Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
Việc dùng đôi tay để day bấm một số huyệt vị châm cứu theo một phác đồ và kỹ thuật nhất định có tác dụng làm giãn phế quản, cải thiện chức năng hô hấp, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Hen phế quản là một căn bệnh mạn tính và khó chữa, sự can thiệp trực tiếp của thầy thuốc chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, bởi vậy việc người bệnh nắm được vị trí một số huyệt vị và tự tiến hành các thao tác day bấm huyệt nhằm mục đích hỗ trợ điều trị cắt cơn và dự phòng tái phát có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bài viết này xin được giới thiệu một quy trình tự xoa bóp phòng chống hen phế quản để bạn đọc tham khảo và vận dụng.
Xát day vùng cổ
Dùng tay xát nóng và day bóp vùng cổ trong 1 phút. Tiếp đó, xát vùng ngực trước từ xương đòn đến ngang mũi ức trong 2 phút sao cho vùng này nóng lên là được. Cuối cùng, dùng tay xát mạng sườn theo hướng chếch của xương sườn, tay phải xát bên trái và ngược lại, mỗi bên 1 phút.
Day ấn huyệt thiên đột
Dùng ngón tay giữa day ấn huyệt thiên đột trong 1 phút. Vị trí huyệt thiên đột: chỗ lõm sát bờ trên xương ức.
Huyệt thiên đột.
Day ấn huyệt vân môn
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt vân môn trong 1 phút. Vị trí huyệt vân môn: ở chỗ lõm giữa đầu trong xương cánh tay và xương đòn, cách đường trục giữa cơ thể 6 thốn.
Video đang HOT
Huyệt vân môn.
Day ấn huyệt đản trung
Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt đản trung trong 1 phút. Vị trí huyệt đản trung: điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 núm vú (ở đàn ông) hay đường ngang qua bờ trên 2 khớp ức sườn thứ 5 (ở đàn bà).
Huyệt đản trung
Day ấn huyệt xích trạch
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt xích trạch trong 1 phút. Vị trí huyệt xích trạch: gấp cẳng tay vào cánh tay để xác định nếp nhăn da tương ứng với khớp khuỷu, sờ vùng giữa nếp nhăn này thấy một gân to của cơ hai đầu cánh tay, huyệt nằm ở chỗ lõm cạnh bờ ngoài gân này.
Huyệt xích trạch
Day ấn huyệt ngư tế
Dùng ngón tay cái day ấn huyệt ngư tế trong 1 phút. Vị trí huyệt ngư tế: lấy ở chỗ tiếp giáp của da gan tay và mu tay, ngang giữa chiều dài xương bàn tay thứ nhất.
Day ấn huyệt khí hải
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt khí hải trong 1 phút. Vị trí huyệt khí hải: từ rốn đo thẳng xuống dưới 1,5 thốn hoặc từ điểm giữa bờ trên xương mu đo thẳng lên 3,5 thốn.
Day ấn huyệt túc tam lý
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt túc tam lý trong 1 phút. Vị trí huyệt túc tam lý: sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra 1 khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Day ấn huyệt phong long
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt phong long trong 1 phút. Vị trí huyệt phong long: ở trên mắt cá ngoài 8 thốn, trong khe cơ hiện rõ khi vểnh và xoay bàn chân ra ngoài.
Quy trình trên phải được tiến hành kiên trì và đều đặn từ 1- 2 lần trong ngày. Khi có cơn hen có thể tiến hành xoa bóp tăng cường với cường độ và thời gian lớn hơn. Khi làm, cần chú ý giữ ấm và tránh gió lùa cho người bệnh.
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn ( Sức khỏe & Đời sống)
Chăm sóc sụn khớp, bắt đầu từ đôi chân
Khớp giúp cơ thể vận động dễ dàng, điển hình là hai khớp gối. Nhưng khớp gối cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất trong hệ xương khớp con người...
Khớp gối là bộ phận dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất trong hệ xương khớp con người. Nếu không hiểu và chăm sóc khớp đúng cách, chúng ta có thể vô tình là thủ phạm của chính mình khi tự đẩy nhanh tiến trình làm khớp hư tổn...
Trong cấu tạo của khớp, sụn là thành phần vô cùng quan trọng. Đây là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt, bao lấy đầu xương như một lớp đệm bảo vệ. Sụn khớp vừa giúp ngăn các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau để khớp vận động trơn tru, vừa giúp ngăn cản hay phân tán áp lực để bảo vệ hai đầu xương, mang lại cho cơ thể chúng ta những cử động nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, khéo léo hay linh hoạt.
Điều gì xảy ra khi sụn khớp hư tổn?
Khi khớp gối bị viêm, thoái hóa, các tế bào sụn bị tổn thương, lớp sụn bao bọc mặt khớp bị mòn dần, trở nên thô ráp. Mạng lưới collagen, đặc biệt là collagen type 2 chiếm phần lớn trong sụn bị cứng lại.
Khi ấy, sự chuyển động của khớp gối không còn linh hoạt, trơn láng mà bị cản trở, hạn chế và đau đớn. Lúc vận động bệnh nhân có thể cảm nhận được những tiếng "lạo xạo" trong khớp. Đây là tiếng kêu rất điển hình của của bệnh cảnh thoái hóa khớp gối.
Lúc này phần xương xung quanh mặt khớp cũng dày ra, tạo thành những gai xương, đôi khi gai xương có thể nhô lên ở giữa mặt khớp xương chày, góp phần gây đau đớn và hạn chế vận động khớp gối.
Nếu bệnh nhân không được điều trị và nghỉ ngơi hợp lý, hiện tượng thoái hóa này sẽ càng ngày càng nặng ra, lớp sụn bọc mặt khớp bị bong tróc hẳn đi, không còn che phủ các đầu xương dưới sụn được nữa, phần xương bị lộ ra và liên tục cọ xát vào nhau mỗi khi gối chuyển động gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
Để bù trừ, hệ thống cơ, dây chằng phải gồng mình lên để giữ cho khớp gối được vững chắc. Tuy nhiên, không sớm thì muộn, hệ thống cơ, dây chằng này sẽ suy yếu hẳn đi, không bù trừ nổi nữa. Hoạt động khớp gối ngày càng hạn chế, cho đến khi không còn đi lại được. Đây là giai đoạn khiến người bệnh hoảng sợ trước viễn cảnh bị tàn phế!.
Chăm sóc khớp ra sao?
Khởi đầu của bệnh thoái hóa khớp gối ban đầu chỉ là những triệu chứng mơ hồ như đau nhẹ, khi đau khi không, đôi khi đang đi cảm thấy đau chói trong khớp. Vì thế nhiều người ráng chịu trận khi đau và không để ý đến việc chăm sóc cũng như điều trị đến nơi đến chốn.
Để phòng bệnh, trước tiên cần tập luyện thường xuyên, sao cho có được một cơ thể thật khỏe mạnh, tráng kiện. Tuy nhiên cần phải tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương. Nên đi bộ, chạy bộ, rèn luyện sức mạnh của đôi chân.
Không bao giờ được bắt khớp gối làm việc quá sức dưới mọi hình thức. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần (sáng và chiều). Những phương pháp châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, nắn chỉnh, chườm thuốc... kết hợp với ăn uống hợp lý cũng có thể làm giảm đau khớp gối, giúp cho khớp gối vững chắc hơn.
Bên cạnh đó, nên kết hợp ngay từ đầu với những loại dược thảo, dược vật thiên nhiên để chăm sóc khớp đúng cách, hiệu quả, chẳng hạn như UC-II (collagen type 2 không biến tính) có tác dụng bồi phụ lại lượng collagen type 2 bị tổn thương ở các khớp nói chung và khớp gối bị thoái hóa nói riêng.
Tóm lại, muốn tránh khỏi hiện tượng bị viêm, thoái hóa khớp gối, chúng ta cần hiểu bệnh để phòng và điều trị ngay từ rất sớm, khi bước chân còn tung tăng bay nhảy được!
BS Lê Hùng
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM
Đau lưng ở người cao tuổi Bố tôi 67 tuổi, bị bệnh đau lưng đã lâu, mặc dù uống thuốc có đỡ nhưng bệnh hay tái phát. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh này. Nâng vật nặng quá sức dễ gây đau lưng. Chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ có thể thấy rõ vùng tổn thương. Biện pháp khắc phục : tìm căn...