Từ vụ diễn viên chê vợ cũ bốc mùi cá, tại sao “vùng riêng tư” của chị em nặng mùi?
Nam diễn viên người Indonesia Galih Ginanjar gần đây đã bị kết án 2 năm 4 tháng tù vì làm nhục vợ cũ bằng cách tuyên bố rằng cơ quan sinh dục của cô có mùi giống như cá muối.
Vào tháng 6/2019, Galih xuất hiện với tư cách khách mời trong một chương trình nổi tiếng trên YouTube. Khi được hỏi về cuộc hôn nhân của mình với người vợ cũ là nữ diễn viên người Fairuz A Rafiq, nam diễn viên đã không ngần ngại chia sẻ những điều tế nhị trong đời sống vợ chồng.
Anh nói rằng cả hai đã quan hệ chỉ trong 15 phút và thậm chí còn chê bai “vùng nhạy cảm” của vợ cũ có mùi như cá muối. Điều này đã khiến Fairuz tức giận và nhanh chóng báo cảnh sát về nội dung vô đạo đức của Galih.
Galih Ginanjar và chủ sở hữu kênh YouTube – Rey Utami cùng chồng Pablo Benua sau đó đã bị buộc tội về hành vi vô đạo đức, sỉ nhục và phỉ báng theo Đạo luật Giao dịch và Thông tin Điện tử của Indonesia. Cả 3 người sau đó đều phải nhận án tù.
Galih Ginanjar nói “phần nhạy cảm” của vợ cũ có mùi cá muối.
Vụ việc đã dấy lên tranh cãi về hành vi vô đạo đức của Galih nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người đặt ra câu hỏi liệu “vùng kín” thực sự có thể có mùi tanh như cá muối và liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh tật?
“Vùng kín” có mùi hay không?
Mary Jane Minkin – giáo sư, tiến sĩ lâm sàng khoa Sản tại Đại học Y New Haven, Connecticut – cho biết, kể cả khi bạn sử dụng những loại nước hoa đặc biệt cho “vùng kín” thì khu vực đó vẫn luôn có mùi đặc trưng.
Cô giải thích: “Giống như ruột, âm đạo cũng có vi sinh vật riêng, các vi khuẩn và men cũng vô cùng nhiều. Tất nhiên là chúng cũng có lợi, nhưng có một phần trong đó thường gây ra mùi, và mùi này thì vô cùng đặc trưng.” Nói cách khác, mỗi phụ nữ đều sẽ có một mùi đặc trưng tự nhiên riêng ở “vùng nhạy cảm”, nhưng thông thường mùi này không quá khó chịu.
Tuy nhiên, một số trường hợp còn có những mùi hương “không tự nhiên” khi được sản sinh bởi các bệnh viêm nhiễm, nấm,… hay đơn giản là mùi mồ hôi. Nếu những mùi khó chịu xuất hiện kèm với hiện tượng ngứa hoặc xuất huyết không bình thường thì bạn nên tìm đến bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích nhất.
Dưới đây là 5 loại mùi “vùng kín” thường gặp và nguyên nhân gây ra chúng:
1. Mùi tanh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ, thủ phạm gây ra mùi hương này đa phần là bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, phổ biến ở nữ giới15-44 tuổi. Nhiễm trùng có thể xảy ra khi độ pH không ổn định và các vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Video đang HOT
Chỉ cần cân bằng lại độ pH và vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì có thể chấm dứt được tình trạng này. Hãy đến các hiệu thuốc và mua những tuýp thuốc dạng gel có tác dụng cân bằng pH. Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để nhận được cách điều trị đúng đắn nhất.
2. Mùi men
Hầu hết các bệnh nhiễm nấm vùng kín đều không gây ra mùi, nhưng những dịch tiết ra từ âm đạo khi bị bệnh có thể mang mùi như bia lên men. Dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa là đau sau khi đi tiểu, hoặc có vết mẩn đỏ, nốt đỏ ở khu vực này. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cũng nên đặc biệt chú ý, vì lượng đường cao có trong nước tiểu khi sót lại có thể tạo ra mùi đặc biệt này.
3. Mùi hôi
Đôi khi “vùng nhạy cảm” bốc mùi hôi có thể xuất phát từ những chiếc quần lót bằng vải tổng hợp khiến mồ hôi tích tụ, gây ra những mùi khó chịu. Mùi hương này sẽ mất đi ngay khi bạn tắm rửa sạch sẽ.
Nhưng để ngăn chặn tình trạng này tiếp tục xảy ra, nhất là khi bạn hay vận động nhiều, hãy thay thế đồ nội y hiện tại sang những loại vải dệt kim bằng cotton. Lưu ý là không nên mặc đồ thấm mồ hôi quá lâu.
4. Mùi trứng thối
Khi một chiếc tampon (một loại băng vệ sinh) được sử dụng quá lâu khoảng một vài ngày sẽ xuất hiện mùi giống như trứng thối ở “phần riêng tư”. Minkin lý giải rằng: “Mùi khó chịu này xuất phát từ sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong một không gian kín.” Nếu bạn không nhanh chóng tháo tampon ra, vi khuẩn có thể gây ra những hội chứng sốc độc vô cùng nguy hại. Hãy thay tampon thường xuyên theo chỉ dẫn.
5. Mùi kim loại
Minkin nói, đôi khi máu từ kì kinh có thể thay đổi độ pH của âm đạo, làm nó có mùi đồng hoặc kim loại. Mùi sẽ mất đi khi kì kinh nguyệt kết thúc, nhưng nếu bạn vẫn lo lắng thì bạn có thể sử dụng dung dịch dấm OTC pha loãng thay cho dung dịch vệ sinh phụ nữ thông thường. Tránh xa những loại xà phòng bởi nó có thể ảnh hưởng đến độ pH nhiều hơn nữa.
Nguy cơ bệnh tật từ béo phì
Cuộc sống ngày một đủ đầy, thời gian vận động, vui chơi của mỗi người trở nên ít đi đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân.
Tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam tăng nhanh
Trong 5 năm tính từ 2010, tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam tăng 38%, chiếm 3,6% dân số. Số người béo phì ở nước ta tăng nhanh nhất Đông Nam Á.
Tỷ lệ người béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở Đông Nam Á, gây áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và chính phủ. Theo Fitch Solutions Macro Research, từ năm 2010 đến năm 2014, Việt Nam có tỷ lệ người béo phì (chỉ số khối cơ thể trên 25) tăng nhanh nhất khu vực với 38%. Xếp sau là Indonesia với mức tăng 33%.
Nếu tính trên tổng dân số, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam vẫn ở mức thấp là 3,6%, kém xa Malaysia với 13,3% và Indonesia 5,7%.
Còn theo kết quả điều tra thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam từ 25- 64 tuổi do Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố; theo đó, kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy: Tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI> 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%.
Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng (tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Mặt khác, có 20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/ béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu, bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) là 13,1% tăng theo tuổi. Yếu tố liên quan đến HCCH ở cả khu vực nội và ngoại thành là hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, ít vận động, phần trăm mỡ cơ thể cao và tiêu thụ nhiều thịt, dầu, mỡ.
Anh Phạm Quang Vinh, nhân viên môi giới bất động sản chia sẻ: "Ngày mới ra trường tôi chỉ khoảng 50kg, thế nhưng hơn 1 năm đi làm cân nặng của tôi lên đến 75kg và giờ gần 80kg. Nhiều khi cũng buồn và cảm giác thấy sức khỏe của mình không tốt như hồi gầy. Mới 27 tuổi, chưa vợ con mà nhìn đã tã lắm rồi, chạy bộ hay leo cầu thang cũng thở dốc.
Vừa rồi kiểm tra sức khỏe thì máu, gan nhiễm mỡ nghĩ mà phát chán. Chục năm nữa chắc tôi cả đống bệnh. Giờ đây theo chỉ định của bác sĩ, hằng ngày tôi phải tập thể dục ít nhất 30 phút hoặc đi bộ hàng kilomet".
Cũng trong tình trạng tương tự, anh Trần Văn Chiến (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Cái "bụng bia" này mới có thôi. Một phần do công việc của tôi đặc thù hay ăn nhậu với khách, phần còn lại chắc do ít vận động, cả ngày ngồi văn phòng".
Ảnh minh họa
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật
Theo các chuyên gia y tế, người có vòng bụng càng to càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Thống kê của các tổ chức y tế cho thấy, bệnh lý béo phì đang có chiều hướng gia tăng khắp nơi trên thế giới, nhất là ở phương Tây và các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2025, thế giới có khoảng 18% nam giới và 21% nữ giới béo phì.
Tùy theo mức độ và thời gian tăng cân, béo phì có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy của nhiều bệnh đồng mắc như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, giảm chức năng hô hấp, giảm khả năng sinh sản, rối loạn tâm lý và nguy cơ ung thư,... Sự tích mỡ ở bụng và dưới da quanh bụng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.
Nguyên nhân được cho là trực tiếp gây bệnh béo phì như yếu tố môi trường, lối sống, ít hoạt động thể lực và thói quen ăn uống ít chất xơ, nhiều chất béo bão hòa... Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý, tâm lý, di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tiêu chuẩn giới hạn BMI dành cho người châu Á, có cân nặng hợp lý, thể trạng khỏe mạnh trong khoảng từ 18,5 - 22,9 kg/m2. Chỉ số BMI được xem là thừa cân cần phải can thiệp khi 23,0 kg/m2 và béo phì khi BMI 25,0 kg/m2. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và đái tháo đường tuýp 2, cùng với nhiều bệnh lý khác như bệnh gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ và viêm khớp.
Người bệnh béo phì muốn cải thiện tình trạng phải bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, thực hiện hành vi ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực.
Chế độ ăn của người béo phì
Chế độ ăn phải tuân theo nguyên tắc giảm năng lượng nhưng không dưới 800 kcal/ngày; phân bố bữa ăn thích hợp, không nên ăn vào buổi tối, hạn chế thịt mỡ, chất béo bão hòa, glucid hấp thu nhanh (các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga), muối 6g/ngày. Mọi người cần uống đủ nước, từ 1,5 - 2 lít/ngày.
Để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein ít lipid như: Thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, pho mai gầy, trứng, đậu đỗ. Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Ưu tiên ăn các món luộc, hấp, nướng ít dầu mỡ. Nên uống sữa dành cho người thừa cân béo phì hoặc sữa tách béo không đường, sữa giàu canxi, sữa chua ít hoặc không đường... Mỗi ngày từ 1-2 ly.
Sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Buổi tối không ăn sau 20h.
Ăn rau xanh và quả chín 500g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn salad. Tăng cường ăn rau, củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long... Nên ăn ít tinh bột. Nếu cảm thấy đói, bạn có thể ăn nhóm này bù vào hoặc các loại thực phẩm ít năng lượng nhưng giúp bạn no như cuốn bánh tráng với cá hấp nhiều rau, gỏi cuốn, bò bía...
Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: Những khẩu phần ăn dưới 1.200Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin E... Nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hàng ngày. Uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn muôi, chỉ dưới 6g/ngày, nếu có tăng huyết áp thì chỉ 2-4g/ngày. Những thực phẩm nhiều chất béo cần tránh ăn.
Phương pháp thay thế bữa ăn bằng uống: Khác với chế độ ăn rất thấp năng lượng là chỉ có 1 hoặc 2 bữa ăn được thay thế bằng dạng uống chứ không phải là toàn bộ khẩu phần ăn.
Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý, bạn cũng nên duy trì việc luyện tập thể thao ít nhất 30phút/ngày với các loại hình như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe... Với 1kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi bộ nhanh 100km. Nếu bạn đi bộ được 2,5km (tức là mất 20 - 30p đi bộ) 1 ngày và thực hiện đều đặn như vậy trong 5 ngày/tuần thì bạn sẽ giảm được khoảng 6,5kg chất béo trong vòng 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng.
Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ngủ đủ từ 7 - 8 giờ mỗi ngày. Nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya. Ngoài ra, bạn cần theo dõi cân nặng hàng tuần và khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 - 6 tháng.
Anh Tuấn
Theo infonet
Bé trai 10 tháng tuổi bị điện giật tử vong, mẹ ôm con khóc trong tuyệt vọng "Hãy về với mẹ!" Ngay khi phát hiện con bị điện giật, mẹ bé nhanh chóng đưa con vào bệnh viện gần đấy, nhưng tiếc là các bác sĩ cũng không thể cứu được bé. Hôm qua 10/10, một đoạn video về một người phụ nữ Indonesia đang làm mọi cách để hồi sinh đứa con 10 tháng tuổi đã mất của mình được lan truyền trên...