Tướng NATO khẳng định Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh
Các nhà ngoại giao Nga phủ nhận cáo buộc của tướng Ben và nói rằng tuyên bố của tướng Mỹ là “trò hề”.
Nga trong cuộc tập trận Zapad năm 2013.
Trung tướng Mỹ Ben Hodges, chỉ huy lực lượng liên quân ở châu Âu, cho biết cuộc tập trận quy mô lớn vào tháng 9 tới của Nga sẽ là bước đệm để quốc gia này xâm lược khu vực Đông Âu. Tướng Ben cho biết động thái của Nga là một chiêu “Con ngựa thành Troy” để tiến đánh châu Âu.
Con ngựa thành Troy là con ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng quân Troy trong cuộc chiến thành Troy. Sau 10 năm chiến đấu ở thành Troy, quân Hy Lạp không thể chiến thắng quân Troy bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc phải làm theo kế của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Troy, khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng Athena đã bị phá hủy.
Thực chất trong con ngựa chứa đầy lính. Khi quân Troy no say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp trong bụng ngựa đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào. Nhờ có ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã chiến thắng và hoàn toàn đánh bại quân địch.
Video đang HOT
Các tướng tá NATO sẽ phải rất cẩn trọng khi quân Nga bắt đầu dồn vũ khí hạng nặng tới Belarus trong cuộc tập trận Zapad 2017. Đây được xem là cuộc tập trận quy mô lớn nhất của Nga, với sự tham gia của 10 vạn binh sĩ và luyện tập sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cuộc tập trận tương tự diễn ra năm 2013 và rất được thế giới quan tâm. Căng thẳng ở khu vực Baltic vẫn đang lên cao, nhất là khi Nga và NATO đều dồn quân tới khu vực này và hằm hè lẫn nhau.
Đây được đánh giá là cuộc tập trận quy mô lớn nhất châu Âu năm 2017.
Trong cuộc tập trận năm 2013, Nga đã điều động lực lượng đặc nhiệm tới. Ngoài ra, Nga còn trình diễn sử dụng thiết bị không người lái, tên lửa tầm xa. “Ai cũng lo lắng. Đây là một kế con ngựa thành Troy của Nga. Họ chỉ tập trận, nhưng sẽ bất ngờ chuyển toàn bộ quân lực tới khu vực này”, tướng Ben nói.
Các nhà ngoại giao Nga phủ nhận cáo buộc của tướng Ben và nói rằng tuyên bố của tướng Mỹ là “trò hề”.
NATO tuyên bố vẫn duy trì lực lượng thường trực ở Thụy Điển, Ba Lan và Ukraine, đề phòng xung đột diễn ra.
Theo danviet
Tướng Mỹ không tin Triều Tiên có thể bắn trúng lãnh thổ
Phó chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng tên lửa Triều Tiên chưa đủ khả năng tấn công lục địa Bắc Mỹ.
Tướng Selva nhận định ICBM Triều Tiên không thể đánh trúng Mỹ. Ảnh: Washington Post.
"Tôi không cho rằng lần phóng thử hôm 4/7 cho thấy Triều Tiên có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ với độ chính xác, mức độ đáng tin cậy hay khả năng thành công", Sputnik dẫn lời Phó chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Paul Selva hôm 18/7.
Tuyên bố này được tướng Selva đưa ra trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về chương trình vũ khí Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa Hwasong-14 của họ có thể tấn công lãnh thổ Alaska của Mỹ.
Các cơ quan tình báo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho rằng Hwasong-14 là "cột mốc đáng sợ" trong chương trình tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đạt được sớm hơn nhiều năm so với những ước tính trước đây của họ.
"Nó là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đúng nghĩa, chứ không phải một tên lửa kiểu như ICBM. Không có lý do nào để cho rằng nó có tầm bắn tối đa dưới 6.500 km", ông Jeffrey Lewis, giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu chống phổ biến vũ khí James Martin (JMCNS) cho biết.
David Wright, đồng giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS) ở Mỹ tính toán rằng Hwasong-14 có thể dễ dàng bắn xa hơn 6.500 km. "Tầm bắn này không đủ để vươn tới các thành phố lớn của Mỹ hoặc các cụm đảo lớn ở Hawaii, nhưng thừa sức bao trùm toàn bộ khu vực bang Alaska", ông Wright khẳng định.
Tuy nhiên, độ chính xác của Hwasong-14 là điều nghi vấn, nhất là khi Bình Nhưỡng không công bố thông tin này. Để đánh trúng mục tiêu lớn như căn cứ hải quân hay thành phố, động cơ trên ICBM cần được ngắt một cách chính xác và đúng thời điểm. Nếu bị ngắt sớm hơn dự kiến chỉ vài giây, nó có thể lệch mục tiêu đến hàng chục km và trở nên vô dụng. Điều này buộc nhà sản xuất phải liên tục bắn tên lửa để kiểm tra, điều không thể đạt được chỉ trong một vụ phóng thử.
Chuyên gia phân tích John Schilling cho rằng một vụ thử duy nhất không thể chứng minh độ tin cậy của Hwasong-14. Bên cạnh đó, kíp vận hành cũng chưa chứng tỏ khả năng sẵn sàng chiến đấu thực tế, nhất là khi đối mặt với các đợt tấn công phủ đầu của Mỹ và Hàn Quốc. Họ sẽ cần luyện tập rất nhiều để có thể triển khai và thu hồi tổ hợp Hwasong-14 một cách hiệu quả.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Tướng Mỹ, Hàn cảnh báo Triều Tiên về nguy cơ chiến tranh Chỉ huy quân đội Mỹ và Hàn Quốc cho rằng họ sẽ không "mãi kiềm chế" trước các hành vi khiêu khích của Triều Tiên. Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc Vincent K. Brooks (trái) và Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Lee Sun-jin. Ảnh: AFP. "Tự kiềm chế là một lựa chọn và cũng...