Tuyệt chiêu làm bánh quẩy cực ngon, ngoài giòn rụm trong mềm mượt siêu hấp dẫn ngày lạnh
Bánh quẩy là một gợi ý cho bữa sáng rất tuyệt vời.
Bánh quẩy có thể ăn cùng cháo hoặc sữa ấm, mang lại cho bạn và gia đình một bữa sáng giàu năng lượng để làm việc, học tập hiệu quả. Nói về cách làm, bạn hẳn sẽ nghĩ nguyên liệu của bánh quẩy sao có thể thiếu được bột nở và sữa. Nhưng sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cách làm bánh quẩy không cần sữa, mà vẫn nở bung, giòn rụm và thơm lừng!
Nguyên liệu:
300 gram bột mì
2 quả trứng
4 gram muối
10 gram đường
3 gram men nở
120ml nước ấm
Cách làm:
1. Cho bột mì vào bát to, đập trứng vào, thêm men nở, muối và đường.
2. Thêm nước ấm chia làm nhiều lần với số lượng nhỏ, vừa cho nước vừa khuấy đều.
Video đang HOT
3. Dùng màng bọc thực phẩm bọc bột lại trong khoảng 3 tiếng. Đến khi dùng tay nhéo bột lên thấy có xuất hiện nhiều lỗ nhỏ là được.
4. Cho bột ra thớt rồi cán mỏng. Sau đó cắt thành từng sợi có độ rộng khoảng 1.5-2cm. Đặt 2 sợi bột chồng lên nhau, dùng 1 chiếc đũa đã nhúng qua nước ép nhẹ vào giữa cho 2 miếng bột dính vào nhau.
5. Lật lại mặt kia tiếp tục ép vào giữa miếng bột 1 lần nữa. Nếu miếng bột quá dài, hãy cắt làm đôi sao cho chiều dài khoảng 7- 8cm là vừa.
6. Kéo nhẹ miếng bột làm nó dài thêm gấp rưỡi và tạo hình lại hai đầu sao cho đẹp mắt hơn.
7. Cho dầu vào chảo, đun nóng 50% với mức lửa vừa rồi cho bột vào chiên.
8. Lật đi lật lại 2 mặt cho tới khi bánh quẩy chuyển sang màu vàng bắt mắt và nở phồng.
9. Và đây là thành phẩm!
Chúc các bạn thành công!
Theo Khampha
"Tuyệt chiêu" của món bánh mì cay ngon nhất Hải Phòng
Chiếc bánh mì ấm sực chấm trong bát nước tương sóng sánh, đưa lên miệng nhai cảm nhận rõ vị giòn của vỏ bánh, độ ngậy, mềm, thơm của patê.
Thật đáng tiếc cho những ai từng ăn món bánh mì cay Hải Phòng được bán ở lề đường Hà Nội, Quảng Ninh... Món ăn đấy phải ăn đúng ở một cái quán nhỏ xiu xíu, hồng rực than hồng nướng bánh của thành phố Cảng.
Bánh mì cay Hải Phòng cũng giống như bánh đa, bún tôm của thành phố này vậy. Nghĩa là bước ra đường là thấy. Nhưng ăn ở đâu ngon, đúng chất của Hải Phòng, ấy thế mới là khó.
Bánh mì cay thơm phức, giòn rụm
Một người bạn, tự nhận "thổ địa" Hải Phòng đưa tôi đến bánh mỳ cay chè Thái, số 37 phố Đinh Tiên Hoàng rồi nói một câu ngắn gọn: "Tôi ăn ở đây từ ngày cô chưa ra đời".
"Thổ địa" gọi hai chục bánh và hai cốc chè Thái. Rất nhanh nhẹn, một thanh niên chừng 20 tuổi bưng bánh ra cho khách, tất cả đặt trên một cái bàn gỗ, kê ngay trên vỉa hè lộng gió.
Bánh mì nhỏ xíu, chỉ bằng 2 ngón tay nhưng thơm phưng phức mùi patê được lót bằng một tấm giấy báo, hai ly chè Thái mát lạnh sóng sánh màu xanh cốm và sữa dừa, một chén tương ớt đỏ vàng. "Ăn thôi, cho cô nếm xem khác gì với bánh mỳ cay "nhái" Hải Phòng nhà tôi", "thổ địa" cười sảng khoái.
Chiếc bánh mì ấm sực chấm trong bát nước tương sóng sánh, đưa lên miệng nhai cảm nhận rõ vị giòn của vỏ bánh, độ ngậy, mềm, thơm của patê. Tương ớt ở đây là sự hòa quyện rõ nét của ớt tươi, tỏi, muối, đường.
" Tương ớt này chúng tôi lấy của một nhà làm gia truyền ở chợ Con, Hải Phòng. Họ bán tương ớt này khắp cả nước, nhưng về pha chế thế nào để vừa miệng thực khách thì lại thuộc về bí quyết riêng", anh Trần Tiến, 42 tuổi, chủ quán bánh mì cay cho hay.
Từng kiếm sống bằng nghề thợ may, năm 1989, anh Trần Tiến về thay bố mẹ "cai quản" quán bánh mì cay gia truyền từ thời ông bà.
Bánh mì cay ăn ngon vào mùa đông, khi cái lạnh của miền Bắc cảm nhận rõ qua da thịt, cùng chúng bạn ngồi xúm xít quanh đĩa bánh nóng giòn, chén nước tương sánh mịn, vừa ăn vừa xuýt xoa vì cay. Mùa hè, bánh mì cay có vị ngon riêng, khi cái nóng hổi của bánh mì nướng sau đó được làm dịu mát bằng ly chè mát.
"Chúng tôi có 15 nhân viên, chia thành các ca, giao hàng tận nơi. Bán đến đâu làm đến đấy, cô thấy mùi patê thơm lừng không, bí quyết xay thịt, gan, trộn gia vị, hấp cách thủy như thế nào thì trong nhà bây giờ ngoài bố mẹ tôi chỉ có tôi nắm được", ông chủ quán cùng tên với một nhạc sĩ nổi tiếng cười.
"Sao anh lại nghĩ ra ăn bánh mì kèm với chè Thái?" chúng tôi tò mò. "Người nhà tôi sinh sống ở Thái Lan nhiều, thấy món chè này đơn giản, lành, ăn cùng bánh mì cay cũng khá hợp, thế là từ năm 1989 đến nay, tôi cứ bán song song 2 món này. Khách cũng quen miệng, cứ bánh mỳ là gọi thêm chè Thái", chủ quán đáp.
Gần đây, ông chủ đa tài này còn làm thêm một loại bánh khá đẹp mắt, bán cho khách hàng đến quán ăn thêm. Anh đặt tên cho loại bánh deo dẻo, ngọt, mát, thơm mùi lá nếp một cái tên mỹ miều "sắc màu tình yêu".
"Có tình yêu sẽ làm được hết cô ạ. Mọi người cứ hỏi tôi, cái quán bánh mì con con, cũ kỹ này sao mà lúc nào cũng đông khách từ sáng tới khuya muộn, tôi bảo vì bánh mì, chè Thái hay món gì cũng làm bằng tình yêu của mình mà ra cả. Đừng vì lời lãi thêm đôi ba trăm mà làm ăn gian dối", anh Trần Tiến vừa nhanh tay đảo đều bánh trên lò than hồng rực vừa thủng thỉnh.
Bánh mì cay ăn cùng chè Thái
Bánh tình yêu của ông chủ quán
Phần ngon của bánh được quyết định bởi patê, tương ớt
Mỗi ngày cửa hàng bán được hơn 5.000 chiếc bánh mì cay
Ông chủ quán Trần Tiến tự tay làm bánh, phục vụ khách
Theo Thanhnien
Bánh mì heo quay giòn rụm, hấp dẫn Bánh mì heo quay vô cùng hấp dẫn nhờ hương thơm nức mũi của thịt quay hòa quyện cùng lớp da heo giòn rụm. Bánh mì là một món ăn rất đỗi quen thuộc với không chỉ người dân Việt Nam mà còn với bạn bè trên khắp 5 châu. Thật hãnh diện khi bánh mì được xem như một trong những loại...