Tự khám vú như thế nào để có thể phát hiện ung thư sớm
Trong gia đình tôi có người bị ung thú vú, nên rất sợ, nghe nói phương pháp tự khám vú có thể phát hiện được sớm. Vậy tôi xin hỏi, tự khám vú được thực hiện như thế nào?Tôi có cần làm gì thêm khi tự khám có nghi ngờ không yên tâm?
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu về ung thư ở Việt Nam, trong những năm gần đây cho thấy ung thư vú ở phụ nữ là loại ung thư có tần suất cao đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Vì có tần suất cao như vậy nên ung thư vú là nỗi ám ảnh cho nhiều phụ nữ trong đó có phụ nữ Việt Nam cũng như phụ nữ thế giới.
Trước các nguy cơ nói trên, nên làm thế nào để có thể phát hiện sớm, do tính ung thư vú là loại ung thư khi khởi phát và ngay cả khi đang ở giai đoạn đầu là loại ung thư không có triệu chứng cũng như không gây một biểu hiện nào cho bệnh nhân cảnh giác, nhưng ngược lại nó là một loại ung thư có thể phát hiện được rất sớm.
Muốn được điều đó cần thực hiện, tự khám vú giữ vai trò quan trọng, tự khám vú được đề nghị thực hiện với mọi phụ nữ trên 20 tuổi, nên khám ngực mình từ ngày thứ 8 của chu kỳ kinh hay sau khi sạch kinh với nhịp độ mỗi tháng một lần.
Khi tự khám đều đặn chị em sẽ biết tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt được đâu là bình thường đâu là bất thường, với các bước như sau:
- Đứng trước gương, tìm những thay đổi ở vú: ở trần, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, quan sát vú rồi đổi tư thế: hai tay giơ lên khỏi đầu và cuối cùng hai tay chống vào hông. Trong mỗi tư thế quay qua, quay lại chậm và quan sát cả hai vú để xem có gì thay đổi về kích thước, hình thể của hai vú, quan sát thay đổi mặt da vú (da cam, da bị lõm xuống ở một vùng nào đó), xem núm vú có bị kéo lệch hay tụt vào không và ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu núm vú không?
- Tìm các thay đổi ở tư thế nằm: Nằm ngửa, kê gối hoặc khăn xếp lại dưới vai bên phải, bàn tay phải đặt dưới đầu, dùng tay trái khám ngực phải (chụm các ngón tay lại dùng phần thẳng ngón tay day tròn tìm khối u hoặc mảng dầy), bắt đầu sờ phần hõm nách tìm hạch và khối u sau đó sờ từ bờ ngoài của vú, sờ vòng quanh vú theo những đường vòng tròn nhỏ dần, cuối cùng là vùng sau núm vú nhằm tìm một cục u (khối u, khối bướu). Khi khám vú trái đổi ngược tư thế lại.
Nếu thực hiện tốt các bước trên sẽ phát hiện được ung thư vú ở các giai đoạn rất sớm hoặc với các khối u với kích thước dưới 1cm và không có di căn hạch. Lợi ích của phương thức này là một phương thức tự phát hiện sớm các u cục ở vú nói chung và ung thư nói riêng, không tốn kém.
Video đang HOT
Khi khám vú có nghi vấn cần làm siêu âm vú, vì siêu âm tuyến vú là phương tiện đang sử dụng phổ biến và rộng rãi ở nước ta, là một phương tiện khám tuyến vú an toàn, là thủ thuật không xâm lấn vào tuyến vú, không đau, không gây độc hại; siêu âm tuyến vú giúp đánh giá được tình trạng bình thường hay phát hiện được nhiều bệnh lý của vú trong đó có ung thư…
Khi cần thiết có thể làm thêm tế bào học bệnh lý tuyến vú, là phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, với tên khoa học Fine Needle Aspiration, viết tắt là FNA, phương pháp này có các ưu điểm là đơn giản, tương đối chính xác, thực hiện nhanh, ít tốn kém, an toàn, kết quả sẽ có ngay trong lần khám bệnh đầu tiên.
Chỉ chụp X-quang tuyến vú còn gọi là nhũ ảnh khi có chỉ định của bác sĩ. Đâu là phương pháp dùng tia X với tầng số thấp để chụp, vì là tia X nên có tác hại nhất định, đây là phương pháp tốt để giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn rất sớm, phương pháp thường được chỉ định thích hợp với người có cặp nhũ dầy, nhiều mỡ, nên được ưa chuộng ở nữ giới các nước phương tây, khi chụp đúng kỹ thuật là ép dẹp ở mỗi vú, gây đau nên đa số nữ không ưa chuộng phương pháp này.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG
Theo Sức khỏe & Đời sống
Làm sao tránh nguy cơ bị nhiễm trùng máu?
Nhiễm trùng máu là gì? Nhiễm trùng nghiêm trọng cả hệ thống và lây lan qua dòng máu có thể được gọi là nhiễm trùng máu.
ShutterStock
Bạn có biết rằng nhiễm trùng máu thật ra không phải là bệnh truyền nhiễm không?
Đúng vậy, nhiễm trùng máu không phải bệnh, nhưng là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong, hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm vì các vi trùng xâm nhập do lây nhiễm là rất nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhiễm trùng máu, theo The Health Site.
Vì vậy, một người có thể bị nhiễm trùng máu khi vi trùng xâm nhập vào máu, tiết ra chất độc dẫn đến ngộ độc máu và viêm nhiễm. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến thận, não và tim như suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận
Nhiễm trùng máu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng có thể biểu hiện là sốt, nhịp hô hấp nhanh, phù và đường huyết cao mà không bị tiểu đường.
Khả năng miễn dịch yếu do bị HIV, AIDS hoặc ung thư, có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng máu.
Không chỉ vậy, bệnh nhân tiểu đường, những người vừa trải qua nhập viện hoặc những người đã trải qua bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào cũng có thể bị nhiễm trùng chết người này.
Sử dụng steroid để ức chế hệ thống miễn dịch cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Trong trường hợp bị nhiễm trùng máu, ngay lập tức phải đi bệnh viện là việc bắt buộc.
Tuy nhiên, cùng với việc điều trị, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây, theo The Health Site.
1. Ăn các loại hạt
Lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm và selen: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gây mê của Anh, thì nồng độ kẽm và selen có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khắc phục nhiễm trùng máu.
Lựa chọn thực phẩm chứa kẽm như các loại hạt, sữa và trứng và thực phẩm giàu selen như cá, hạt hướng dương và đậu có thể giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân nhiễm trùng máu, theo The Health Site.
2. Ăn nhiều sữa chua
Men vi sinh có thể có lợi: Ăn sữa chua hằng ngày có thể giúp tránh nhiễm trùng máu. Men vi sinh rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa và Sơ sinh cho biết, bổ sung men vi sinh giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm candida và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm xâm lấn ở trẻ sơ sinh non tháng, theo The Health Site.
3. Ngăn ngừa nhiễm vi rút
Ngăn ngừa cơ thể khỏi nhiễm vi rút: Để ngăn chặn nhiễm trùng máu, hãy tăng cường hệ thống miễn dịch nhằm đối phó với các bệnh nhiễm trùng nhỏ.
4. Rửa tay thường xuyên
Hãy luôn giữ tay sạch sẽ. Điều đó có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn sử dụng phòng vệ sinh hoặc chạm vào bề mặt bẩn, hãy rửa tay. Nếu không thể rửa tay ngay, hãy sử dụng thuốc khử trùng tay - luôn mang theo bên mình, theo The Health Site.
Theo Thanh Niên
Những kiểu ăn uống xấu đang ngầm tàn phá các cơ quan nội tạng mà bạn không hay biết Không chú ý chăm sóc các cơ quan nội tạng của mình thì sức khỏe của bạn sẽ dần bị tổn hại theo từng ngày, từ đó cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Các bệnh ung thư từ những cơ quan nội tạng thường xuất phát từ thói quen ăn uống xấu trong cuộc...