khiến nỗ lực tìm kiếm và thực hiện các giải pháp trở nên phức tạp.
Người dân mua thực phẩm tại Riga, Latvia. Ảnh: EPA-EFE
Tổng thống Klaus Iohannis ngày 20/10 tuyên bố đóng cửa trường học trong vòng hai tuần, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm đối với những người chưa tiêm vaccine. Người dân bị bắt buộc đeo khẩu trang ở khắp nơi. Ông Iohannis bày tỏ lo lắng: “Chúng tôi nhận thấy làn sóng mới của đại dịch đang bùng phát mạnh mẽ. Đó là một thảm họa thực sự”.
Tình hình cũng không khả quan hơn nhiều tại Bulgaria – quốc gia tiêm chủng ít nhất của EU với chỉ 1/5 dân số đã tiêm vaccine. Chính phủ tại đây đã hạn chế những người có thể đến nhà hàng, nơi mua sắm và phòng trưng bày. Một số trường học sẽ phải đóng cửa.
Tại Ba Lan, các nhà chức trách đang theo dõi mức độ gia tăng số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới và có thể đưa ra quyết định chặt chẽ vào cuối tuần này nếu tình hình tiếp tục xấu đi. Ngày 20/10, Ba Lan lần đầu tiên kể từ tháng 5/2021 ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức trên 5.000 ca. Cụ thể, với thêm 5.559 ca phát hiện ngày 20/10, tổng số ca mắc COVID-19 ở Ba Lan đã tăng lên 2.950.616 ca, trong đó có 76.254 ca tử vong, tăng 75 ca trong 24 giờ qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã áp đặt nhiều lệnh hạn chế nhất kể từ tháng 5 khi các số liệu ở quốc gia này liên tiếp lập ngưỡng cao kỷ lục đáng báo động trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng bị chậm lại. Cho đến nay, chỉ có 35% dân số trưởng thành của nước này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ. Ông Putin vừa quyết định cho người dân nghỉ lễ một tuần từ ngày 30/10-7/11 để hạn chế dịch bệnh lây lan.
Trước đó một ngày, chính quyền thành phố Moskva đã ban hành một loạt biện pháp cứng rắn để kiểm soát dịch, theo đó từ ngày 25/10, những người trên 60 tuổi chưa tiêm vaccine sẽ phải làm việc tại nhà; các doanh nghiệp, công sở buộc phải duy trì 30% số nhân viên làm việc từ xa. Các biện pháp này sẽ có hiệu lực đến ngày 25/2/2022.
Ngoại trưởng Nhật Bản kết thúc chuyến thăm Baltic
Từ ngày 1 đến 3/7, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi đã có chuyến thăm đến 3 nước vùng Baltic là: Estonia, Latvia, Litva.
Trong đó, ông Motegi đã chia sẻ quan ngại sâu sắc về việc gia tăng các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông trong đó có Luật Hải cảnh của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi. Ảnh: Japan Times
Trong các cuộc hội đàm với 3 người đồng cấp, ông Motegi khẳng định, Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ, hợp tác với cả 3 nước đồng thời nhất trí thúc đẩy hợp tác sâu rộng về chính trị, kinh tế và văn hóa hướng tới kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao với Estonia, Latvia vào năm nay và Litva vào năm 2022.
Ngoài ra, các Ngoại trưởng đã cùng nhau chia sẻ và ủng hộ việc hiện thực hóa một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc thực thi đầy đủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc xóa bỏ hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược đối với tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Về Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo, các đối tác đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Nhật Bản tổ chức sự kiện thể thao này.
Như vậy, Nhật Bản đang thể hiện quan tâm mạnh mẽ đến khu vực Đông Âu trong việc thúc đẩy chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" nhằm cạnh tranh và kiềm chế tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc./.
Các quốc gia vùng Baltic dẫn đầu về số ca mắc COVID-19 mới tại Đông Âu Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, sự gia tăng của các ca nhiễm mới ở các nước thành viên ở khu vực phía Đông Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là các nước vùng Baltic, đang khiến hệ thống y tế nơi đây chịu áp lực ngày càng lớn, buộc chính phủ những nước này lại phải đưa ra các biện...