Tự chủ giáo dục đại học – Từ chính sách đến thực tiễn: Không đổi mới, sáng tạo thì chưa phải là trường đại học
Vừa qua, tôi có đọc vệt bài “Tự chủ giáo dục đại học – từ chính sách đến thực tiễn” của Báo SGGP (đăng các ngày 24 và 25-11-2021) phản ánh, phân tích vấn đề mới mà các cơ sở đào tạo đang quyết tâm thực hiện.
Tôi muốn góp thêm tiếng nói đến cơ quan quản lý, để việc nâng cấp các trường đại học hiệu quả hơn.
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) thực hành tại phòng thí nghiệm
Ở Việt Nam, đại học (ĐH) lớn hơn trường ĐH, vì người ta gom nhiều trường ĐH lại cho một ĐH để quản lý. Ngày xưa tại miền Nam Việt Nam, các viện ĐH quản lý các khoa hoặc trường, nếu là khoa quá lớn. Nhưng khi đất nước thống nhất, ngành giáo dục nhà nước không dùng cụm từ “viện đại học” mà thay chữ viện bằng chữ trường. Trước năm 1975, tại ĐBSCL có Viện ĐH Cần Thơ có 5 khoa đào tạo cử nhân, gồm: Khoa học, Luật khoa và Khoa học xã hội, Văn khoa, Sư phạm và một Trường CĐ Nông nghiệp đào tạo kỹ sư canh nông. Sau năm 1975, được đổi tên thành Trường ĐH Cần Thơ với 12 khoa.
Thực tế, hai cụm từ “ĐH không chữ trường” và “ĐH có chữ trường” cũng gây lúng túng khi chúng tôi nói chuyện với đối tác quốc tế khi dịch “ĐH” và “trường ĐH”. Chắc hẳn điều này ai cũng biết, kể cả cơ quan quản lý cũng biết, nhưng cứ mặc nhiên chấp nhận.
Khi Quốc hội thông qua Luật Giáo dục ĐH (năm 2018), khái niệm ĐH và trường ĐH đã rõ ràng. Một số trường ĐH cảm thấy mình cũng có thể bớt chữ “trường” để thành “ĐH”, rồi nâng mấy khoa lên thành trường, ông giám đốc ĐH sẽ có dưới tay mình nhiều hiệu trưởng. Như vậy dần dần nước ta sẽ có rất nhiều ĐH, rất nhiều hiệu trưởng.
Với 237 cơ sở giáo dục ĐH (chưa tính các trường ĐH, học viện thuộc khối an ninh quốc phòng), việc mở thêm nhiều trường ĐH nữa sẽ tạo cho sinh viên có thêm cơ hội vào ĐH. Tuy nhiên, điều đáng nói sẽ dẫn đến thực tế, đó là không đủ trang thiết bị, thiếu giảng viên/giáo sư giỏi và càng ít nhà nghiên cứu tài ba. Sản phẩm của các trường như thế chắc chắn sẽ khó đào tạo được người tốt nghiệp có chất lượng như kỳ vọng.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) đã kêu gọi đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta, và liên tục qua các Nghị quyết ở các Đại hội X, XI, XII và XIII đều được lặp lại, nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội ta. Nhiều gia đình khá giả thường chọn cho con đi học nước ngoài hơn trong nước. Hy vọng khi có nhiều ĐH ra đời với thật nhiều trường ĐH được thành lập mới sẽ thể hiện được mong ước của 5 nhiệm kỳ Đại hội Đảng, sẽ giữ chân con cháu nhà giàu ở lại học trong nước.
Video đang HOT
Song song đó, với số trường trung cấp và cao đẳng dần dần biến mất, nhu cầu cán bộ có trình độ trung cấp sẽ không còn nữa, thay thế bằng cán bộ có trình độ ĐH. Và từ từ, vì các trường ĐH phải đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, những người có bằng ĐH cũng sẽ học lên tiến sĩ. Ngay bây giờ, tại nhiều cơ sở, người ta không dùng thư ký có bằng thư ký, mà chỉ dùng người có bằng ĐH hoặc thạc sĩ làm thư ký.
Các quốc gia Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia… đều đầu tư rất mạnh cho các trường trọng điểm vùng với lực lượng đào tạo và nghiên cứu hùng hậu. Trong khi đó, ngay cả các trường trọng điểm vùng của chúng ta (3 ĐH vùng gồm ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên), dù nhà nước đã và đang cố gắng nhưng cũng chưa có đầy đủ thiết bị tối tân cho các giáo sư dạy và nghiên cứu khoa học thực hành. Do đó, phần lớn các trường ĐH của chúng ta khó đứng vào hàng đẳng cấp quốc tế, trừ hai ĐH có số GS và PGS tập trung đông đảo (ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội), và vài trường ĐH thu hút nhiều bài báo quốc tế.
Các trường ĐH sẽ được nâng cấp từ khoa hoặc viện nghiên cứu liệu có đủ kinh phí để trang bị thật tốt cho dạy và học chăng? Những người sẽ được đào tạo từ những trường này hy vọng sẽ được học đến nơi đến chốn, được trang bị kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp để tự tạo công ăn việc làm cho mình và nhiều lao động khác thì sẽ rất được hoan nghênh. Nhưng nếu ĐH chỉ biết mỗi đào tạo mà không có nghiên cứu, không đổi mới sáng tạo, không đóng góp gì cho cộng đồng thì e rằng đó chưa phải là trường ĐH.
Quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu mới
Từ thành quả của hoạt động quản lý nhà trường có được, cần thay đổi, dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tự chủ nội bộ trong nhà trường, cùng nhau tự quản lý và chịu trách nhiệm giải trình khi được giao quyền tự chủ.
Từ cán bộ quản lý đến giáo viên cần tự thay đổi trong môi trường giáo dục mới. Ảnh minh họa
Thuật ngữ quản trị quốc gia, được đưa vào và xác định hướng đi trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII, đó là: "Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh và hiệu quả". Như thế có thể hiểu, bản chất của quản trị quốc gia là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện để quản lý đất nước, giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia. Người ta nói, đây là sự đổi mới chức năng của Nhà nước từ "Người chèo, lái thuyền" sang "Người hoa tiêu".
Nói riêng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc bổ sung thuật ngữ quản trị thay cho quản lý nhà trường là một bước tiến mới trong công cuộc làm thay đổi cơ bản giáo dục nước nhà. Điều đó thể hiện tính chất của sự đổi mới trong nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục ở mỗi trường học theo mục tiêu tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục. Từ đó, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của cơ sở giáo dục.
Phân biệt giữa quản lý và quản trị nhà trường
Ở nước ta, quản lý và quản trị là thuật ngữ đã có từ lâu trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên người ta ít dùng cụm từ quản trị nhà trường hơn so với quản lý. Quản trị nhấn mạnh tới sự phân bổ quyền lực cho cơ sở và trong cơ sở; cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công việc; và thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị cũng như tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở và đội ngũ trong cơ sở đó. Quản trị tập trung chủ yếu vào kết quả và thành tích hoạt động của một nhà trường nào đó.
Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT có định nghĩa: "Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động của nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của mỗi nhà trường".
Từ định nghĩa trên dễ nhận thấy một số dấu hiệu nổi trội của hoạt động quản trị khi được so sánh với quản lý nhà trường:
Giao quyền tự chủ và giám sát mà không là phân cấp, ủy quyền. Xây dựng chiến lược và kết hợp với lãnh đạo mà không là chỉ chú ý tới chiến thuật và các phương án hành động. Lựa chọn làm những thứ được cho phép để đạt mục tiêu giáo dục mà không làm mọi thứ cho phép một cách tốt nhất. Coi trọng lập kế hoạch, quy trình, quy chuẩn hoạt động mà không chỉ coi trọng kết nối, thúc đẩy và kiểm soát người làm. Hiệu trưởng biết sử dụng các quy trình khi tổ chức, động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người làm mà không chỉ biết tổ chức, linh hoạt và làm việc có hiệu quả.
Như vậy, quản trị nhà trường coi trọng kết quả đạt được, nhấn mạnh tới tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giáo viên và người lao động, coi trọng tính kỷ luật và chất lượng, hiệu quả công việc. Quản lý nhà trường lại coi trọng quá trình dẫn đến kết quả, chú ý nhiều tới mối quan hệ phối hợp giữa những người làm, nhấn mạnh tới cơ chế phân cấp, phân quyền trong tổ chức và điều hành.
Quản trị tốt sẽ đem lại môi trường giáo dục hạnh phúc và hiệu quả.
Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị nhà trường
Nội dung bao trùm của hoạt động quản trị nhà trường là huy động trí tuệ tập thể để xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trên cơ sở tự chủ và có trách nhiệm giải trình. Chú trọng tạo ra môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ và chống bạo lực học đường theo các tiêu chí của mô hình trường học hạnh phúc. Do vậy mỗi cơ sở giáo dục cần tập trung vào những hoạt động cơ bản dưới đây:
Quản trị hoạt động dạy và học theo hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh; giáo dục không áp đặt, phát huy tính chủ động, tích cực của người học; tích hợp ở lớp dưới và phân hóa ở lớp trên. Quản trị nhân sự nhà trường theo hướng tăng tính chủ động sáng tạo của giáo viên, coi trọng tạo động lực cho người dạy và người học.
Quản trị tài chính nhà trường theo hướng minh bạch, công khai; đa dạng hóa nguồn lực tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường theo hướng coi trọng phân công đúng người, đúng việc và ủy quyền trên cơ sở "bản mô tả công việc".
Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ dạy học, giáo dục trên cơ sở coi trọng khả năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ cho việc nâng cao chất lượng nhà trường. Quản trị chất lượng giáo dục trên cơ sở coi trọng tự đánh giá mức độ đạt được và chủ động tham gia quá trình kiểm định chất lượng nhà trường, sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng nhà trường.
Trên những thành quả của hoạt động quản lý nhà trường có được, cần thay đổi và dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tự chủ nội bộ trong nhà trường, cùng nhau tự quản lý và chịu trách nhiệm giải trình một cách cao hơn khi được giao quyền tự chủ.
Quản trị nhà trường được hiểu tương tự với quản lý nhà trường trong cơ chế tự chủ và tự trách nhiệm xã hội - giải trình. Từ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước không còn cơ chế "trói buộc" đối với các cơ sở giáo dục và chính cơ sở giáo dục cũng không còn cơ chế "trói buộc" đối với giáo viên và người lao động. Đồng nghĩa, nhà trường không bị quá lệ thuộc vào cấp trên mà làm mất tính chủ động sáng tạo của tất cả mọi người.
Đại học định hướng đổi mới sáng tạo: Thách thức và gợi ý cho Việt Nam Trong thời đại ngày nay, giáo dục đại học trước hết phải thích ứng với sự phát triển của thế hệ ba - Đại học đổi mới sáng tạo, đồng thời đáp ứng với cả các yêu cầu của CMCN 4.0. Lịch sử phát triển các thế hệ đại học thế giới Trong khi vẫn còn có nhiều ẩn dụ người ta vẫn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Google giải quyết vụ kiện phân biệt chủng tộc
Thế giới
08:10:51 12/05/2025
Honda giới thiệu xe ga NS150LA - đẹp không kém Vespa, lại toàn trang bị 'khủng'
Xe máy
08:10:48 12/05/2025
Cầu thủ nổi tiếng cưới hotgirl Bắc Giang, xinh đến mức Doãn Hải My thốt lên "xuất sắc", sau 3 năm nói thẳng một điều
Sao thể thao
08:04:50 12/05/2025
Xe sedan dài hơn 4,9 mét, công suất 480 mã lực, trang bị tiên tiến, giá hơn 700 triệu đồng
Ôtô
08:00:06 12/05/2025
Doanh nhân 25 tuổi cưới vợ 46 tuổi, sau đám cưới cái kết thật bất ngờ
Netizen
07:59:42 12/05/2025
Cần thủ 'vui hơn trúng số' khi câu được cá chép nặng 47 kg
Lạ vui
07:55:42 12/05/2025
Chuẩn tướng Campuchia bị bắt liên quan một nữ doanh nhân ở Siem Reap
Pháp luật
07:52:51 12/05/2025
Làm sao để giảm cân mà vẫn giữ cơ?
Làm đẹp
07:38:39 12/05/2025
AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'
Thế giới số
07:33:42 12/05/2025
Á hậu Thuỷ Tiên nghi liếc Minh Anh, Vũ Thuý Quỳnh ẩn ý, Hương Giang nhắc nhở?
Sao việt
07:29:26 12/05/2025