Tuyệt chiêu giảm mùi nồng của mắm tôm cực hiệu quả
Mắm tôm là gia vị được rất nhiều người ưa chuộng nhưng đôi khi mùi nồng của nó làm cho ta cảm thấy có chút khó chịu…
Tuyệt chiêu giảm mùi nồng của mắm tôm cực hiệu quả.
Lọc mắm tôm trước khi nấu
Với những món như thịt cầy, giả cầy, hay bún riêu, bún đậu, bánh đúc… thì mắm tôm là thứ gia vị không thể thiếu, tạo nên hương vị riêng cho các món ăn. Nếu bạn ướp mắm tôm cùng với các gia vị khác, khi nấu mùi mắm tôm sẽ rất nồng.
Hãy để khi món ăn sôi, múc lấy một ít nước thật nóng và hòa tan mắm tôm, sau đó lấy nước trong trên bề mặt để nấu, món ăn sẽ vẫn có mùi mắm tôm, nhưng không quá nồng. Mặt khác, lọc mắm tôm như vậy sẽ loại bỏ được sạn và các chất cặn.
Chưng mắm tôm trước khi ăn
Một cách nữa cũng khử mùi hôi của mắm tôm rất hữu hiệu, đó là chưng mắm tôm trước khi ăn, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giảm bớt mùi nồng. Vì khi ăn mắm tôm sống, rất nhiều người bị mắc bệnh dịch tả, chưng mắm lên sẽ diệt hết vi khuẩn gây bệnh, món ăn lại thơm ngon, đặc biệt phù hợp trong mùa đông khi bạn chấm bún đậu với mắm tôm chưng nóng hổi.
Video đang HOT
Sử dụng rượu trắng
Rượu trắng không những làm giảm mùi hôi cho thịt bò mà còn có tác dụng làm giảm mùi nồng cho mắm tôm. Cho thêm chút rượu trắng vào mắm tôm, khuấy đều nhanh tay, bạn sẽ thấy nổi bọt nhanh và nhẹ mùi hơn.
Nguyên liệu
- Mắm tôm: 2 thìa
-Chanh: 1 quả
- Đường trắng: 2 thìa
- Bột ngọt: thìa cà phê
- Tỏi băm: 1 thìa
- Rượu trắng: thìa cà phê
- Ớt tươi thái lát (hoặc ớt xay): 1 quả
Pha chế
Để pha được bát mắm tôm như ý các bạn chú ý, chọn loại mắm tôm ngon nhé. Mắm tôm ngon thì đặc và nhìn hơi có ánh xanh các bạn nhé.
_ Với mắm tôm để chấm bún đậu: thì với các nguyên liệu như trên, các bạn cho vào bát, đánh bông lên, sau đó gạn sang một bát khác, bỏ phần bã đi, cho thêm tỏi ớt và một thìa dầu chiên đậu là ok.
_ Với những người không ăn được mắm tôm sống thì các bạn có thể chưng trước khi sử dụng. Để chưng mắm tôm thì các bạn chỉ cần cho dầu vào chảo, thả thêm một củ hành khô thái lát, phi vàng rồi cho mắm vào chưng, sau đó để cho nguội bớt rồi pha bình thường nhé. Chưng mắm cũng rất thú vị, vì nó có mùi thơm đặc trưng, rấtquyến rũtrong những ngày đông giá rét.
Hương vị mắm tôm, đậm đà hồn Việt
Cũng giống như trái sầu riêng vậy, mắm tôm là thứ người ta dễ ghét và cũng dễ thương. Nếu đã ghét rồi chỉ cần ngửi thấy mùi đã vội bịt mũi, nhưng nếu đã lỡ "bén duyên" một lần thì lập tức sẽ mê mẩn đến nghiện không bỏ nổi.
Ai đi xa sẽ nhớ quay quắt mùi vị đặc trưng, mặn mà "rất Việt" của mắm tôm.
Bún đậu - mắm tôm
Dọc ba miền đất nước, đâu đâu cũng thấy có mặt mắm tôm. Mắm có trong từng bữa ăn của người dân Việt, từ món cao sang đến món bình dân. Nếu mắm tôm chua của Huế với vị ớt cay hăng nồng mà tinh tế, mắm chà Nam Bộ đậm đà nổi tiếng thì mắm Bắc lại khiến người ta nhớ mãi nét "mộc" của nó. Mắm Bắc không cầu kì mà vẫn giữ nguyên được hương vị các món ăn cùng. Hòa hợp một cách tài tình, mắm Bắc "đánh thức" vị ngon của món ăn.
Mắm tôm thường có 3 dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Mắm Bắc không có màu đỏ hồng như mắm tôm chua mà bao giờ cũng có màu tím chuyển hồng. Sau khi làm từ 6 tháng đến một năm là mắm đã ngấu, có thể dùng được
Lúc này mắm sẽ có mùi nằng nặng, đằm đặm rất ngon. Trong tín ngưỡng của người Việt, mắm tôm có thể xua đuổi tà ma. Ma quỷ rất sợ mắm tôm nên ai ăn được mắm sẽ không bị quỷ dữ hại. Không chỉ người Kinh mới ăn mắm tôm, người miền núi cũng rất quý loại mắm này, một số dân tộc dù có khó khăn túng thiếu đến mấy cũng cố gắng có cho được mắm tôm để làm giỗ cúng cha.
Mắm Bắc vốn có vị mặn nồng nồng nhưng rất thanh. Chỉ cần thêm chút đường, miếng chanh đánh bọt lên sẽ tạo nên một phong vị ẩm thực mắm rất riêng của xứ Bắc: ngọt dịu nhẹ, chua thanh tân và mặn mà đằm thắm. Thứ mắm ấy đem ăn kèm với bún đậu thì chẳng còn gì hợp bằng. Bún đậu ăn kèm với nước chấm tự pha hay một thứ gì đó khác thì chẳng có gì đặc sắc, đáng bàn.
Nhưng gắp bún trắng nõn nà, miếng đậu vàng hươm, thơm giòn mà béo ngậy cùng mấy cọng rau thơm sẽ đánh thức tất cả vị giác của người thưởng thức nhờ sự kết nối khéo léo của mắm tôm. Thấy kì lạ khi thứ mắm nặng mùi đến thế chẳng hề lấn át, làm mất đi hương vị của món ăn mà ngược lại chỉ làm dậy lên tất cả những vị ngon tiềm ẩn mà bình thường ta không hề nhận ra trong một món ăn quen thuộc.
Còn thịt chó, sẽ nhạt nhẽo và vô vị nếu không có mắm tôm. Thịt chó có đi kèm với riềng, sả, mẻ, húng chó, rau mơ thật đấy nhưng vị ngon sẽ giảm đi một nửa nếu thiếu mắm tôm. Mắm tôm chính là thứ gia vị chủ đạo tạo nên dư vị đặc sắc riêng của thịt chó. Chẳng thế mà đợt dịch tiêu chảy cấp, mắm tôm bị cấm sử dụng, các nhà hàng thịt chó ủ ê "khóc ròng" vì cảnh vắng khách. Khi mắm tôm được "minh oan", có lẽ hả hê nhất là dân nhậu.
Đĩa nhựa mận đằm đặm, món dồi chó nướng thơm lừng,... chấm cùng mắm tôm ăn kèm với lá mơ, củ sả, vài quả ớt tươi, thêm "chất cay" để câu chuyện thêm "xôm" có lẽ trên đời không có gì thú vị bằng. Thịt chó Nhật Tân xưa nay ngon nổi tiếng, cũng bởi một phần lớn nhờ công lao của mắm tôm tạo nên bí quyết gia truyền cho vùng đất này.
Mắm tôm xứng đáng để ai đi xa cũng phải nhớ, phải thương...
Pha mắm tôm cứ thêm vài giọt này, ăn cùng bún đậu hay thịt luộc đều ngon mê ly Bún đậu mắm tôm là món khoải khẩu của rất rất nhiều người, tuy nhiên để có một bát mắm tôm chấm bún đậu thật ngon thì không phải ai cũng biết. Nguyên liệu pha mắm tôm ngon cần có - Mắm tôm loại ngon: 2 thìa canh hoặc bát con - Đường: 1 thìa cà phê - Mì chính: 1 thìa cà...