Tự ý bỏ thuốc chống đông, người bệnh may mắn được can thiệp kịp thời
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa can thiệp tĩnh mạch não của bệnh nhân hút ra nhiều cục máu đông, tái thông dòng chảy thành công.
Bệnh nhân Đ.T.X. (nữ, 62 tuổi) được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não từ vài tháng trước. Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc chống đông và theo dõi định kỳ, tuy nhiên gần đây, bệnh nhân tự ý bỏ thuốc.
Trước vào viện 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu nhiều nên gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đọc kết quả trên phim chụp cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện bị tắc một nhánh của tĩnh mạch não.
Nhập viện điều trị 1 ngày sau, bệnh nhân rơi vào hôn mê, hình ảnh chụp kiểm tra lại cho bệnh nhân thấy vừa xuất hiện nhồi máu vừa bị xuất huyết não.
Các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn và xác định đây là trường hợp huyết khối tĩnh mạch tăng lên và gây biến chứng nặng nhất cho người bệnh. Nhóm can thiệp đột quỵ não của bệnh viện gồm các bác sĩ Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Hồi sức cấp cứu và Điện quang can thiệp quyết định đưa ống thông vào hút huyết khối cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, 80% các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch não là không rõ nguyên nhân, bệnh không gây triệu chứng rầm rộ như tắc động mạch não mà thường khi đến viện bệnh nhân đã có tiến triển hoặc biến chứng nặng.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch não thông thường chỉ dùng thuốc, tuy nhiên, với những trường hợp huyết khối lan rộng, tình trạng lâm sàng xấu đi rất nhanh, không đáp ứng với điều trị nội khoa thì nên cân nhắc can thiệp trong lòng mạch máu.
Hiện nay, nhiều phương tiện chẩn đoán hiện đại ra đời giúp cho các bác sĩ hiểu rõ về cơ chế của các bất thường mạch máu trong sọ, vì vậy hầu như các bệnh lý mạch máu trong não có thể được phát hiện ở giai đoạn chưa biến chứng. Nếu người bệnh được phát hiện và điều trị can thiệp trước khi biến chứng xuất huyết thì khả năng hồi phục gần như hoàn toàn mà không để lại hậu quả thần kinh nào.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Người dân tuyệt đối không nên chủ quan khi đã được chẩn đoán các bệnh lý mạch máu não, nên tuân thủ điều trị và uống thuốc đầy đủ theo đơn. Chủ động theo dõi những dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm, đi khám và điều trị kịp thời, tránh mọi biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Sao lại dùng thuốc trầm cảm cho bệnh nhân đột quỵ?
Mẹ tôi bị đột quỵ nhồi máu não (mặc dù vẫn đang uống thuốc huyết áp). Sau khi xuất viện bác sĩ kê đơn các thuốc: Telmisartan, rosuvastatin, aspirin.
Về nhà uống thuốc theo đơn bác sĩ, nhưng mẹ tôi vẫn cứ luôn ở trong tình trạng lo lắng quá mức, sợ chết, tâm trạng rất xấu và không ngủ được... Được 1 tháng tái khám, ngoài các thuốc trên, bác sĩ có kê thêm thuốc amitriptyline. Uống các thuốc này thì tâm trạng mẹ tôi tốt hơn, bớt lo lắng và ngủ được. Thế nhưng, khi đọc hướng dẫn sử dụng thì đây là thuốc trị trầm cảm. Xin hỏi sao mẹ tôi lại phải dùng các thuốc trên?
Trịnh Thúy Hoa (Vĩnh Phúc)
Đối với những người bị đột quỵ nhồi máu não sau khi điều trị ổn định ở bệnh viện về nhà vẫn phải tiếp tục dùng thuốc. Tùy từng người bệnh cụ thể mà bác sĩ kê đơn dùng thuốc thích hợp. Trong trường hợp của bà là các thuốc:
Thuốc trị tăng huyết áp (telmisartan): Đối với người bệnh tăng huyết áp đã phải dùng thuốc cần dùng thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày, thậm chí đến suốt cuộc đời.
Vì vậy thuốc trị tăng huyết áp là điều bắt buộc phải dùng để kiểm soát huyết áp. Nếu huyết áp không được kiểm soát sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ, mà lần đột quỵ sau thường sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn lần đột quỵ trước.
Thuốc hạ mỡ máu (rosuvastatin): Thuốc này không chỉ giúp làm giảm mỡ máu (yếu tố nguy cơ gây đột quỵ) mà còn giúp phòng ngừa các biến cố tim mạch ở người bệnh.
Thuốc chống đông máu (aspirin): Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về những bệnh này.
Đây là 3 thuốc rất cơ bản đối với người đột quỵ nhồi máu não như mẹ bạn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi liều dùng, thêm hay bớt thuốc hoặc thay đổi thuốc cho phù hợp ở những lần tái khám. Điều này cho thấy việc tái khám theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, nhất là với những người mắc bệnh mạn tính.
Ở trường hợp của bà, có biểu hiện của trầm cảm (có thể do sang chấn tâm lý bệnh tật gây lo lắng quá mức, mất ngủ...), nên bác sĩ kê dùng thêm thuốc chống trầm cảm, đồng thời giúp người bệnh ngủ được như amitriptyline (thuốc có tác dụng làm giảm lo âu, lo lắng và có tác dụng an thần).
Dùng các thuốc trên, bệnh được kiểm soát, tâm trạng mẹ bạn tốt hơn và ngủ được. Vì vậy, bạn cần động viên mẹ uống thuốc đầy đủ và tái khám đúng hẹn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban, đau vùng thượng vị...
Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, nếu có bất thường xảy ra, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn, ứng phó thích hợp.
Cách phát hiện "kẻ thù nguy hiểm"- Cục máu đông "Cục máu đông" đang là một khái niệm được nhiều người quan tâm khi thông tin về các trường hợp gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan tới cục máu đông sau tiêm vaccin COVID- 19 của một số hãng dược. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông có thể giúp chúng ta tìm đến bác...