Tuyển sinh 2021: Chọn ngành thế nào để đón đầu xu thế?
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo dự báo nhiều công việc hiện tại sẽ bị “xoá sổ” hoàn toàn và kéo theo đó là sự hình thành của nhiều ngành nghề mới. Vậy thí sinh nên chọn ngành thế nào là hợp lý?
Tiến sĩ Ngô Minh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định cho biết hiện nay rất nhiều trường đào tạo những ngành thời thượng và tên gọi rất hấp dẫn.
Cụ thể như ngành PR, ngành Logistic, ngành Fintech, ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), ngành Thiết kế xanh, ngành Thương mại điện tử, ngành Quản trị môi trường doanh nghiệp …
Nếu thí sinh để ý, cách đây 10 năm xu thế cũng như vậy cho các ngành Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Kiểm toán… dẫn tới hệ quả là cung vượt cầu, chưa kể là các ngành quá chuyên sâu, dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong chuyển đổi ngành nghề, hoặc thiếu kiến thức tổng quát để có thể hoàn thành yêu cầu công việc.
Ảnh minh họa
“Mỗi một ngành nghề đều có những yêu cầu đặc thù về năng khiếu cũng như năng lực khác nhau để thành công. Tôi cho rằng nếu thí sinh có khả năng ngôn ngữ, thích giao tiếp, các ngành về sư phạm, truyền thông, kinh doanh là phù hợp.
Còn nếu thí sinh yêu thích tính toán, con số, logic, sự hoàn hảo, các ngành liên quan tới tài chính, kiểm toán sẽ là thế mạnh.
Trong trường hợp thí sinh thích vận động; yêu cái đẹp, các ngành liên quan tới nghệ thuật sẽ là lựa chọn hợp lý.
Video đang HOT
Nghề nghiệp lý tưởng chính là sự giao thoa giữa thứ bạn thích. Tôi cho rằng điều bạn có khả năng, và quan trọng nhất, thứ xã hội cần”, TS. Ngô Minh Hải nói.
Cũng theo TS. Ngô Minh Hải, chọn trường cũng là bước quan trọng nhất ngoài những thông tin chính thống từ trường, thí sinh còn có thể tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau như sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp, chuyên gia, cán bộ công nhân viên cũng như các tổ chức kiểm định độc lập, thậm chí cả các confession, mạng xã hội, cộng đồng review trên mạng.
Thạc sĩ Hoàng Trọng – giảng viên Khoa Toán – Thống kê (ĐH Kinh tế TP.HCM) thì cho biết ngành nghề đào tạo nào cũng cần cho xã hội và thu nhập của sinh viên sau khi ra trường cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố chủ quan là khả năng học tập và nắm bắt của sinh viên cũng như năng lực của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào.
Những điều đó sẽ quan trọng hơn là việc chúng ta học ngành “hot” hay là không “hot”, đón đầu xu thế hay không đón đầu xu thế.
“Tất nhiên, nếu biết chọn học những ngành theo kịp xu hướng thời đại, nếu trong quá trình học tập, bên cạnh kiến thức và thái độ học tập, làm việc, chúng ta chịu khó rèn luyện các kỹ năng vượt trội thì chúng ta sẽ có nhiều cơ hội nhận mức thu nhập cao hơn sau khi ra trường.
Hiện nay các doanh nghiệp tuyển dụng trả lương không theo thang bậc truyền thống mà đa số trả lương theo hiệu quả công việc, theo đóng góp của cá nhân đối với doanh nghiệp. Vì thế, thái độ của người học với ngành nghề mình chọn rất quan trọng”, Thạc sĩ Hoàng Trọng nói.
Còn theo Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) thì: “Chẳng có trường nào, ngành nào có thể bảo đảm cho em có việc làm 100% nếu em không đủ năng lực, không có kỹ năng và thái độ luôn tiêu cực cả.
Khi có năng lực chuyên môn tốt, có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có kỹ năng mềm thì chắc chắn sẽ có công việc như ý.
Để thành công cần phải có thái độ luôn tích cực, cầu tiến. Chính vì vậy, ngoài việc chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở trường thì người học cũng luôn cần có rèn luyện, phấn đấu tốt trong học tập.
Sự năng động, thái độ tích cực để hòa nhập trong những môi trường mới cũng quan trọng không kém gì việc các em băn khoăn chọn ngành nào”.
Sinh viên hai ngành mới Fintech, Tự động hóa của PTIT tuyển sinh thế nào, học những gì?
Công nghệ tài chính cùng Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là 2 ngành đào tạo mới sẽ được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tuyển sinh từ năm 2021 với chỉ tiêu dự kiến lần lượt là 100 và 70 sinh viên.
PTIT dự kiến tuyển 170 chỉ tiêu cho 2 ngành mới
Trong phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021 mới được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT công bố, kỳ tuyển sinh năm nay, nhà trường tuyển sinh 3.500 sinh viên cho 12 ngành đào tạo ở cả hai cơ sở Hà Nội và TP.HCM.
Đáng chú ý, Công nghệ tài chính (Fintech), Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là 2 ngành đào tạo mới được PTIT quyết định mở, bắt đầu tuyển sinh và đào tạo từ năm nay.
Việc mở mới hai ngành đào tạo mới Fintech, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ đại học không những phù hợp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công cuộc chuyển đổi số mà còn phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của Học viện.
Tổng thời gian đào tạo Cử nhân ngành Fintech của PTIT là 4 năm, Kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là 4,5 năm (Ảnh minh họa)
Trong năm đầu tiên tuyển sinh, ngành Fintech dự kiến tuyển 100 chỉ tiêu và chỉ tuyển tại cơ sở đào tạo Hà Nội. Còn ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa chỉ tuyển tại cơ sở TP.HCM, với chỉ tiêu 70 sinh viên. Đặc biệt, với Fintech, PTIT là trường đầu tiên trong cả nước mở ngành đào tạo đại học hệ chính quy về lĩnh vực này.
Cũng như 10 ngành đào tạo khác của Học viện, năm nay 2 ngành mới Fintech, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cũng được xét tuyển theo 3 phương thức gồm: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện; Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021; Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện.
Ba phương thức tuyển sinh của PTIT trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy 2021.
Riêng với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ngành Fintech của Học viện sẽ xét tuyển thí sinh theo 1 trong 3 tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1) hoặc Văn, Toán, Anh văn (khối D1). Với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, tổ hợp môn xét tuyển là A hoặc A1.
Học các ngành Fintech, Tự động hóa của PTIT sẽ làm ở đâu?
Về chương trình đào tạo, ngành Fintech của PTIT có tổng khối lượng kiến thức 133 tín chỉ (không bao gồm nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và kỹ năng mềm). Trong đó, 43 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương, 44 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 36 kiến thức chuyên ngành và 10 tín chỉ thực tập, tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo Fintech được thiết kế để cung ứng nguồn nhân lực trình độ cử nhân công nghệ tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển của nền kinh tế số. Thông qua chương trình, sinh viên sẽ khám phá lý thuyết về tài chính và ứng dụng của chúng cũng như các công nghệ như blockchain, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo có thể tạo đổi mới trong hoạt động tài chính.
Sau khi tốt nghiệp ngành Fintech, sinh viên có đủ năng lực để đảm nhận những vị trí công việc như: các bộ phận quản lý hệ thống thông tin, quản trị phân tích dữ liệu, quản trị và phân tích rủi ro, quản lý dự án công nghệ tại các định chế tài chính; bộ phận phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính tại các định chế tài chính; bộ phận CNTT, quản lý phát triển kinh tế số tại một số cơ quan nhà nước; bộ phận phát triển sản phẩm và dịch vụ tại các doanh nghiệp công nghệ, công ty khởi nghiệp...
Với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Cụ thể, theo chương trình đào tạo của ngành mới này, tổng khối lượng kiến thức gồm 150 tín chỉ, cũng không bao gồm nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và kỹ năng mềm. Cụ thể, bên cạnh 53 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương, sinh viên ngành này còn phải hoàn thành 46 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 36 kiến thức ngành và chuyên ngành, 3 tín chỉ thực hành chuyên sâu và 12 tín chỉ thực tập, tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có đủ năng lực đảm nhận nhiều vị trí công việc trong các cơ quan nhà nước (Sở KHCN, Sở Công Thương, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ...); các công ty tư vấn thiết kế, xây lắp, tư vấn giám sát công trình, công ty thương mại về lĩnh vực điện, điện tử, tự động hóa và hệ thống nhúng công nghiệp...; các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp với vai trò người trực tiếp hay quản lý điều hành; hoặc làm công tác đào tạo, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ về điện, điện tử và tự động hóa.
Vì sao công nghệ thông tin thu hút học sinh? Được xem là lĩnh vực 'xương sống' len lỏi, kết nối ở tất cả lĩnh vực trong đời sống, công nghệ thông tin được dự đoán sẽ là ngành học thu hút rất nhiều thí sinh và nhu cầu nhân lực ngành này sẽ rất lớn. Đại diện các trường đại học tham gia buổi tư vấn ngày 11.3 đều cho rằng nhu...