Tuyệt chiêu phòng hen phế quản khi thời tiết thay đổi
Tại Việt Nam, hơn 5% dân số tương đương với 4 triệu người bị mắc hen phế quản (hen suyễn), các ca tử vong do hen phế quản đang tăng nhanh trong những năm qua, chỉ đứng sau tử vong do ung thư và vượt lên trên tử vong do các bệnh về tim mạch.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết hen phế quản
Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè. Bốn triệu chứng thường thấy nhất bao gồm:
1. Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra; 2. Ho nhiều; 3. Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt; 4. Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.
Đề phòng hen phế quản khi thời tiết thay đổi
Với bệnh nhân hen phế quản, sức khỏe thường không tốt, sức đề kháng kém. Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể khó và chậm thích ứng với sự thay đổi bất thường dẫn đến việc dễ lên cơn hen trong giai đoạn chuyển mùa. Để hạn chế cơn hen cấp tính tái phát, bệnh nhân hen phế quản cần lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả và chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá; tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; tránh các yếu tố kích ứng….
Video đang HOT
Thuốc điều trị tận gốc hen phế quản
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba tạng Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó:
Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…
Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi bị ẩm thấp, hay lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.
Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh. Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở. Thận chủ thủy, thủy suy thì không sinh được huyết mà lại sinh đờm.
Đúc kết kinh nghiệm trăm năm y học cổ truyền, thuốc hen thảo dược đã được bào chế thành công dưới dạng cao lỏng – chai 250ml, điều trị hen phế quản TẬN GỐC theo nguyên lý của y học cổ truyền. Theo đó, các vị thuốc trong thuốc hen thảo dược có tác dụng nâng cao chức năng các tạng Tỳ – Phế – Thận bị suy yếu một cách dần dần, cân bằng và điều hòa chức năng giữa 3 tạng,giúp các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát.
Thuốc hen thảo dược được bào chế dạng cao lỏng – chai 250ml, hàm lượng dược liệu cao, an toàn, hạn chế tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc, hiệu quả cao trong điều trị, đặc biệt là với bệnh nhân hen mãn tính, có tiền sử mắc bệnh hen lâu năm.
Thuốc hen thảo dược là THUỐC ĐIỀU TRỊ hen phế quản được bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.
Phác đồ điều trị hen phế quản bằng thuốc hen thảo dược
Một đợt điều trị của thuốc hen thảo dược kéo dài từ 8 – 10 tuần. Sau thời gian điều trị bằng thuốc hen thảo dược 4 tuần, bệnh nhân sẽ thấy cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn. Công năng tỳ vị được cải thiện giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 – 3 giờ sáng. Trong thời gian này, nếu còn xuất hiện các cơn khó thở kịch phát, bệnh nhân có thể dùng thuốc Tây để cắt cơn.
Khi điều trị đủ đợt (8 – 10 tuần), bệnh nhân KHÔNG còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường, cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác. Kết quả điều trị này được duy trì lâu dài.
Với trường hợp bệnh nặng có thể điều trị từ 2 – 3 đợt.
Thuốc hen thảo dược được nhiều bác sỹ và bệnh nhân tin dùng trong điều trị TẬN GỐC hen phế quản.
Xem thêm danh sách – điện thoại liên hệ của những bệnh nhân đã khỏi hen phế quản nhờ thuốc hen thảo dược tại website www.benhhen.vn
Theo TPO
Bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa
Thời điểm chuyển mùa là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh những bệnh về hô hấp và truyền nhiễm, như: hen phế quản, sởi..
Cơ thể trẻ em có sức đề kháng kém và khi thay đổi thời tiết, trẻ thường dễ bị mắc bệnh. Những bệnh này làm ảnh hưởng đến học hành và sự phát triển thể chất cùng trí lực cho trẻ sau này.
Trẻ dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa. Ảnh: Lê Phương.
Nhằm giúp phụ huynh nâng cao kiến thức phòng trị bệnh cho trẻ, hội thảo miễn phí với chủ đề "Trẻ em và những bệnh thường gặp lúc giao mùa" sẽ diễn ra vào 9h sáng 14/6. Thạc sĩ, bác sĩ Võ Nguyễn Diễm Khanh sẽ có những hướng dẫn phòng ngừa bệnh hen phế quản ở trẻ em. Bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ sẽ trình bày về cách nhận biết và chăm sóc, tiêm phòng văcxin đối với các bệnh truyền nhiễm.
Đăng ký tham dự miễn phí tại Bệnh viện Quốc tế Thành Đô, số 3, đường 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân TP HCM qua số điện thoại 01203 954 376.
Lê Phương
Theo VNE
Món ăn cho người bệnh phổi Ở phổi có nhiều loại bệnh như hen phế quản, tràn khí màng phổi, lao... Biết cách chế biến các món ăn - bài thuốc sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Cháo mỡ cáp thập mã. Tràn khí màng phổi Nhau thai cô thuốc: Nhau thai 1 cái, nhân sâm 15g, hoàng kỳ 250g, đường phèn 1kg. Nhau thai, nhân...