Tương phùng cá cóc
Cá cóc như “báu vật” trời ban cho sông nước Cửu Long xứ mình và Biển Hồ nước bạn. Ai may mắn ăn một lần liền ước ao có lần thứ hai. Người chưa ăn càng khao khát!
Người thèm, kẻ sợ
Cái tên cá cóc có nhiều giai thoại.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho rằng sở dĩ có tên cá cóc là do đọc trại ra từ cách đặt tên cá này của người Campuchia.
Mê say lẩu cá cóc “ngắm” bông!
Dân gian thì nói, khi bắt được những con cá cóc lớn, còn sống, nó còn nghiến răng như “cậu ông trời”.
Thuộc họ cá chép Cyprinidae, cá cóc có tên khoa học Cyclocheilichthys enoplos, đặc sản của dòng Mekong hiền hòa. Ở nước ta, cá cóc thường sống trong các sông Tiền, sông Hậu, thích ở những vực nước xoáy và tầng đáy. Theo một số ngư dân giàu kinh nghiệm ở Vĩnh Long, cá cóc thường sống theo đàn. Và sau mùa nước nổi ở miền Tây, cá mẹ sẽ bơi ngược về Biển Hồ đẻ trứng. Có nhiều cách để người ta bắt cá: thả lưới chìm, giăng câu tận đáy và “bao chà” (cắm cây tạo chổ trú quen thuộc cho cá tôm dưới sông, hồ, rồi đợi con nước ròng sát bất ngờ bao lưới vào bắt).
Cũng chính cái tên nghe dễ “nổi da gà”, có người không dám gắp vì sợ bị ngộ độc “tiêu đời” như ăn thịt cóc. Thế nên, một chủ nhà hàng chuyên hải sản ở TP.HCM nói rằng, nếu bán cá cóc, anh sẽ đổi tên nó mỹ miều hơn.
Hòa ca
Nhưng dẫu sao, khi xuôi miền Tây sông nước hữu tình, chưa ăn được cái… vảy con cá cóc thì xem như bạn chưa nếm đủ sản vật nơi đây!
Tùy vào nguyên liệu và thói quen bản địa, cá cóc sẽ “vinh hạnh” với những món ngon khác nhau. Ở Vĩnh Long có món cá cóc kho nước dừa ngon “hút hồn”. Qua Tiền Giang, gặp cá cóc kho lạt với trái me xanh, kèm xoài hườm bằm nhuyễn, ngon “vẹo lưỡi”.
Phải đun lửa riu riu cho thịt cá thấm gia vị và mỡ cá hòa vào nước cá kho, toát lên mùi thơm thanh thoát. Quan trọng hơn, vảy cá sẽ nở bung ra, giòn sừn sựt, nhai vào như trỗi nhạc! Đặc biệt, thịt cá sẽ ngọt thơm hơn nếu có vảy cá. Mất vảy cá, thịt cá trở nên nhạt nhẽo, trơ trụi như Bá Nha thiếu Tử Kỳ!
Về đến Sài Gòn, những món ngon cá cóc thêm phóng khoáng, nhờ hội ngộ khách tri kỷ đủ ba miền.
Video đang HOT
Anh Tuấn, gốc Vĩnh Long, ghé rủ đi ăn cá cóc, tôi mừng hí hửng. Ngồi vào bàn ăn, nhìn món lẩu cá cóc “ngắm” bông, anh bộc bạch: “Tui nhớ má quá trời! Ở quê, đi chợ gặp cá cóc bà mua liền, không so đo mắc rẻ, gửi lên cho tui!”.
Thiếu vảy, cá cóc hết… duyên
Nhìn nồi nước lẩu màu trắng sữa, màu của cơm mẻ pha nước hầm xương heo, gợi cho tôi nhớ đến dòng nước phù sa của sông Tiền, sông Hậu. “Sữa” phù sa Cửu Long nuôi nấng bao cây trái và họ hàng cá cóc, cá cầy lớn “phổng phau”. Thêm mớ bông điên điển vàng tươi, bông so đũa trắng muốt tựa tà áo học trò “bồng bột thơ ngây”, cọng bông súng đỏ hồng như bao phận người lam lũ… Tất cả, chứa chan “hồn” đất, tình người!
Tình người miền Tây chân chất, hồn nhiên giống món cá cóc nướng muối ớt thơm lừng vậy. Tạm hiểu thế này nhé: Tôi là cá cóc, không phải cá cầy. Thịt tôi gây… nhớ vì ngọt thơm đặc trưng, mang chút dư vị rong rêu tinh sạch nơi sông sâu, hồ rộng. Và mỡ béo đậm nhưng không gây ngán. Ăn nóng thật mê ly! Ai không chê, xin mời!
Như đã nói, phóng khoáng là tính cách “máu thịt” của dân Nam bộ. Nhờ vậy, ẩm thực vùng này không bảo thủ, luôn dung dưỡng cái mới. Thế nên, mới có món cá cóc quay ngạt ngào hương sả, xen chút nồng cay của ớt hiểm, “áo” (bao bọc) thịt cá cóc trắng tươi, dẻo dai, dạt dào cung bậc ngọt – béo – bùi!
Cần nói thêm, miền Nam có 3 nơi thường bán các món ngon cá cóc: quán cơm Tân Tân, ở Vĩnh Long quán Tạ Hiền ở TP. Mỹ Tho, Tiền Giang và một quán nướng trên đường Nguyễn Thị Diệu, Q.3, TP.HCM.
Ngon chân phương cá cóc nướng muối ớt
Lạ miệng với cá cóc quay
Theo ihay
Những sinh vật xấu xí nhất hành tinh
Cá mập yêu tinh với cái đầu ghê rợn, giống chó mắt lồi, trụi lông ở Trung Quốc hay cá blobfish có khuôn mặt rầu rĩ... sẽ khiến không ít người sợ hãi khi nhìn thấy.
Loài dơi tai to Rhinolophus mossambicus mới được phát hiện ở phía Đông châu Phi.
Loài cá blobfish có khuôn mặt rầu rĩ đáng thương và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Blobfish sống dưới độ sâu 800 m ở khu vực vùng biển phía đông nam Australia. Cơ thể của blobfish lúc nào cũng phồng rộp lên. Nó có một cái đầu và một cái mũi rất to, cái miệng trĩu nặng xuống, chính vì vậy mà nhiều người đã gọi cá blobfish bằng một cái tên khác là "cá buồn rầu".
Bề ngoài sần sùi và gai góc của loài cá cóc (oyster toadfish). Đây là loài cá ăn tạp chuyên ăn những động vật nhỏ hơn. Cá cóc sinh sống chủ yếu ở bờ biển vùng Caribbe.
Loài chó xấu nhất thế giới ở Trung Quốc với đôi mắt lồi, trụi lông và lưỡi luôi lè ra gớm ghiếc.
Loài động vật đẳng túc được phát hiện ở độ sâu hơn 1.800m dưới lòng đại dương, nơi không có ánh sáng, áp suất cao và nhiệt độ rất thấp (khoảng âm 39 độ C).
Sphynx được xem là loài mèo xấu xí nhất hành tinh với chiếc đầu dữ dằn, không lông. Dù có vẻ bề ngoài trông đáng sợ nhưng giống mèo Sphynx được cho là rất tình cảm, hiếu động và cũng rất thông minh.
Loài cá rồng đen (black dragonfish) có thân dài mềm mại, sống ở độ sâu gần 2000 mét, nổi tiếng nhờ đôi mắt kinh hoàng. Cá cái có độ dài khoảng 40cm, cặp mắt bé và hai chiếc răng dài dùng để xé thịt những con cá khác.
Một con chuột chũi mũi sao, loài nuốt thức ăn qua mũi, chủ yếu sống ở phía Đông Canada và Đông Bắc nước Mỹ.
Loài cá chày (Monkfish) sinh sống chủ yếu ở Tây Bắc Đại Tây Dương, có da màu đen, miệng rộng với những chiếc răng sắc nhọn.
Kền kền California có vẻ ngoài kỳ dị, với chiếc đầu hói và da màu tím, vàng và đỏ tươi. Đây là loài chim có sải cánh lớn nhất ở Bắc Mỹ. Kền kền California cũng là một trong những loài chim nặng nhất hành tinh.
Lợn biển là loài sống ở đáy biển và có da giống như lợn. Loài vật này hấp thụ thức ăn bằng cách lọc các sinh vật trong bùn. Hiện số lượng còn khoảng 300 đến 600 con.
Loài chuột chũi không lông sống chủ yếu ở phía Đông châu Phi. Loài vật trần trụi này có da màu hồng và đen loang lổ. Phổi của chúng rất nhỏ nên có thể sống đến 28 năm dưới lòng đất.
Cá mập yêu tinh (goblin shark) có cái đầu dị dạng với những chiếc răng lởm chởm ghê rợn, chiếc mũi kéo dài. Loài cá này có thể bắt gặp ở khắp nơi trên thế giới từ Australia đến Thái Bình Dương, nhưng chúng chỉ được tìm thấy ở vùng biển sâu, nơi ánh nắng mặt trời khó chạm tới (độ sâu khoảng 200m).
Loài khỉ Aye-aye sinh sống ở Madagascar, nơi chúng bị coi là điềm xấu nên thường bị giết hại.
BÌNH AN
Theo Infonet
Về miền Tây ăn cá cóc Dân sành ăn hay về Vĩnh Long ghé tiệm cơm Tân Tân trên đường Trưng Nữ Vương, để thưởng thức món cá cóc nấu canh chua, lẩu cá cóc và đặc biệt cá cóc kho nước dừa. Cá cóc kho nước dừa đơn sơ mà bắt... cơm. Cá cóc kho nước dừa thường chọn con có trọng lượng trên dưới một ký là...