Tự chủ ĐH: Cú hích để phát triển ĐH?
Từ năm 2014, 23 cơ sở giáo dục ĐH bắt đầu tiến hành thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ.
Đến nay, hầu hết các trường tham gia thí điểm tự chủ đều đã có bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại sau khi thực hiện tự chủ
Hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam hiện có 240 trường ĐH, học viện. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung, theo đó tại điều 13 của Nghị định này đã cụ thể hóa quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH về học thuật và các hoạt động chuyên môn, về tổ chức bộ máy nhân sự, về tài chính và tài sản.
Chủ động hơn
Trong 4 năm gần đây, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học đến đầu tư… Để đạt được những thành quả đó chính là nhờ cơ chế tự chủ.
PGS- TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, nhận định rằng cơ chế tự chủ đã cởi trói cho các trường ĐH ở các mặt như tuyển sinh, đào tạo, đầu tư, tổ chức bộ máy và tài chính.
Ông Hoàn cho biết hiện nay khi thực hiện tự chủ, trường ĐH tự xây dựng chỉ tiêu, được tự mở ngành mà không phải xin Bộ GD-ĐT như khi chưa tự chủ; được tự quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt kế hoạch đầu tư thay vì trước đây phải xin bộ chủ quản.
Cơ chế tự chủ cũng giúp cho trường chủ động về tài chính. Trường tự quy định các nguồn thu cũng như các khoản chi. Trước khi thực hiện tự chủ, trung bình thu nhập CBCNV toàn trường (2016) từ 14,5 đến 15 triệu đồng/người/tháng, sau khi thực hiện tự chủ (như hiện nay) thì trung bình thu nhập toàn trường tăng lên 20 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Trường tự quyết định hỗ trợ ban đầu cho chính sách thu hút nhân tài, như: người có trình độ tiến sĩ về trường được hỗ trợ ban đầu 75 triệu đồng, phó giáo sư 100 triệu đồng, giáo sư 150 triệu đồng. Trường có chính sách cho cán bộ viên chức đi học nâng cao trình độ được miễn hoàn toàn học phí đồng thời vẫn được hưởng toàn bộ thu nhập trong thời gian đi học.
Đại diện các trường ĐH cho biết thông qua cơ chế tự chủ giáo dục đại học, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến rõ nét về nhiều mặt. Bản thân các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ cũng đã có nhiều đổi mới, bứt phá trong giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đầu tư từ các nguồn lực xã hội vào giáo dục cũng tăng nhiều hơn, sôi động hơn.
Thạc sĩ Đoàn Xuân Quang, Phó Phòng Phụ trách Phòng Hành chính – Tổng hợp, Trường ĐH Luật TP HCM, cho rằng thực tế thực hiện thí điểm tự chủ ĐH đã nảy sinh nhiều vấn đề, đòi hỏi hệ thống pháp lý cần được hoàn thiện, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới. Đến khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung (tức Luật số 34) có hiệu lực từ tháng 7-2019 và Nghị định 99 hướng dẫn thi hành Luật số 34 vận dụng vào thực tế từ tháng 2-2020, quyền tự chủ đại học được luật hóa chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn, bám sát thực tiễn hơn.
Sẽ khó đột phá nếu chỉ dựa vào học phí
Ông Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết tự chủ đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư cho đào tạo cũng phải tăng lên.
Theo ông Thắng, sẽ rất khó đột phá nếu các trường chỉ dựa vào việc tăng học phí và sống chủ yếu nhờ học phí. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đưa trường đạt đẳng cấp quốc tế, các trường cần phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác nhau như hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, xin đầu tư từ chính phủ,…
TS Hoàng Đức Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính- Marketing, cho biết việc đa dạng hóa các nguồn thu của trường hiện nay còn rất hạn chế vì chủ yếu nguồn thu đến từ học phí và lệ phí. Đây là khoản thu chủ yếu nhưng thường phụ thuộc vào kết quả tuyển sinh hàng năm (có năm tuyển đạt chỉ tiêu, có năm không đạt). Do đó, học phí có tăng đạt mức trần quy định là 18,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà, nhưng cũng chỉ đủ bù đắp khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt hoặc giảm so với năm trước.
“Riêng khoản thu từ hoạt động dịch vụ rất hạn chế. Nguồn thu dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng thu, lại phải chia sẻ cho người học như lập các quỹ hỗ trợ sinh viên, vì vậy tổng thu được sử dụng cho hoạt động chuyên môn của trường bị thu hẹp. Khi phải tự chủ cả chi phí đầu tư, kinh phí hoạt động còn lại sẽ càng khó khăn hơn nữa”, ông Long bày tỏ.
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật
Quyền tự chủ đại học dù đã được luật hóa vẫn còn một số vướng mắc. Tự chủ đại học không chỉ thực hiện theo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) mà còn chịu sự chi phối của các luật khác như Luật Tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Công chức – Viên chức…
Khi thực hiện Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) cũng phải rà soát, sửa đổi các luật trên và các quy định dưới luật. Ngoài ra, việc tự chủ cũng phải đi kèm với các điều kiện khác như thành lập Hội đồng trường; phân tích giữa quản lý và quản trị ở trong trường ĐH; cần có sự phân cấp, phân quyền giữa nhà trường tự chủ với các đơn vị cơ sở để phát huy năng lực của các đơn vị.
Hàng nghìn sinh viên ở TP.HCM bị cho thôi học mỗi năm
Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên ở các trường đại học bị buộc thôi học hoặc tự ý nghỉ học... Có trường 100 sinh viên vào đầu khóa thì chỉ khoảng 75 - 80 sinh viên ra trường, số còn lại bị "rơi rụng" qua các năm.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vừa công bố kết quả xét học vụ dự kiến năm học 2019 - 2020.
Theo đó, có 438 sinh viên dự kiến bị buộc thôi học. Trong số này, có 257 sinh viên hệ đại học và 181 sinh viên hệ cao đẳng.
Đáng chú ý, có hơn 1.100 sinh viên khác thuộc diện dự kiến bị cho thôi học do hết thời gian đào tạo tại trường. Trong số này, có 251 sinh viên hệ cao đẳng và 852 sinh viên hệ đại học. Ngoài ra, nhà trường cũng cảnh báo học vụ lần 1 với 367 sinh viên và cảnh báo học vụ lần 2 với 518 sinh viên khác.
Trường ĐH Luật TP.HCM mới đây cũng cảnh báo hơn 270 sinh viên có thể bị buộc thôi học.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tốt nghiệp (Ảnh: HCMUT)
Đầu tháng 10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông báo dự kiến buộc thôi học 41 sinh viên và cảnh cáo 759 sinh viên khác.
Trước đó, vào tháng 9, Trường ĐH Sài Gòn cũng thông báo xét tạm dừng học, cảnh báo rèn luyện, buộc thôi học với gần 1.000 sinh viên.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng cảnh báo học vụ 975 sinh viên và buộc thôi học với 458 sinh viên khác sau học kỳ I năm học 2019 - 2020. Sang học kỳ II, tuy con số giảm nhưng vẫn có hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ và 260 sinh viên bị buộc thôi học.
Còn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã công bố tên của 457 sinh viên bị buộc thôi học từ học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Ngoài ra, trường này cũng cảnh báo học vụ 921 sinh viên.
"Rơi rụng" cao nhất tới 25% sinh viên mỗi khóa
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho hay số sinh viên bị buộc thôi học năm 2020 của trường thấp hơn rất nhiều so với các năm 2015, 2016. Những năm này số sinh viên bị đuổi học lên đến gần 2.000 em.
Theo ông Sơn, mỗi khóa trường tuyển khoảng 3.500 sinh viên. Tính chung tỷ lệ sinh viên bị "rơi rụng" vì nghỉ học, học không đạt...hay vị phạm, nghỉ học là khoảng 10%.
Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Phòng truyền thông, cho biết mỗi năm có khoảng 5% sinh viên của trường nghỉ học, trong này bao gồm cả trường hợp bị buộc thôi học lẫn các trường hợp tự nghỉ học.
Còn tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, theo ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, số sinh viên bị "rơi rụng" hàng năm không đáng kể, khoảng 1-2%, tương đương khoảng mấy trăm sinh viên. Đây là những sinh viên bị đuổi học, bỏ học, hoặc cảnh báo học vụ nhiều lần dẫn tới buộc thôi học.
Ở Trường ĐH Nha Trang, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho biết tỉ lệ này ở trường là khoảng 10%.
Trong khi đó, ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, PGS Nguyễn Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết tỷ lệ sinh viên ra trường của Bách khoa chỉ còn khoảng 70-75% tổng số sinh viên đầu vào mỗi khóa. Theo ông Thắng, con số này nghe có thể sốc nhưng đây là mức trung bình, ở một số trường thậm chí có tới 30- 40% sinh viên bị "rụng" trong quá trình đào tạo.
Hàng trăm SV dự kiến bị buộc thôi học - làm nghiêm để bảo đảm chất lượng Hang loat trương đai hoc tai TP.HCM vưa tiêp tuc ra canh bao hoc vu lân hai, cung như dư kiên buôc thôi hoc vơi nhiêu sinh viên vi kêt qua hoc tâp kem. Sinh viên Trương ĐH KHXH&NV TP.HCM trong ngày tốt nghiệp. Ảnh minh hoa Thông kê nhanh tư cac trương, danh sach canh cao hoc vu lân 2 cung danh...