Tỷ lệ nhiễm HIV đảo chiều ở các nước đang phát triển, phụ nữ có H cao hơn, khác hẳn so với trước
Một nghiên cứu vừa chỉ ra, phụ nữ ở nhiều quốc gia đang phát triển dễ bị tác động bởi hạn hán và nạn thiếu lương thực. Hậu quả của xã hội, kinh tế và y tế có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ này.
Tình trạng hạn hán làm tăng nguy cơ nhiễm HIV ở phụ nữ tại nhiều quốc gia đang phát triển. Ảnh: Open Access Government
Khi HIV lần đầu tiên xuất hiện vào giai đoạn những năm 1980 và 1990, nam giới có nhiều khả năng lây nhiễm hơn nam giới. Tuy nhiên, theo số liệu của Liên hợp quốc, hiện nay trên toàn thế giới, phần lớn những bệnh nhân nhiễm HIV là phụ nữ.
Theo báo cáo từ Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), HIV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của phụ nữ ở độ tuổi từ 30-49 và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở trẻ em gái và phụ nữ độ tuổi từ 15-29 trên toàn cầu.
Tỷ lệ nhiễm HIV của nam giới và phụ nữ ở các quốc gia rất khác nhau. Tuy nhiên, dữ liệu từ tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ở các khu vực cận Sahara (châu Phi), hơn 60% số bệnh nhân nhiễm HIV là phụ nữ. Theo UNAIDS, phụ nữ trong độ tuổi 15-24 ở khu vực này của châu Phi có nguy cơ dương tính với HIV cao hơn gấp 2 lần so với nam giới trong cùng độ tuổi.
Nguyên nhân khiến phụ nữ ở các nước đang phát triển dễ bị lây nhiễm HIV hơn nam giới
Nghiên cứu của Kelly Austin, Phó khoa Xã hội học tại Đại học Lehigh ở Bethlehem (Pennsylvania) được đăng tải trên tạp chí Social Indicators Research cho thấy, tình trạng hạn hán và mất an ninh lương thực có tác động đến nguy cơ lây nhiễm HIV của phụ nữ tại các quốc gia đang phát triển.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để khám phá mối liên hệ giữa tỷ lệ nhiễm HIV với các yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường – bao gồm hạn hán và mất an ninh lương thực – ở 91 quốc gia đang phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ ở các nước này có rất ít quyền tự chủ và thường phải chịu trách nhiệm nuôi dạy con cái, thu hoạch thực phẩm, lấy củi và lấy nước. Điều này khiến họ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán và tình trạng thiếu lương thực. Theo đó, có 4 nguyên nhân chính khiến tình trạng hạn hán và mất an ninh lương thực ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ.
Biến đổi khí hậu gây ra những đợt hạn hán nghiêm trọng. Ảnh: Medical News Today
Thứ nhất, tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu lương thực. Suy dinh dưỡng làm suy yếu khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch đối với HIV và tăng khả năng bị tổn thương đối với các bệnh khác, chẳng hạn như sốt rét và có thể gián tiếp làm tăng tính nhạy cảm với HIV.
Thứ hai, sự gia tăng bất bình đẳng giới về khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả các dịch vụ kiểm soát sinh sản. Từ đó làm giảm cơ hội được bảo vệ của phụ nữ đối với nguy cơ lây nhiễm HIV.
Thứ ba, nhiều phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển phải kết hôn sớm, làm tăng nguy cơ phơi nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV.
Thứ tư, nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế tài chính, từ đó gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động mại dâm, bán dâm và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Theo giáo sư Austin, “Phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển phải chịu gánh nặng về tình trạng sức khỏe kém do đối mặt với tình trạng thiếu lương thực hoặc những tác động lớn từ thiên tai như hạn hán. Áp lực về lương thực và kinh tế đã đẩy nhiều phụ nữ đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như HIV”.
Biến đổi khí hậu
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo về tình trạng khẩn cấp của biến đổi khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây. FAO dự đoán rằng biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần số, mức độ nghiêm trọng và thời gian của các đợt hạn hán trong những năm tới. Từ đó, khả năng mắc các bệnh nguy hiểm ở phụ nữ có thể sẽ tăng.
Cuối cùng, các tác giả của nghiên cứu kết luận: “Trong thời gian xảy ra các đợt hạn hán, phụ nữ và trẻ em gái cần đặc biệt chú ý an toàn trong các hoạt động như đi học, đi làm, chăm sóc y tế và các hoạt động khác để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, cần thực hiện nhiều biện pháp như mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế hoặc ưu tiên trao quyền cho phụ nữ trong các chính sách phát triển và bảo vệ môi trường”.
Những bệnh có thể truyền sang con trong quá trình mang thai?
Trong quá trình mang thai, một số căn bệnh mà người mẹ mắc phải có thể nguy hiểm hoặc thậm chí là truyền sang con.
Mang thai luôn là điều hạnh phúc và thậm chí là kỳ diệu đối với phụ nữ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là một giai đoạn khó khăn đòi hỏi phải có sự theo dõi y tế thường xuyên. Việc mang thai được coi là rủi ro khi người mẹ mắc một căn bệnh có thể truyền sang thai nhi, trước hoặc trong khi sinh.
Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh toxoplasma, bệnh thủy đậu, bệnh listeriosis, bệnh viêm gan, thực sự có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của em bé. Đây là lý do tại sao một số biện pháp phòng ngừa nhất định phải được thực hiện để hạn chế nguy cơ mắc loại bệnh này và lây nhiễm cho thai nhi.
(Ảnh minh họa)
Trong số những bệnh có khả năng gây hại cho em bé còn có các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nhiễm chlamydia, herpes sinh dục, HIV... Sau đây là một số bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai:
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 chiếm từ 5% đến 10% trong số các ca mắc tiểu đường hiện nay. Dạng bệnh này thường xuất hiện nhất trong giai đoạn thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, do đó trước đây còn có tên là "bệnh tiểu đường vị thành niên".
Ở giai đoạn đầu, tiểu đường tuýp 1 không gây ra bất kỳ triệu chứng nào vì tuyến tụy vẫn hoạt động một phần. Bệnh chỉ trở nên rõ rang khi tới 80%-90% tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy đã bị phá hủy.
Viêm gan (A, B, C hay gan nhiễm độc)
Viêm gan A, B, C hay gan nhiễm độc) thường là tình trạng viêm gan do nhiễm virus, nhưng đôi khi do nghiện rượu, hoặc ngộ độc thuốc hoặc hóa chất. Các triệu chứng và nguyên nhân dẫn tới viêm gan rất khác nhau ở mỗi người.
Tăng lipid máu (Cholesterol và triglycerid)
Rối loạn lipid máu là khi bạn có lượng lipid cao trong máu, bao gồm cholesterol và triglycerid. Tình trạng thể chất này không gây ra các triệu chứng. Đối với nhiều người, nó không có tác động tiêu cực.
HIV/AIDS
HIV, hay vi rút suy giảm miễn dịch ở người, là một loại vi rút có thể gây ra một căn bệnh được gọi là AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Nhiễm HIV ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật. Nếu không được điều trị, các bệnh nghiêm trọng có thể phát triển. Các bệnh nhiễm trùng bình thường vô hại, chẳng hạn như cúm hoặc viêm phế quản, có thể trở nên tồi tệ hơn, rất khó điều trị, hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng tăng lên./.
Xét nghiệm sàng lọc miễn phí ung thư cổ tử cung Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho hay, đơn vị này phối hợp với tổ chức phi chính phủ Sức khỏe gia đình quốc tế FHI 360 thực hiện dự án sàng lọc ung thư cổ tử cung miễn phí cho 4.800 phụ nữ tại TP.HCM. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung - Ảnh: REUTERS Theo đó,...