Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021: Cơ hội nào cho thí sinh vào các trường đại học, cao đẳng?
Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021 được dự báo sẽ “ nóng” bởi nhiều trường mở thêm các ngành mới hấp dẫn, đa dạng phương thức tuyển sinh. Theo các chuyên gia, thí sinh cần có lựa chọn và đăng ký phù hợp để tăng cơ hội trúng tuyển.
Theo Bộ GD&ĐT, số lượng thí sinh năm 2021 cơ bản ổn định như năm 2020. Ảnh minh họa: Q.A
Ngành kinh tế vẫn có sức hút lớn đối với thí sinh
Dù kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra vào đầu tháng 7 tới, song hiện tại với nhiều thí sinh, bên cạnh việc ôn tập, chuẩn bị kỹ cho kỳ thi còn dành thêm thời gian để tìm hiểu thông tin, ngành học, cơ hội đỗ vào các trường đại học để đăng ký xét tuyển. Theo ghi nhận, tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021 vừa được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trong quá trình chọn ngành, chọn nghề của các thí sinh, nhóm các ngành “hot” vẫn được thí sinh quan tâm như: Công an, Quân đội, Y – Dược… đặc biệt là khối ngành Kinh tế luôn là lựa chọn của các thí sinh.
Thí sinh Nguyễn Văn Nam đến từ Ninh Bình cho biết: “Em đặc biệt quan tâm đến khối ngành Kinh tế bởi ngành nghề này năng động, ra trường cơ hội việc làm tốt với mức lương cao. Em quan tâm đến các ngành triển vọng, được đánh giá là sẽ phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, em cũng hơi băn khoăn là các nhóm ngành Kinh tế có sức hút mạnh như vậy chắc chắn điểm trúng tuyển sẽ cao, bên cạnh đó mức học phí tại một số trường đại học tốp đầu như: Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân… khá cao nên em cũng sẽ cân nhắc để lựa chọn trường cho phù hợp với khả năng”.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, cơ hội cho các thí sinh lựa chọn các ngành nghề hiện nay là rất đa dạng. Không chỉ khối ngành Kinh tế có sức hút đối với các thí sinh, nhiều ngành khoa học, công nghệ mang tính ứng dụng cao cũng là lựa chọn của nhiều thí sinh trong tuyển sinh các năm gần đây. Bên cạnh mở thêm nhiều ngành hấp dẫn, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021 được dự báo rất sôi động bởi có rất nhiều trường mở rộng các phương thức tuyển sinh. Có quá nhiều phương thức xét tuyển khác nhau đã khiến thí sinh bị rối, không biết nên chọn phương thức nào phù hợp và khả năng trúng tuyển cao.
Video đang HOT
Đưa ra lời khuyên cho các thí sinh năm nay, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội chia sẻ: “Thí sinh cần quan tâm đến việc chọn ngành phù hợp trước tiên. Sau đó, nếu thí sinh thích một ngành nào đó mà trường tốp trên cạnh tranh cao quá thì đăng ký ngành đó ở trường tốp dưới, thậm chí các em ở Hà Nội có thể đăng ký xét tuyển vào trường tại TPHCM. Thậm chí, để tăng cơ hội đỗ đại học, các thí sinh vẫn có thể đăng ký ngành mình thích ở trường đại học ngoài công lập hoặc trường cao đẳng”.
Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng ký xét tuyển
Bên cạnh việc tìm hiểu về các trường đại học, với nhiều thí sinh năm nay còn dành nhiều sự quan tâm đến cơ hội vào các trường, bởi trước việc Bộ GD&ĐT công bố các đề thi tham khảo vừa qua, độ khó của đề thi đã được nâng lên so với đề thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, nhiều câu hỏi phân loại thí sinh. So với năm ngoái, dự báo kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021 số lượng thí sinh sẽ tăng đột biến. Qua đó, nhiều thí sinh lo lắng về cơ hội đỗ năm nay.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Mạnh Hùng – Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021, không có việc thí sinh tăng đột biến. Một điểm nữa thí sinh năm nay yên tâm đó là chỉ tiêu của các cơ sở đào tạo do Bộ GD&ĐT quản lý cũng giữ ổn định, việc xét tuyển vào các trường cũng không có xáo trộn lớn.
Về tính phân loại của đề thi tốt nghiệp THPT, TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, những năm qua kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với mục đích chủ yếu là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Năm nay, các trường sẽ đồng thời có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau để đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Các trường có thể sử dụng kết quả thi theo tổ hợp nhiều môn thi, kết hợp với việc xét tuyển dựa vào học bạ THPT hay chứng chỉ tiếng Anh, các kỳ thi quốc tế…
Lưu ý tới các thí sinh trong kỳ thi năm nay, TS Nguyễn Mạnh cho biết, thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường nào, phải tìm hiểu kỹ thông tin của trường đó bằng cách vào trang web chính thức của trường xem kỹ thông tin về phương thức xét tuyển, những điều kiện khi đăng ký xét tuyển. Các thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần và được điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến.
Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng vào các ngành, trường khác nhau. Thí sinh đăng ký nguyện vọng tuyển sinh ĐH, CĐ bằng 1 trong 2 hình thức phiếu hoặc trực tuyến (tại những nơi có điều kiện). Mỗi thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần. Thí sinh sử dụng Phiếu kết quả thi THPT để xác nhận nhập học.
Lưu ý gì khi chọn ngành học trong đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT?
Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức vào 2 ngày 7 và 8.7 và thí sinh thực hiện nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 26.4 đến 10.5.
Trường THPT hướng dẫn học sinh ghi hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2020 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Vào 17 giờ 30 ngày mai (1.4), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai" với chủ đề "Những điều cần lưu ý khi chọn ngành đăng ký dự thi".
Chương trình đồng thời sẽ diễn ra ở các kênh thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên .
Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức vào 2 ngày 7 và 8.7. Thí sinh tham dự kỳ thi này sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 26.4 đến 10.5. Bên cạnh việc chọn môn và bài thi phù hợp, chọn lựa ngành để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ là việc làm quan trọng nhất với thí sinh trong giai đoạn này.
Vì vậy, buổi tư vấn trực tuyến sẽ tập trung định hướng cho học sinh về vấn đề hướng nghiệp. Đại diện các trường ĐH sẽ cùng trao đổi về những nguyên tắc khi lựa chọn ngành học. Bên cạnh đó sẽ đưa ra những lời khuyên cho những trường hợp đặc biệt như: không biết mình thích gì thì lựa chọn ngành học ra sao, chọn xong mới biết không phù hợp cần phải làm gì...
Chương trình sẽ chia thành 2 đợt, với 2 khung giờ phát sóng.
* Đợt 1 (17 giờ 30-18 giờ 30) gồm:
- Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân;
- Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Văn Hiến;
- Ông Nguyễn Việt Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh-Truyền thông Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
* Đợt 2 (18 giờ 40-19 giờ 40) gồm:
- Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
- Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Nova.
Nhu cầu tuyển dụng ngành kinh tế, ngân hàng, luật ra sao trong dịch Covid-19? Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế, ngân hàng, luật? Sinh viên học các ngành này ra trường còn nhiều cơ hội hay không? Sự thay đổi của công nghệ tác động ra sao trong đào tạo khối ngành này?... Đại diện các trường trao đổi nhiều thông tin về cơ hội việc làm khối ngành kinh...