Tuyển sinh 2021: Các trường đại học khối kinh tế có những điểm mới nào?
Hai trường đào tạo khối ngành kinh tế (gồm Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế-luật – ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ tuyển sinh ra sao trong năm 2021?
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – HÀ ÁNH
*Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tuyển sinh 6 phương thức các ngành đào tạo tại cơ sở chính TP.HCM trong năm 2021.
Phương thức 1 xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT (1% chỉ tiêu).
Phương thức 2 xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế (1% chỉ tiêu).
Phương thức 3 xét tuyển học sinh giỏi cho 40-50% chỉ tiêu ngành cho tất cả chương trình. Điều kiện đăng ký xét tuyển là học sinh giỏi , hạnh kiểm tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của theo hình thức giáo dục chính quy, tốt nghiệp THPT năm 2021.
Điểm xét tuyển là tổng điểm được quy đổi từ 4 tiêu chí sau, trong đó 1 tiêu chí bắt buộc và 3 tiêu chí không bắt buộc. Tiêu chí bắt buộc là điểm trung bình học lực năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (thỏa điều kiện phương thức xét tuyển học sinh giỏi ). Tiêu chí không bắt buộc gồm: Học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển học sinh giỏi ) tương đương IELTS 6.0 trở lên; Học sinh đạt giải thưởng (nhất, nhì, ba) kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, cấp thành phố (trực thuộc trung ương) các môn: toán, lý, hóa học, tiếng Anh, ngữ văn, tin học; Học sinh trường THPT chuyên/năng khiếu.
Phương thức 4 xét tuyển quả trình học tập theo tổ hợp môn cho 30-40% chỉ tiêu ngành (chương trình chuẩn, chất lượng cao) và 40-50% chỉ tiêu ngành (chương trình cử nhân tài năng giảng dạy bằng tiếng Anh).
Điều kiện đăng ký xét tuyển gồm: Có điểm trung bình tổ hợp môn (A00, A01, D01 hoặc D07) từ 6,5 trở lên cho các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của chương trình THPT theo hình thức giáo dục chính quy và tốt nghiệp THPT.
Điểm xét tuyển là tổng điểm được quy đổi từ 4 tiêu chí sau, trong đó 1 tiêu chí bắt buộc và 3 tiêu chí không bắt buộc. Tiêu chí bắt buộc là điểm trung bình tổ hợp môn đăng ký xét tuyển tính theo năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (thỏa điều kiện phương thức xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn). Tiêu chí không bắt buộc: Học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn) tương đương IELTS 6.0 trở lên; Học sinh đạt giải thưởng (nhất, nhì, ba) kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, cấp thành phố (trực thuộc trung ương) các môn: toán, lý, hóa, tiếng Anh, ngữ văn, tin học; Học sinh trường THPT chuyên/năng khiếu.
Phương thức 5 xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021 (10% chỉ tiêu chương trình chuẩn và chất lượng cao).
Phương thức 6 xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (chỉ tiêu còn lại).
Riêng các ngành đào tạo tại Phân hiệu Vĩnh Long, trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển học sinh giỏi; xét tuyển quả trình học tập theo tổ hợp môn dựa vào học bạ; xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
*Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng tuyển sinh theo 5 phương thức trong năm 2021.
Phương thức 1 xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh quy chế của Bộ GD- ĐT và tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT (mỗi trường một thí sinh) theo quy định và kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 (không quá 5% tổng chỉ tiêu).
Phương thức 2 ưu tiên xét tuyển theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM (không quá 15% chỉ tiêu). Thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu các trường ĐH, tỉnh thành trên toàn quốc; Học sinh của các trường THPT thuộc danh sách trường THPT do giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt năm 2021.
Phương thức 3 xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (30-60% chỉ tiêu).
Phương thức 4 xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 (tối đa 50% chỉ tiêu).
Phương thức 5 xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng Tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước) vào các chương trình chất lượng cao, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh (không quá 20% chỉ tiêu chương trình chất lượng cao và không quá 50% chỉ tiêu chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, tiếng Pháp).
Điều kiện đăng ký xét tuyển: Có điểm trung bình học tập trung học phổ thông từ 7,0 (thang điểm 10) hoặc 2,5 (thang điểm 4) hoặc từ 8 (thang điểm 12) và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên, hoặc có chỉ quốc tế ACT từ 25 điểm hoặc SAT từ 1100 điểm trở lên; hoặc có chứng chỉ tiếng Pháp từ tương đương DELF B1 trở lên hoặc tham gia thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp (xét tuyển đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp).
Thông tin tuyển sinh năm 2021 từng ngành của Trường ĐH Kinh tế-luật xem tại đây.
Trước đó, một số trường ĐH đào tạo khối ngành kinh tế đã công bố phương án tuyển sinh 2021 như: Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM…
Giúp học sinh THPT sớm hiểu về Tài chính và cách quản lý Tài chính
Sáng 23/1, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM (BUH) đã tổ chức chương trình "Giáo dục tài chính dành cho học sinh các trường THPT" (Savings Game) tại TP.
Học sinh THPT tham gia lớp học về Giáo dục về Tài chính do BUH tổ chức.
Chương trình được Trường ĐH Ngân hàng TPHCM triển khai nhằm thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Quỹ hợp tác quốc tế các ngân hàng tiết kiệm Đức (SBFIC).
Mục tiêu của Khóa đào tạo hướng đến là giáo dục tài chính để giúp các cá nhân, các gia đình quản lý ngân sách gia đình và tích lũy tiết kiệm hiệu quả.
Ngay trong đợt đầu tiên, BUH đã chào đón các Trường: THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT Bình Hưng Hòa, THPT Gia Định tham gia chương trình. Trong sáng 23/1, hơn 60 học sinh của Trường THPT đã tham gia khóa học, cũng như kết hợp với việc tham quan cơ sở vật chất và tìm hiểu các ngành đào tạo tại BUH.
Theo Ban tổ chức, khi tham gia khóa học học sinh sẽ hiểu được các khái niệm quan trọng như lạm phát, thanh khoản, bảo hiểm. Hiểu được ý nghĩa của ngân sách một hộ gia đình cũng như các cấu phần quan trọng như thu nhập, chi phí. Từ đó, giúp học sinh xác định và lựa chọn các tổ chức tài chính lành mạnh. Xác định, quản lý và phân tích ngân sách gia đình và cá nhân; giúp làm chủ được nhu cầu và mong muốn hiện tại và tương lai.
Giáo viên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập huấn chương trình Savings Game trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy cho học sinh
Đặc biệt chương trình không chỉ đào tạo thuần túy lý thuyết mà được thực hiện thông qua hình thức trò chơi. Các học sinh sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai thành một gia đình. Các thành viên sẽ cùng thảo luận và đưa ra các quyết định về việc làm, thu nhập, mua sắm, chi tiêu, tiết kiệm, vay mượn, đầu tư, sử dụng các sản phẩm tài chính và ứng phó với các tình huống bất ngờ.... để đạt được mục tiêu cuối cùng là số điểm chất lượng cuộc sống tối đa khi kết thúc trò chơi.
"Thông qua trò chơi, các em học sinh sẽ được truyền tải kiến thức một cách dí dỏm, nhẹ nhàng, tổng quát về tài chính, chi tiêu, đầu tư, giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngân sách một hộ gia đình và các quyết định về thu chi. Qua buổi học, các em sẽ có những bài học theo cảm nhận của riêng mình về tài chính cá nhân và có thể thấu hiểu hơn các khó khăn của cha mẹ trong các vấn đề tài chính của gia đình"- một giáo viên tham gia chương trình nói.
Khi tham gia chương trình Savings Game học sinh còn được tham gia khám phá, trải nghiệm không gian học tập tại BUH
Được biết, chương trình sẽ tiếp tục được triển khai mở rộng cho học sinh các trường THPT tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
“Mở bài thi" IELTS trên máy tính tại Việt Nam Chiều 22/1 tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục IDP Việt Nam (viết tắt IDP) và Học viện đào tạo Sydney đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, đối tác bài thi IELTS trên máy tính tại Việt Nam. Đại diện Học viện Đào tạo Sydney và Tổ chức Giáo dục IDP ký hợp tác chiến lược. Nguyên Thứ...