Tuyển sinh đầu cấp trường tư Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh

Theo dõi VGT trên

Sài Gòn không hạn chế trường tư mở thêm cơ sở, tuyển sinh thoải mái trên cơ sở năng lực đảm bảo chất lượng giáo dục, còn Hà Nội đang làm điều ngược lại.

Vietnamplus.vn ngày 9/4/2018 có bài, Trẻ sinh năm “rồng vàng-dê vàng” đồng loạt chuyển cấp, trường lao đao, bài viết cho biết:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2018-2019, số học lớp một dự kiến tăng khoảng 20.000 em, lớp 6 tăng khoảng 8.000 em và số học sinh lớp 10 tăng khoảng 21.000 em.

Tuyển sinh đầu cấp trường tư Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh - Hình 1

Quá tải sĩ số trường công tại Hà Nội ngày càng nghiêm trọng, ảnh minh họa: VTV.vn.

Tương tự, thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho thấy số trẻ vào lớp 1 của Hà Nội sẽ tăng khoảng 20.000 em, số trẻ vào lớp 6 tăng 11.000 em và số trẻ vào lớp 10 tăng khoảng 24.000 em so với mọi năm. [1]

Chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tư thục

Có thể thấy tình trạng gia tăng dân số cơ học gây áp lực lên hệ thống trường phổ thông công lập ở 2 đô thị này khá giống nhau, tình trạng quá tải sĩ số trường công, áp lực phình to bộ máy biên chế giáo dục công lập tại 2 địa phương này ngày một hiện hữu.

Tháo gỡ cơ chế chính sách để phát triển hệ thống giáo dục tư thục nhằm giảm áp lực sĩ số cho hệ thống trường phổ thông công lập, giảm bộ máy biên chế và ngân sách nhà nước là giải pháp chính sách mang tính lối thoát.

Tuy nhiên điều này dường như vẫn chưa được lãnh đạo ngành giáo dục 2 đô thị lớn này quan tâm đúng mức bởi nhận thức trường công vẫn là số 1.

Có thể thấy rõ điều này qua cách diễn đạt của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hai địa phương này, cũng như không ít cơ quan truyền thông: chỉ 70% học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập, 30% không có cơ hội học trường công lập.

Tỉ lệ % có thể sai biệt, nhưng cách diễn đạt của lãnh đạo ngành giáo dục Hà thành lẫn Sài thành cơ bản giống nhau.

Tuy nhiên, áp lực sĩ số trường công Hà Nội lớn hơn khá nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh, gây ra nhiều bức xúc xã hội.

Tìm hiểu cách làm của ngành giáo dục 2 đô thị này trong công tác tuyển sinh đầu cấp, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt không nhỏ.

Trong khi cả hai địa phương chưa thực sự coi phát triển hệ thống giáo dục tư thục là giải pháp chính sách mang tính đột phá, thì Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các trường tư tuyển sinh, còn Hà Nội lại tạo ra nhiều rào cản và giấy phép con, hình thành cơ chế xin – cho, tiêu cực.

Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh

Trong chuyến công tác và tìm hiểu thực tiễn chính sách giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi được dịp gặp gỡ và lắng nghe lãnh đạo một số trường tư thục chia sẻ.

Ngoài những mong muốn nhận được sự quan tâm bình đẳng từ Nhà nước về tiếp cận mặt bằng / đất đai cho giáo dục như với trường công lập, mong muốn một chương trình giáo dục phổ thông gọn nhẹ, khoa học và linh hoạt, không ai phàn nàn về công tác tuyển sinh.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc cấp chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp hàng năm, quý thầy cô lãnh đạo một số trường tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ở đây các trường tư thục được sở, phòng tạo điều kiện hết sức trong việc tuyển sinh.

Tuyển sinh đầu cấp trường tư Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh - Hình 2

Ảnh minh họa: Quý Trung / TTXVN.

Trường tư tuyển bao nhiêu cũng được, mở bao nhiêu cơ sở cũng được, miễn là đảm bảo cơ sở vật chất, mặt bằng và lực lượng giáo viên cơ hữu để đảm bảo chất lượng giáo dục, ngoài ra không có yêu cầu, đòi hỏi nào khác.

Sở / phòng giáo dục ở đây chỉ làm công tác hậu kiểm sau khi các trường gửi đăng ký dự kiến mức tuyển sinh các lớp đầu cấp theo khả năng của mình.

Việc kiểm tra này là rất cần thiết và diễn ra hết sức minh bạch.

Chúng tôi tìm đọc công văn số 4382/GDĐT-KHTC ngày 14/12/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về báo cáo dự kiến tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2019-2020 thì thấy rất rõ điều này.

Các trường ngoài công lập chỉ phải điền vào 1 biểu mẫu duy nhất (Mẫu 2B-TTTS: Thông tin tuyển sinh hệ ngoài công lập) và gửi kèm bản photo các quyết định cấp phép hoạt động giáo dục đã thông tin trong biểu mẫu trên về phòng / sở.

Số liệu trong biểu mẫu này cũng rất tường minh, đơn giản, và điều chúng tôi ấn tượng nhất là dấu … trong phần Địa điểm hoạt động (trụ sở chính, cơ sở 1, cơ sở 2, cơ sở 3…). [2]

Tuyển sinh đầu cấp trường tư Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh - Hình 3

Các trường tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ phải điền vào một mẫu biểu đơn giản đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó số lượng cơ sở không bị giới hạn như Hà Nội.

Kế hoạch kiểm tra cơ sở vật chất, công tác tuyển sinh và tình hình chuẩn bị năm học mới 2019-2020 cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh làm rất công khai, bài bản, minh bạch.

Có thể thấy điều này qua công văn số 386/KH-GDĐT-KHTC ngày 14/2/2019, nội dung kiểm tra những gì, các trường chuẩn bị ra sao đều được Sở thông tin công khai, cụ thể. [3]

Quay trở lại Hà Nội, ngày 13/12/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có Công văn số 5451/SGDĐT-KHTC về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 – 2020 do Giám đốc Chử Xuân Dũng ký. [4]

Các trường trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội ngoài yêu cầu thực hiện biểu mẫu A, biểu mẫu Ba công khai còn phải nộp các hồ sơ pháp lý theo quy định.

Video đang HOT

Biểu mẫu A (Mẫu đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh dành cho trung học phổ thông ngoài công lập) do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát hành phức tạp hơn rất nhiều mẫu Mẫu 2B-TTTS của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu mẫu này gồm 5 tiêu chuẩn và các trường phải tự đ.ánh giá cụ thể đạt hay không đạt, ngoài ra còn có 5 phụ lục kèm theo.

Nhưng danh mục hồ sơ pháp lý các trường tư thục Hà Nội năm nào cũng phải nộp về phòng / sở mới thực sự là những rào cản tạo ra cơ chế xin – cho.

Tuyển sinh đầu cấp trường tư Sài Gòn trải thảm, Hà Nội rải đinh - Hình 4

Ảnh chụp màn hình một phần danh sách 12 loại giấy tờ các trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội phải nộp mỗi mùa tuyển sinh, ban hành kèm theo Công văn số 5451/SGDĐT-KHTC ngày 13/12/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Nhiều vị hiệu trưởng cho biết, thực chất đây là những giấy phép con hành các trường phải chạy.

Các trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội phải nộp 12 loại giấy tờ mà thực chất là 12 loại giấy phép con rất phi lý, chỉ cần thiếu hoặc chậm một loại là có thể bị cắt chỉ tiêu. Thực trạng này chúng tôi đã phản ánh trong loạt bài trước.

Công tác kiểm tra của Hà Nội cũng rất tù mù. Dư luận chỉ có thể tìm thấy lịch kiểm tra điều kiện tuyển sinh của các trường hàng tuần trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, còn kiểm tra cái gì và nhà trường phải chuẩn bị những gì thì không ai biết, khác hẳn cách làm minh bạch của thành phố Hồ Chí Minh.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị nào chậm / chưa hoàn thành báo cáo dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh được Sở nhắc nhở và niêm yết công khai danh sách. [5]

Mùa tuyển sinh trước, năm học 2018-2019, một số trường ở thành phố Hồ Chí Minh sau khi kiểm tra vẫn còn một số điều kiện chưa đảm bảo, Sở Giáo dục và Đào tạo công khai danh sách và chỉ tiêu dự kiến kèm theo cảnh báo, các đơn vị này phải khắc phục đầy đủ các điều kiện để được cấp phép và tổ chức hoạt động giáo dục, Sở mới ra quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh chính thức. [6]

Cũng mùa tuyển sinh năm ngoái, theo trả lời của thầy Chử Xuân Dũng trước Hội đồng nhân dân thành phố, Sở đã kiểm tra 15 trường cho thấy còn một số vấn đề.

Trong đó, 7 trường đang thuê cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp công, một trường do thời gian hợp đồng đã hết, cần gia hạn hợp đồng, 7 trường còn lại có vấn đề liên quan việc hoàn thiện hồ sơ bộ máy, giáo viên cơ hữu.

Cho tới đầu tháng 4, các trường này vẫn chưa được giao chỉ tiêu. Tuy nhiên, sau đó, cả 15 trường tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu và cho đến nay đều được cấp chỉ tiêu tuyển sinh trung học phổ thông. [7]

Chỉ có điều dư luận không thể biết là những trường nào, trong khi có vị hiệu trưởng cho biết việc chậm cấp chỉ tiêu tuyển sinh là để các trường phải chạy.

Tuyển sinh đầu cấp Sài thành ổn định, Hà thành thay đổi như chứng khoán

Ngày 17/12/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản yêu cầu các phòng giáo dục 24 quận, huyện báo cáo dự kiến tuyển sinh đầu cấp năm học 2019-2020.

Hình thức tuyển sinh lớp 1, 6, 10 không thay đổi để đảm bảo sự ổn định, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 dự kiến tổ chức vào tháng 6/2019 với 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ đối với học sinh đăng kí dự thi vào lớp 10 thường và học sinh thi thêm môn chuyên nếu đăng ký nguyện vọng vào trường, lớp chuyên. [8]

Tuy nhiên, Hà Nội làm ngược lại, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay thay đổi số môn thi cũng như cách tạo “bí mật, bất ngờ” khiến thí sinh không kịp trở tay, quý bạn đọc có thể tìm hiểu thực trạng này qua bài, Áp lực kỳ thi chuyển cấp, trên Báo Kinh tế và Đô thị ngày 11/10/2018. [9]

Vấn đề nằm ở chỗ lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dùng công cụ thi tuyển sinh đề điều chỉnh việc học ở cấp trung học cơ sở, mà lẽ ra việc này phòng / sở phải giám sát trong suốt quá trình dạy và học.

Cách làm này vừa nhầm lẫn về mục đích kỳ thi, vừa tạo áp lực rất lớn cho học sinh cuối cấp và gia đình các em.

Mùa tuyển sinh năm ngoái, tỉ lệ thí sinh đầu cấp của cả Hà Nội lẫn thành phố Hồ Chí Minh đều tăng cao, nhưng kỳ thi tuyển sinh tại Sài Gòn diễn ra trong trật tự, còn ngoài thủ đô thì điểm chuẩn nhảy như chứng khoán.

Thành phố Hồ Chí Minh cho thí sinh 3 tuần để nộp hồ sơ nhập học, thì Hà Nội chỉ có 3 ngày, thành phố Hồ Chí Minh không thay đổi điểm chuẩn còn Hà Nội thay đổi điểm chuẩn 35 trường công lập.

Cách làm trái khoáy này đã tạo nên những cuộc chạy đua nước rút mệt mỏi, tốn kém và rối loạn.

Đưa ra những ví dụ này, chúng tôi chỉ mong sao lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực sự cầu thị, thay đổi nhận thức và cách làm để góp phần giảm áp lực sĩ số trường công, tháo bớt gánh nặng cho các trường tư mỗi mùa tuyển sinh, giảm bớt sự mệt mỏi cho cả thí sinh lẫn cha mẹ.

Các trường tư thục đang gánh thay nhà nước trách nhiệm cung cấp chỗ học cho con em nhân dân, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng rất đa dạng của dân, góp phần giảm tải sĩ số trường công, áp lực ngân sách và biên chế, đáng được tôn vinh và có chính sách hỗ trợ.

Trong khi chưa giúp được các trường về mặt bằng, đất đai, chí ít Hà Nội cũng nên học tập thành phố Hồ Chí Minh trong việc tháo bỏ các giấy phép con để các trường tự chủ tuyển sinh.

Còn duy trì các giấy phép con này, giáo dục Thủ đô còn nhiều tiêu cực.

Tài liệu tham khảo:

[1]https://www.vietnamplus.vn/tre-sinh-nam-rong-vangde-vang-dong-loat-chuyen-cap-truong-lao-dao/496314.vnp

[2]http://kehoachtaichinh.hcm.edu.vn/chuyen-muc/khan-ve-bao-cao-du-kien-tuyen-sinh-cac-lop-dau-cap-nam-hoc-2019-2020-kinh-gui-h-c41009-61366.aspx

[3]http://kehoachtaichinh.hcm.edu.vn/thong-bao/khan-ke-hoach-kiem-tra-co-so-vat-chat-cong-tac-tuyen-sinh-tinh-hinh-chuan-bi-na-c41009-61674.aspx

[4]http://sogd.hanoi.gov.vn/thong-tin-chung/cong-van-ve-viec-xac-dinh-chi-tieu-tuyen-sinh-vao-lop-10-nam-hoc-2019-2020-c521-6854.aspx

[5]http://kehoachtaichinh.hcm.edu.vn/thong-bao/vv-nhac-nho-thuc-hien-bao-cao-du-kien-tuyen-sinh-cac-lop-dau-cap-nam-hoc-2019-2-c41009-61468.aspx

[6]http://f1.hcm.edu.vn//data/hcmedu/ttthongtin/attachments/2018_4/he_thong_truong_lop_tuyen_sinh_2018-2019_114201816.pdf

[7]https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/giao-vien-khong-trinh-do-chu-yeu-o-lop-mau-giao-tu-thuc-khong-phep-784032.vov

[8]http://www.moitruongvadothi.vn/doi-song-xa-hoi/giao-duc/tp-hcm-hinh-thuc-tuyen-sinh-lop-1-6-10-khong-thay-doi-a38946.html

[9]http://kinhtedothi.vn/ap-luc-ky-thi-chuyen-cap-327193.html

Hồng Thủy

Theo giaoduc.net.vn

Lấy quy hoạch để áp chỉ tiêu tuyển sinh, rất nhiều t.rẻ e.m Thủ đô sẽ thất học

Trường công tuyển cả nghìn học sinh, sĩ số 69, 70 em một lớp thì không thấy phòng giáo dục mang quy hoạch ra xem, nhưng lại dùng quy hoạch bắt chẹt trường tư.

Dân số tăng cơ học và sự chậm chễ, lạc hậu của quy hoạch mạng lưới trường lớp đang làm tăng áp lực lên hệ thống trường phổ thông công lập thủ đô.

Quá tải sĩ số đẻ ra rất nhiều hệ lụy. Phát triển hệ thống trường phổ thông tư thục là giải pháp khả dĩ, hiệu quả nhất hiện nay để khắc phục hạn chế của quy hoạch.

Nhưng trên thực tế các trường tư thục lại đang bị một số cán bộ / chuyên viên trong cơ quan quản lý giáo dục hành lên hành xuống bằng quy hoạch mỗi mùa tuyển sinh.

Lấy quy hoạch để áp chỉ tiêu tuyển sinh, rất nhiều t.rẻ e.m Thủ đô sẽ thất học - Hình 1

Sĩ số quá đông lấy đâu ra chất lượng, nếu mỗi thầy cô không phải là một "lò dạy thêm"? Ảnh minh họa: fr.dangcongsan.vn.

Sở dĩ có hiện tượng tiêu cực này vì hiện nay vẫn còn cơ chế xin - cho chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển sinh lại là sinh mạng của các trường tư thục.

Nắm được điều này nên người ta không lo thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học bằng việc thúc đẩy xây trường mới, mà dùng quy hoạch như cây gậy để buộc các trường phải chạy chọt, lo lót mỗi mùa tuyển sinh.

Trường công vỡ quy hoạch không sao, quy hoạch là cây gậy bắt chẹt các trường tư thục

Báo cáo số 41/BC-HĐND ngày 23/6/2017 về kết quả giám sát thực hiện Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về quy hoạch hệ thống, mạng lưới trường học, cho biết:

Quận Cầu Giấy có 14 trường mầm non công lập bình quân 60,89 trẻ / nhóm lớp, bình quân diện tích đất 5,46 m2/trẻ, diện tích đất còn thiếu 28.421 m2;

11 trường tiểu học công lập sĩ số bình quân 55,95 học sinh / lớp, bình quân diện tích đất 3,45 m2/học sinh, diện tích đất còn thiếu 98.219 m2;

Quận Hoàng Mai có 17 trường tiểu học công lập, bình quân sĩ số 51,6 học sinh/lớp, bình quân 51,6 học sinh/lớp, bình quân diện tích đất 3,3 m2/học sinh.

Quận Đống Đa bậc mầm non diện tích đất bình quân 3,7 m2/học sinh, bậc tiểu học 3 m2/học sinh, bậc trung học cơ sở 4,8 m2/học sinh.

Tình trạng quá tải này đã tăng lên đáng kể vào mùa tuyển sinh năm ngoái, sĩ số ở không ít trường tiểu học các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân... lên tới 60 học sinh/lớp.

Cá biệt có trường tiểu học 9 lớp 1 thì 7 lớp sĩ số 69 học sinh, 2 lớp 68 học sinh.

Những trường tiểu học công lập tuyển hàng ngàn học sinh lớp 1 như thế này bất chấp điều kiện cơ sở vật chất đã quá tải, không ai mang quy hoạch ra để xem các trường có làm đúng không.

Nhưng chúng tôi được biết, mùa tuyển sinh năm nay nhiều trường tư thục đang bị hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh thấp hơn nhiều so với năng lực nhà trường đáp ứng nhu cầu của dân, xét cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo viên.

Một trong các công cụ mà cán bộ / chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo quận / huyện phụ trách tuyển sinh đưa ra để hành các trường là "quy hoạch".

Rất nhiều trường phải "chạy" mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp. "Chạy đủ độ" thì không thấy cán bộ tuyển sinh nhắc gì đến quy hoạch, "chạy chưa tới" thì lại bị đem quy hoạch ra hành.

Cây gậy "quy hoạch" phát tác mùa tuyển sinh

Tìm hiểu thực tế tuyển sinh đầu cấp của các trường tư thục, chúng tôi ghi nhận nhiều chia sẻ từ lãnh đạo các trường tư về những khó khăn khi cán bộ thụ lý hồ sơn vin vào quy hoạch để làm khó các trường.

Họ vặn vẹo đủ thứ, và mỗi lần lên gặp nhân viên / cán bộ phụ trách chỉ chỉ ra một thứ giấy tờ, thủ tục phải hoàn thiện.

Chật vật mãi cũng lo xong đủ thứ giấy tờ theo yêu cầu của phòng giáo dục, vẫn có thể bị vặn mà không thể kêu ai.

Lấy quy hoạch để áp chỉ tiêu tuyển sinh, rất nhiều t.rẻ e.m Thủ đô sẽ thất học - Hình 2

Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, lọt thỏm dưới chân các tòa chung cư. Ảnh: Thái Hiền / Báo Hà Nội Mới.

Khi chúng tôi đề nghị nhà trường cung cấp thông tin về sự gây khó dễ của cấp phòng, vị hiệu trưởng này từ chối với giải thích:

"Họ cắt chỉ tiêu trường tư nào là trường ấy loạn ngay lập tức em ạ. Hàng tỷ đồng đổ vào trường là mồ hôi, nước mắt của nhiều người, nên bọn mình phải im lặng.

Cấp trung học phổ thông trực thuộc Sở đỡ hơn rất nhiều, càng xuống dưới càng nhũng nhiễu, biết vậy nhưng không dám kêu vì chỉ tiêu tuyển sinh hiện nay như là sinh mạng của trường tư.

Bọn mình làm giáo dục ở cơ sở chỉ ước bỏ những cấp quản lý trung gian như phòng giáo dục, để sở quản lý sẽ đỡ hơn rất nhiều.

Nói gì thì lãnh đạo sở cũng vẫn tạo điều kiện cho các trường phát triển, chứ không o ép như ở dưới phòng, một chuyên viên mới vào cũng có thể hành lên hành xuống các trường."

Tìm hiểu thực trạng tuyển sinh tại một số trường tư thục khác, cho dù năng lực cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên còn rất lớn, nhu cầu của dân muốn gửi con em theo học rất cao, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh phòng cấp lại rất hạn chế.

Phòng giáo dục cấp chỉ tiêu tuyển sinh cho trường này dựa trên quy hoạch thửa đất xây dựng trường từ hàng chục năm về trước, khi khu vực này còn rất thưa dân.

Hiện nay các tòa chung cư mọc lên san sát, nhiều khu đô thị mới được quy hoạch đất xây trường nhưng đến khi dân về ở, đất xây trường vẫn là những bãi đất trống.

Dân không cho con em học ở các trường tư thục lân cận, chẳng lẽ để chúng thất học?

Trong khi năng lực tuyển sinh của nhà trường tốt, nhu cầu gửi con theo học của dân cao, nhưng chỉ tiêu phòng cấp thì vẫn phải theo "quy hoạch".

Ví dụ như tại quận Bắc Từ Liêm, khu đô thị Thành phố giao lưu có quy hoạch xây dựng 3 ngôi trường. Đến nay dân đã về ở khá đông, 2700 căn hộ, nhưng trường học quy hoạch vẫn chưa thấy đâu.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với khu đô thị Đoàn ngoại giao, khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh...

Trường Tiểu học Xuân Đỉnh được xây dựng trên diện tích 15.070 m2, các năm trước đã phải gánh khoảng 500 học sinh mỗi khối, nhưng năm ngoái đã phải tuyển gần 1 ngàn học sinh lớp 1.

Mục tiêu và vai trò đầu tiên của quy hoạch mạng lưới trường lớp là phải đáp ứng nhu cầu của dân.

Khu vực nào đông dân mà ít / không có trường công, phải giải phóng năng lực tuyển sinh cho các trường tư thục để giải quyết chỗ học cho con em.

Hơn nữa, các trường tư thục tuyển sinh không theo tuyến hay địa bàn, mà có thể tuyển sinh trên toàn thành phố, thậm chí cả nước.

Về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, các cơ quan chức năng quản lý giáo dục chỉ nên tập trung vào sĩ số bình quân, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thông qua thanh kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất.

Một vị hiệu trưởng trường tư thục chia sẻ:

"Trường tư có đặc thù khác hẳn trường công, là dựa trên sự thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, cho nên mọi thứ đều phải công khai, minh bạch.

Chúng tôi không có bất kỳ công cụ nào để kéo học sinh vào, ngoài chất lượng giáo dục và dịch vụ, uy tín cũng như sự minh bạch. Cho nên mỗi một cha mẹ học sinh là một người giám sát, đặc biệt là cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Hàng năm sau mỗi mùa tuyển sinh là lại rộ lên câu chuyện trường này lạm thu, trường kia tiêu cực, nhưng nếu để ý các bạn sẽ thấy không có trường tư thục nào lạm thu hay mập mờ tài chính.

Cho nên chúng tôi rất mong mỏi, hy vọng lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xem xét bãi bỏ cơ chế cấp chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường tư, mà tập trung vào thanh tra hậu kiểm sĩ số, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các trường.

Được như thế áp lực mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp với các trường, với cha mẹ học sinh và với cả cơ quan quản lý sẽ giảm rất nhiều, mọi thứ sẽ dần đi vào nề nếp, đặc biệt là tiêu cực, lạm quyền của các cán bộ / chuyên viên ở cơ sở, các phòng giáo dục mới được hạn chế."

LTS: Tình trạng quá tải sĩ số các trường công lập nội đô Hà Nội đã kéo dài nhiều năm, các trường tư thục đã chia sẻ gánh nặng với Nhà nước, chấp nhận bỏ rất nhiều t.iền của và công sức để đầu tư vào giáo dục thay vì các ngành nghề khác dễ sinh lời, làm giảm biên chế, giảm đầu tư ngân sách và đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của nhân dân về chỗ học của con em.

Những nhà đầu tư giáo dục, những cơ sở giáo dục tư thục có đóng góp như vậy rất cần được bảo vệ, tạo môi trường phát triển lành mạnh và tôn vinh xứng đáng.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ rõ:

Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao. [1]

Trong quá trình tìm hiểu thực trạng các rào cản hành chính và tệ sách nhiễu các trường ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội, lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục tỏ ra rất dè dặt vì lo sợ bị cắt chỉ tiêu nên không dám cung cấp thông tin cho báo chí.

Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội không bao giờ bao che, dung túng cho những hành vi sách nhiễu các trường tư thục làm ăn chân chính.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cam kết kiên trì đóng góp sức mình vào việc làm trong sạch môi trường quản lý giáo dục, để giáo dục nước nhà nói chung, giáo dục Thủ đô nói riêng có thể đổi mới căn bản, toàn diện và bứt phá.

Vì vậy chúng tôi hy vọng nhận được sự cộng tác, chia sẻ thông tin và bằng chứng về các giấy phép con, các thủ đoạn hành vi sách nhiễu từ một số cá nhân nằm trong cơ quan quản lý nhà nước, để cùng đưa ra ánh sáng và loại khỏi bộ máy những con sâu làm rầu nồi canh giáo dục Thủ đô.

Mọi thông tin, bằng chứng về các vấn đề nói trên, mong quý thầy cô, quý lãnh đạo các trường tư thục cùng tất cả những ai quan tâm đến giải pháp chính sách cho giáo dục Thủ đô, giáo dục nước nhà, xin vui lòng gửi về Tòa soạn theo địa chỉ:

toasoan@giaoduc.net.vn.

Tất cả các thông tin liên quan đến cá nhân quý vị, Tòa soạn cam kết bảo mật tuyệt đối. Trân trọng!

[1]https://dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/chi-tiet-van-ban/id/3635.html

Hồng Thủy

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ Hồng Hải không nhận phúng điếu, liền bị so sánh với vợ Đức Tiến
17:30:13 15/06/2024
Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
"Nữ hoàng ảnh lịch" 57 t.uổi vẫn lẻ bóng, không chồng con, nhưng trẻ đẹp, sống vui tươi
17:53:47 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Cường quốc và vũ khí laser

Thế giới

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.