Tuyển sinh Đại học – xu hướng đa chiều
Đến nay hầu hết các trường ĐH đều xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2021. Về cơ bản, đa số trường vẫn giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm trước, tạo thuận lợi cho thí sinh.
Ảnh minh họa/INT
Tuy vậy, chỉ tiêu tuyển sinh ở nhiều trường có sự tăng giảm đáng kể với từng ngành, phương thức xét tuyển.
Dựa trên kết quả khảo sát việc làm sinh viên cũng như nhu cầu xã hội, mùa tuyển sinh 2021, nhiều trường tăng chỉ tiêu những ngành có nhu cầu việc làm cao và giảm mạnh chỉ tiêu các ngành có tỷ lệ việc làm thấp. Đáng chú ý, một số trường chủ trương giảm chỉ tiêu để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Có thể kể: Học viện Nông nghiệp Việt Nam dự kiến tuyển 4.671 sinh viên của 55 ngành, giảm khoảng 1.000 chỉ tiêu so với năm 2020 dù số ngành tăng thêm 3; Trường ĐH Cần Thơ dự kiến tuyển 6.860 em, giảm hơn 2.000. Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế TPHCM dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh từ 5.500 lên 5.850 tại TPHCM và từ 300 lên 500 với cơ sở tại Vĩnh Long; Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến tuyển 4.500 chỉ tiêu, tăng gần 400 chỉ tiêu so với năm ngoái…
Song song với việc tăng/giảm chỉ tiêu theo ngành, mùa tuyển sinh 2021, nhiều trường ĐH còn có xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, mở rộng chỉ tiêu xét tuyển dựa vào phương thức tuyển sinh riêng. Trường ĐH Ngoại thương dự kiến có 45% chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và 55% chỉ tiêu dành cho phương thức tuyển sinh riêng của trường (năm 2020, tỷ lệ này là 50% – 50%). Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến giảm từ 60% xuống còn 50% chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Tại TPHCM, các thành viên của ĐH Quốc gia TP cũng dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực. Trong đó riêng Trường ĐH Bách khoa dự kiến dành đến 70% chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM. ĐH Quốc gia Hà Nội năm nay cũng tái khởi động kỳ thi riêng và các trường thành viên cũng dự kiến dành một tỷ lệ không nhỏ cho phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi này.
Việc tăng/giảm chỉ tiêu tuyển sinh với từng nhóm ngành, trường và từng phương thức tuyển sinh trong năm 2021 cho thấy các cơ sở giáo dục đại học đã phát huy mạnh mẽ vai trò tự chủ trong tuyển sinh. Việc chủ động, linh động trong điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh cho thấy nhà trường đã bám sát cung cầu của thị trường, có chiến lược nghiên cứu, xây dựng, triển khai phương thức xét tuyển mới phù hợp với đặc thù và mục tiêu tuyển sinh của mình. Đây là một khâu quan trọng để nhà trường bảo đảm nguồn tuyển, tự chủ tài chính và có điều kiện nâng cao chất lượng.
Video đang HOT
Tuy vậy, nhìn vào dự kiến điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh của một số cơ sở giáo dục đại học, cũng có vài trăn trở. Nếu các trường giảm quá mạnh chỉ tiêu các phương thức tuyển sinh truyền thống (như xét điểm thi tốt nghiệp THPT) cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thí sinh (vốn đã có chiến lược học tập từ trước).
Một số trường tăng chỉ tiêu ngành hot quá nóng nhưng các điều kiện bảo đảm chất lượng chưa tương xứng, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Việc đổ xô mở ngành và tăng chỉ tiêu ngành hot có thể dẫn đến nguy cơ thừa nhân lực khi nhu cầu bão hòa. Trong khi đó việc giảm mạnh cơ học chỉ tiêu một số ngành truyền thống khó tuyển nhưng xã hội cần cũng sẽ dẫn đến thiếu hụt nhân sự trong tương lai.
Tăng/giảm chỉ tiêu tuyển sinh là quyền của cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, song song với đó, các trường phải bảo đảm chất lượng đào tạo, nâng cao trách nhiệm xã hội, đồng thời cơ quan quản lý cũng phải tăng cường hậu kiểm. Bởi nếu việc tăng/giảm chỉ tiêu chỉ đơn thuần vì nguồn thu trước mắt, thì không chỉ người học bị thiệt thòi, nhà trường khó phát triển bền vững mà chất lượng nguồn nhân lực quốc gia cũng bị ảnh hưởng.
Có sử dụng chung kết quả 2 kỳ thi đánh giá năng lực?
Trong kỳ tuyển sinh ĐH năm 2021, miền Bắc có 2 đơn vị tổ chức kỳ thi riêng với tính chất đánh giá năng lực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu các trường khác có dùng chung được kết quả các kỳ thi này hay không?
Học sinh THPT ở Hà Nội tham gia thử nghiệm làm bài thi đánh giá năng lực của Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - ẢNH: NGỌC DIỆP
ĐH Quốc gia Hà Nội đã thông báo khá cụ thể về kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho học sinh THPT năm 2021. Như vậy, cho đến nay, cả nước chỉ có 3 đơn vị có kế hoạch tổ chức kỳ thi riêng với tính chất đánh giá năng lực học sinh, gồm ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Các "trường lớn" tổ chức kỳ thi riêng
Với kỳ thi của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (có tên gọi là kỳ thi đánh giá tư duy), trường sẽ tổ chức tại 2 địa điểm là Hà Nội và Thanh Hóa. Chỉ những thí sinh (TS) ít nhất đạt điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn sơ tuyển từ 7,0 trở lên mới được dự thi.
Dự kiến nhà trường sẽ lọc ra từ 8.000 - 10.000 TS được tham dự thi xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của TS, gồm 3 môn theo tổ hợp mà TS lựa chọn: toán - lý - hóa; toán - hóa - sinh; toán - văn - tiếng Anh. TS sẽ làm bài thi trên giấy. Đặc biệt kỳ thi này yêu cầu khá cao với TS về môn toán (thời gian làm bài môn toán chiếm 1/2 thời gian làm bài thi). Ngoài ra, so với kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội, ưu điểm của kỳ thi này là có nội dung môn tiếng Anh với thời lượng làm bài 60 phút.
Kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội lấy tên gọi là kỳ thi đánh giá năng lực, với nhiều mục tiêu.
Kỳ thi hướng tới việc đánh giá 3 nhóm năng lực chính của TS: Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực toán, xử lý số liệu, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận logic...; Năng lực khám phá và ứng dụng khoa học tự nhiên/công nghệ, khoa học xã hội. Bài thi bao gồm 150 câu hỏi với tổng thời gian làm bài là 195 phút. Trong đó, phần đánh giá tư duy định lượng có thời gian làm bài dài nhất, với 75 phút. Hai phần còn lại (tư duy định tính, khoa học tự nhiên - xã hội), mỗi phần TS làm bài trong 60 phút. TS làm bài thi trên máy tính. Hình thức câu hỏi là trắc nghiệm.
ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi tại Hà Nội cho khoảng 10.000 - 12.000 TS.
Theo nhiều trường ĐH, cả 2 kỳ thi đều được tổ chức bởi những đơn vị có năng lực khảo thí tốt nên kết quả thi hứa hẹn đáng tin cậy. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chi phối mà việc sử dụng kết quả này làm căn cứ để tuyển sinh của các trường có nhiều vấn đề cần suy tính, kể cả với những đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.
Kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phù hợp hơn với khối trường ĐH kỹ thuật, công nghệ nhưng vì quy mô kỳ thi nên nguồn tuyển phù hợp hơn với những trường tốp trên. Vì vậy đến nay cũng chỉ có một trường công bố có sử dụng phương thức dựa vào kết quả kỳ thi này để tuyển sinh, là Trường ĐH Mỏ địa chất.
Phải dùng thêm các tiêu chí phụ
Theo ông Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, trường ủng hộ chủ trương tiến hành tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Vì thế, việc sử dụng kết quả kỳ thi này là một trong 3 phương thức tuyển sinh của trường năm 2021.
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố bài thi mẫu vào 15.3
Theo ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện đã có nhiều cơ sở đào tạo bên ngoài liên lạc với ĐH Quốc gia Hà Nội đặt vấn đề sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Chủ trương của lãnh đạo ĐH này là tạo điều kiện tối đa. "Các trường cũng như Trường ĐH Ngoại thương đều đang đợi xem bài thi mẫu mà chúng tôi công bố ngày 15.3 thế nào. Sau khi có bài thi mẫu, nếu quyết định sử dụng, các trường sẽ có văn bản chính thức", ông Thảo nói.
Tuy nhiên, do đặc thù của trường (các ngành đào tạo ngoại ngữ), trường đang phải cân nhắc việc làm sao để đánh giá năng lực ngoại ngữ của TS khi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội không có phần đánh giá môn ngoại ngữ.
"Có thể khi sử dụng bài thi đánh giá năng lực do Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, chúng tôi sẽ phải sử dụng một số tiêu chí phụ để đánh giá phần ngoại ngữ của TS. Hiện chúng tôi cân nhắc là nên dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT ở bài thi ngoại ngữ hay kết quả học ngoại ngữ của học sinh ở THPT", ông Minh nói.
GS Nguyễn Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hà Nội, cho biết trường sẽ tiếp tục dựa vào kết quả đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh. Tuy nhiên, y dược là khối đặc thù nên tuyển sinh cho khối này thế nào sẽ là một vấn đề được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của hiệp hội các hiệu trưởng trường y dược tới đây.
"Ngoài kiến thức, các em còn phải có phẩm chất thấu cảm - đồng cảm với người bệnh. Cho nên chúng tôi mong về lâu dài các bộ câu hỏi của các kỳ thi đánh giá năng lực đưa vào được những nội dung có thể đánh giá năng lực này", GS Hải nói.
Bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cho rằng việc có 3 kỳ thi đánh giá năng lực ở cả 2 đầu Nam - Bắc đối với trường rất có ý nghĩa, do trường có cả các cơ sở ở phía bắc (Hà Nội, Quảng Ninh) và phía nam (TP.HCM).
Ở phía nam thì thuận lợi hơn, do kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM phù hợp với các tiêu chí tuyển chọn của Trường ĐH Ngoại thương trong xét tuyển. Nhưng với các kỳ thi ở phía bắc, trường phải tìm hiểu thêm để làm rõ căn cứ sử dụng.
Ví dụ, với kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội, nếu ĐH này không tách điểm của 2 khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trong phần khoa học) thì các trường khác cũng khó dùng. Hoặc do chỉ tổ chức ở Hà Nội, khả năng tiếp cận kỳ thi của TS ở các vùng miền như thế nào cũng là một vấn đề. Hoặc việc quy đổi thang điểm của kỳ thi ra thang điểm tương đương các kỳ thi chuẩn hóa của quốc tế như thế nào?...
Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sôi nổi, bổ ích tại TP.HCM Từ 7h sáng 24-1, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại TP.HCM đã diễn ra trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (268 Lý Thường Kiệt, Q.10) với rất nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích trong suốt cả ngày. PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GD- ĐT phát biểu tại Ngày hội Tư vấn tuyển...