Tuyệt chiêu pha nước chấm ngon mê ly, 10 lần thành công cả 10
Nước chấm được ví như linh hồn mang đến vị ngon trọn vẹn cho mỗi món ăn. Dưới đây là những công thức pha chế nước mắm tuyệt ngon dành riêng cho mỗi món ăn mà bà nội trợ nào cũng nên biết.
Để chắc chắn tỏi ớt nổi lên thì cho tỏi ớt vào bát trước,vắt 1/2 quả chanh vào để riêng.
Hoà đường với nước mắm và nước đun sôi để nguôi cho tan,phải tan đường mới ngon.Sau đó mới đổ tỏi ớt vào và nêm nếm lại độ chua ngọt một lần nữa cho vừa miệng.
Tỏi nên băm khô và băm thật nhỏ,tránh để dính nước thì sẽ luôn nổi.
Thực hiện
Bước1: Lấy 1 trái chanh chà sát lấy một ít vỏ, rồi vắt hết chanh lấy nước cốt (lọc bỏ hạt nếu có), ớt, tắc (quất), sả cây thái nhỏ.
Bước 2:
Cho nguyên liệu chính vào trộn hỗn hợp đem xay gồm: 300gr đường trắng, nước cốt chanh (có thể tùy chình lại lượng nước cốt sao cho vừa với khẩu vị), 20gr muối hột, ít vỏ chanh, 1 muỗng cà phê bột ngọt (có thể không cho nếu không ăn).
Nên cho ít muối và nhiều đường để tránh làm cho muối quá mặn, nếu mặn có thể thêm một ít đường hoặc nước cốt chanh để dung hòa gia vị
Bước 3
Dùng máy xay thịt hoặc máy xay sinh tố xay toàn bộ hỗn hợp muối ban đầu khoảng chừng 5 phút, sao cho muối có màu hơi đục, keo sệt và mịn là được.
Nếu không có máy xay có thể dùng đũa hoặc cây đánh trứng để đánh điều hỗn hợp, tuy nhiên dùng máy xay sẽ mịn và ngon hơn
Bước4
Sau khi xay xong hỗn hợp muối chanh, cho phần muối đã xay mịn ra tô lớn. Sau đó, cho thêm các nguyên liệu khác như tắc, sả, ớt đã thái nhỏ vào trộn đều.
Bước 5
Sau khi hoàn tất, muối hải sản đã vừa ăn. Đem ra ăn kèm với các món hải sản như tôm, mực, bạch tuộc, ốc… hay các món luộc khác như chân gà, thịt luộc… cũng rất ngon. Đây cũng là một gợi ý khác hay cho các món ăn tiệc gia đình, bạn bè những dịp cuối tuần.
Nước chấm ốc
Nước mắm ngon nước sôi để nguội đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường để nguội.
Sau đó cho gừng tỏi ớt bằm nhuyễn nước cốt chanh vào trộn đều.
Rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Nếu thích ăn cay, bạn nên cho ớt cay hoặc ớt nghiền vào sẽ ngon hơn nhiều.
Video đang HOT
Thực hiện
Hành tím bóc vỏ. Băm nhỏ 1 củ, củ còn lại cắt lát mỏng.
Ớt băm nhỏ. Đậu phộng rang chà vỏ, cho vào cối giã dập.
Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn. Cho hành cắt lát vào, phi hơi vàng thì vớt ra chén nhỏ, để riêng.
Tiếp tục cho hành băm vào, đảo đều. Hành vàng thì cho 5 muỗng canh sốt tương đen vào, trộn đều.
Thêm 1 muỗng canh bơ đậu phộng, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt, 4 muỗng canh nước vào, trộn đều.
Khi thấy hỗn hợp đã đồng nhất, vừa đun vừa khuấy đều thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Cho tương ra chén đựng. Rắc hành phi, đậu phộng, ớt băm nữa là hoàn tất.
Mắm ruốc Thái chấm trái cây
Bước 1
70gr tôm khô ngâm với nước ấm cho mềm, lấy 1/2 số tôm khô đem xay nhuyễn. Nấu tan 150gr đường thốt nốt ở lửa nhỏ sau đó thêm 50ml nước mắm, tôm khô xay nhuyễn và 10gr mắm ruốc. Khuấy đều cho tất cả hòa quyện.
Chờ khi mắm ruốc sôi lại, bạn cho 1/2 số ruốc ngâm nở còn lại vào, nấu thêm 1 phút thì nhắc xuống.
Bước 3
Đổ mắm ruốc ra tô, thêm hành phi cắt lát mỏng và ớt cắt nhỏ vào khuấy đều. Vậy là mắm ruốc đã sẵn sàng để chấm với các loại trái cây rồi đó.
Nếu như bạn nào sợ hành phi còn hăng thì nên cho hành phi vào một lượt với tôm khô ở bước 2. Còn mình thì thấy món mắm ruốc Thái này đặc biệt hơn khi có thêm vị hăng hăng của hành phi vẫn còn chưa chín kỹ.
Bước 4
Mắm ruốc Thái là món nước chấm rất hot trong thời gian gần đây, dùng để chấm các loại trái cây chua chua là ngon số dách luôn. Mắm ruốc có vị ngọt chủ đạo, nổi bật lên mùi mắm ruốc thơm nồng và cái hăng hăng cay cay của hành tím và ớt.
Chấm vào một miếng xoài là chỉ biết xuýt xoa, hít hà mãi thôi. Ngoài cách chấm truyền thống, mình cũng học hỏi người Thái rưới nước sốt trực tiếp lên trái cây, cũng ngon điên đảo không kém đâu nha.
Chuẩn bị ớt tỏi đã xay sẵn hoặc giã nhỏ. Sau đó cho ớt xay vào tô đã để sẵn tỏi xay.
Tiếp theo cho vào 10 muỗng canh đường trắng. Số lượng đường có thể gia giảm theo gỏi bạn làm nhé. Dùng muỗng trộn đều.
Sau đó vắt nước cốt 5 trái chanh vào, số lượng cũng có thể gia giảm theo khẩu vị. Tiếp theo là cho 3 muỗng canh nước mắm vào.
Dùng muỗng khuấy trộn đều nước trộn gỏi. Nêm nếm theo khẩu vị của từng gia đình để phù hợp với món gỏi.
Vậy là nước trộn gỏi đã hoàn thành, chua chua, ngọt ngọt trộn gỏi bao ngon đấy nhé. Bạn có thể trộn gỏi thịt bò húng quế là tuyệt nhất!
Nước chấm bánh gối, bánh chiên
Giấm và đường hòa tan trong 1 cái chén. Kế đến cho nước mắm vào hòa chung. Tiếp theo mới cho dưa leo, ớt, hành trộn đều. Cuối cùng cho đậu phụng rang vào hòa chung . Nêm nếm có vị chua ngọt là được.
Giã nát ớt và cho nước mắm vào cùng ít nước chanh. Nếu bạn không muốn nước chấm quá gắt vị nước mắm, bạn có thể thêm nước hoặc đường tùy ý
Mắm tôm ăn bún đậu, thịt luộc
Cách làm
Đong trước lượng mắm tôm cần ăn ra tô/chén, cho đường (và bột ngọt) vào đánh đến khi đường tan. Nếm lại xem vị ngọt đã vừa miệng chưa để gia giảm thêm mặn ngọt.
Với 3-4 người ăn, đong chừng 100 ml mắm tôm (6 muỗng canh vun) và đánh tan với 60g đường (3 muỗng canh vun) là vừa.
Đặt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi nóng thì cho một ít hành tím vào phi thơm, tắt bếp.
Đổ ngay dầu còn đang sôi nóng vào mắm tôm, khuấy đều tay để mắm chín, bay mùi nồng của mắm tôm sống, sau đó cho nước cốt chanh vào. Dùng đũa đánh cho mắm tôm nổi bọt, chuyển màu tím nhạt. Nếm lại để gia giảm mặn – ngọt – chua cho vừa miệng.
Trước khi ăn cho thêm ớt, tỏi tùy thích.
Tương đậu chấm gỏi cuốn
Cách làm
Ngâm me vào tô nước sôi chừng 15 phút để me ra chất chua sau đó lọc lấy nước me, bỏ bã.
Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào nồi, chờ nóng thì cho tỏi vào phi thơm rồi cho hết tương đen, bơ đậu phộng và nước me vào, khuấy đều.
Nước sốt sau khi sôi một lúc sẽ sệt dần, lúc đó vừa khuấy đều tay vừa nêm thêm bột ngọt, đường để sốt vừa ăn. Nếu lạt, cho thêm một ít tương đen chứ không cho mắm hay bột nêm gì cả.
Khi nước sốt me đã sệt đến độ mong muốn thì tắt bếp, dùng 1/2 lượng đậu phộng giã dập cho vào nồi, trộn đều rồi trút sốt ra chén, cho thêm đồ chua và rải 1/2 phần đậu phộng còn lại lên bề mặt
Lưu ý: Nước sốt tương me khi chấm gỏi cuốn không nên sệt quá, mau ngán, cũng không nên lỏng quá sẽ không ngon. Nếu muốn ăn cay, có thê cho thêm ít ớt bột khi phi tỏi hoặc cho riêng phần ớt băm vào chén lúc ăn.
Mắm gừng chấm vịt
Cho đường, nước mắm, nước lọc vào nồi, nấu sôi rồi để liu riu chừng 5 phút cho nước mắm hơi sánh lại (gọi là nước mắm kẹo)
Chờ nước mắm kẹo nguội hoàn toàn thì cho gừng – ớt giã nhuyễn vào khuấy đều, nếm lại cho vừa miệng. Nếu thích nước mắm gừng có vị chua dịu thì cho thêm vào 1 muỗng canh nước cốt chanh.
Mẹo pha nước chấm các loại bánh
Bánh gối, bánh cuốn, bánh xèo,... mỗi loại bánh sẽ có cách pha nước chấm ngon để hợp khẩu vị.
Nước chấm bánh gối
Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống, như nước chấm nem, với mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, rồi hòa thêm chút tương ớt vào bát nước chấm để có màu đỏ tươi. Thay dấm bằng chanh hoặc quất cho có thêm mùi thơm nếu thích.
Bạn có thể cho thêm đủ đủ, gà rốt, dưa chuột thái lát mỏng và ngâm cùng với nước chấm. Nhờ có thêm những nguyên liệu này mà món bánh gối sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Bánh cuốn
Khác với bánh gối, nước chấm bánh cuốn có tỷ lệ: 1 đường 1/2 giấm 1,5 nước mắm 3-4 nước ấm (cũng có thể dùng nước luộc gà hoặc nước dừa tươi tùy thích). Ớt thái lát hoặc băm nhỏ và chanh hoặc quất. Nhưng quất sẽ mang lại hương thơm và sức hấp dẫn riêng.
Để làm nước chấm bánh cuốn, trước tiên bạn chưng đường, khi đường tan và chuyển màu vàng nhạt thì thêm giấm, rồi nước mắm, hoà thêm nước (nước luộc gà là tuyệt nhất). Lúc nào ăn thì vắt quất và cho ớt. Cách này ngon nhưng dễ bị hỏng do nhiều chị em đun quá lửa khiến cho đường bị cháy, không biết khi nào cho giấm, cho mắm, cho nước. Vì thế, để tránh "mạo hiểm", chị em nên pha như thông thường với công thức bên trên.
Bánh bột lọc
Với người Huế thì phần nhiều chỉ ăn nước mắm cốt ớt chỉ thiên thái nhỏ là được. Nhưng cũng có nhiều người thích pha nước chấm. Nhất là khi món bánh bột lọc trở nên phổ biến hơn, được bán nhiều miền khác nhau thì món nước lại được pha chế sao cho phù hợp với khẩu vị.
Vì thế chị em có thể pha nước mắm chua ngọt, hơi đậm hơn nước chấm nem, bánh bèo, bánh xèo. Cụ thể:
- Giã tỏi ớt chỉ thiên thành một hỗn hợp nhuyễn và hơi sệt.
- Cho nước mắm vào. Cho thêm chút nước lọc. Pha đường, chanh cho vừa ăn là được.
Nước mắm chấm bánh bột lọc không chua quá, hơi đậm. Cay và thơm mùi tỏi.
Nước chấm bánh bèo
Tỉ lệ: -1 chén nước mắm ngon 2 chén đường cát trắng
Cách pha:
- Hòa nước mắm với mật ong.
- Đun sôi nhẹ hỗn hợp nước mắm - đường thành một hỗn hợp kẹo như mật ong. Sau đó cất vào hũ.
- Khi nào ăn thì lấy ra khoảng 2, 3 muỗng canh, pha thêm 2, 3 muỗng canh nước lọc, khuấy cho tan kỹ, cho thêm chanh ớt (bánh xèo không cho tỏi).
Tuy nhiên, chị em nên làm thử rồi gia giảm theo ý thích, sau đó chọn tỷ lệ nào ngon nhất rồi cứ thế tiếp tục pha nước chấm bánh cho những lần sau
Nước chấm bánh xèo
Pha nước chấm bánh xèo thường có tỷ lệ: 2 muỗng nước 2 muỗng đường (đường cát trắng hoặc đường màu, đường có màu cho vị ngon hơn) 1 muỗng nước mắm, ớt băm (ít hay nhiều tùy vào khẩu vị)... Bạn có thể xắt ít cà rốt thành sợi nhuyễn, rửa sạch, vắt ráo, thả vào bát nước chấm để trang trí nhé!
Tùy lượng bánh làm ra, chúng ta chọn lượng nước mắm, đường và nước cho phù hợp. Khuấy đều hỗn hợp ba nguyên liệu trên cho đến khi nếm có vị mặn, ngọt như ý là được.
Mách chị em 3 cách làm nước chấm siêu ngon, dùng được với đủ loại món ăn trên đời! Đồ ăn ngon tới mấy mà thiếu đi nước chấm thì bữa ăn cũng không thể tròn vị! Một bát nước chấm có thể không chiếm quá nhiều diện tích trên bàn ăn của gia đình bạn mỗi bữa cơm, nhưng hãy thử ngồi vào bàn ăn mà thiếu 1 bát nước chấm đi! Chị em sẽ nhận ra dù trên bàn đề...