Tường trình từ tâm điểm bệnh “lạ”
Hàng chục đoàn chuyên gia y tế vào rồi lại ra, nguyên nhân vẫn không thể xác định nổi. Với người dân Ba Tơ thì đây là bệnh “lạ”, nhưng cách phản ứng của các cơ quan chức năng cho chúng ta cảm giác là bệnh này rất “quen”.
Các bệnh nhân mắc bệnh “lạ” đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ.
Mắc bệnh – tử vong
Cả gia đình chị Phạm Thị Lẩy đều mắc bệnh “lạ”, người mẹ chồng đã chết.
Chắc tại… con trâu (?)
Video đang HOT
Quá tải – “quá khổ”
Bộ Y tế cấp phát thuốc cho địa phương phát sinh bệnh “lạ”
Ngày 13/5, đoàn công tác của Bộ Y tế phối hợp với huyện Ba Tơ tiến hành phun hoá chất khử khuẩn, tổng vệ sinh môi trường, phát gạo và cấp phát thuốc vitamin tổng hợp nhằm nâng cao sức đề kháng và bổ sung khoáng chất cho gần 1.400 hộ dân. Ngoài ra, người dân còn được nhận 1.000 chiếc chiếu, mền có tẩm Icon 2,5cs – hoá chất nhằm xua đuổi côn trùng, các loại bọ chét, đặc biệt là mò đỏ.
Cùng ngày, huyện Ba Tơ đã cấp phát 67,5 tấn gạo trắng cho trên 1.500 khẩu của xã Ba Điền và 31 khẩu của 4 xã có người mắc bệnh là Ba Vinh, Ba Ngạc, Ba Tô và Ba Xa. Đến ngày 13.5, hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân – hay còn gọi là bệnh “lạ” – tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã khiến 205 người mắc và 21 trường hợp tử vong.
Phạm Khang
TheoLao động
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế điều trị "bệnh lạ" ở Quảng Ngãi
Ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký văn bản ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Hướng dẫn lần này rất chi tiết trong chẩn đoán và điều trị.
Phân biệt với các bệnh da khác
Theo Bộ Y tế, khi trực tiếp tham gia khảo sát, thăm khám trực tiếp, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nhân ở các xã Ba Điền, Ba Xa, Ba Ngạc, Ba Tô, Ba Vinh ( huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) bị các triệu chứng: viêm da, dày sừng, bong vảy, khô, nứt nẻ ở bàn tay, bàn chân kèm theo tăng men gan (SGOT, SGPT), Hội đồng khoa học của Bộ Y tế bước đầu nhận định đây là Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, căn nguyên đang được điều tra xác định.
Bộ trưởng Bộ Y tế khám cho bệnh nhân ở Quảng Ngãi
So với hướng dẫn được ban hành cuối tháng 1/2012, hướng dẫn điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân lần này chi tiết, cụ thể hơn, giúp tuyến dưới có thể nhận định, phát hiện sớm ca bệnh cũng như có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về điều trị tùy theo độ nặng - nhẹ của ca bệnh. Ví như trước đây trong hướng dẫn chẩn đoán, xác định ca bệnh chỉ nêu các yếu tố về dịch tễ (sống ở trong khu vực có bệnh lưu hành) và dựa trên các biểu hiện lâm sàng cơ bản (tổn thương cơ bản là các mảng do đỏ sẫm, ranh giới rõ với da lành, dày sừng nức nẻ, bong vảy ở bàn tay, bàn chân và các biểu hiện toàn thân khác như sốt, mệt mỏi và sét nghiệm men gan tăng. Còn ở hướng dẫn lần này, để giúp tuyến dưới xác định sớm ca bệnh, tránh chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác, Hội đồng khoa học đưa ra những hướng dẫn phân biệt cụ thể với các bệnh dễ nhầm lẫn như bệnh Dày sừng lòng bàn tay bàn chân di truyền, viêm da cơ địa, viêm kẽ, vảy nến...
Đặc biệt trong hướng dẫn chẩn đoán mức độ bệnh, ngoài hướng dẫn chi tiết các dấu hiệu phân biệt mức độ bệnh ở thể nhẹ, bệnh độ nặng và biến chứng, Hội đồng còn lưu ý cơ sở điều trị phải chú ý phát hiện những biến chứng và các bệnh kèm theo ở bệnh nhân như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, sốt mò, sốt rét, viêm phổi, viêm màng não, hôn mê, co giật.
Bộ Y tế cũng lưu ý, với Hội chứng viêm day dày sừng bàn tay, bàn chân nếu xảy ra ở các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thiếu máu thì bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn, phải đặc biệt lưu ý trong theo dõi điều trị.
Hướng dẫn chi tiết trong điều trị ca bệnh
Trong hướng dẫn trước, khi phát hiện ca bệnh thể nặng, bệnh nhân được đề nghị chuyển đến BV Phong và Da liễu TƯ Quy Hòa, còn trong Hướng dẫn mới, với các ca bệnh nặng và biến chứng, Bộ Y tế đề nghị người bệnh cần được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu của các BV đa khoa tuyến tỉnh hoặc TƯ, khi cần phải có hội chẩn với các chuyên khoa có liên quan.
Đặc biệt, phác đồ điều trị ca bệnh nặng và có biến chứng được chỉ ra chi tiết, từ việc điều trị toàn thân bằng các loại thuốc hỗ trợ gan đến nuôi dưỡng, phác đồ cũng hướng dẫn chi tiết, cụ thể các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, dịch truyền, vitamin . Đồng thời cũng có hướng dẫn cụ thể điều trị với những trường hợp diễn tiến nặng dẫn đến hôn mê gan hoặc tiền hôn mê gan.
Ngoài ra, Hội đồng khoa học cũng lưu ý các cơ sở điều trị phải theo dõi chặt những trường hợp có nhiễm trùng kèm theo để tích cực tìm nguyên nhân: chụp phổi, cấy máu tìm vi khuẩn ký sinh trùng sốt rét, làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán rickettsia, leptospira, công thức máu, khí máu, đường máu, điện giải đồ, urê, creatinin...
Các trường hợp đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai cũng có hướng dẫn điều trị riêng để phù hợp với tình trạng sức khỏe trẻ em vàn người đang mang thai. Thuốc cũng được lựa chọn khác so với bệnh nhân bình thường nhằm giảm tối đa nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Theo một bác sĩ điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ, với phác đồ chi tiết này, khi phát hiện ca bệnh, y tế cơ sở hoàn toàn có thể tự tin điều trị theo hướng dẫn bởi các loại thuốc, dịch truyền, liều lượng được chỉ ra rất chi tiết, cụ thể và việc điều trị sớm theo đúng hướng dẫn sẽ giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần vệ sinh môi trường sạch sẽ đi giầy dép tăng cường rửa tay, chân bằng nước sạch, nhất là sau khi lao động tránh tiếp xúc với các hoá chất, nhất là các thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn, đúng quy cách trong khi lao động ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bộ Y tế nhận định nguyên nhân gây "bệnh lạ" Ngày 7/5, Bộ Y tế đã có báo cáo về các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (hay được gọi là "bệnh lạ") tại huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi). Theo nhận định ban đầu của Bộ Y tế thì nhiều khả năng các trường hợp mắc bệnh do bị nhiễm độc,...