Tự chủ đại học: Đồng bộ quy định để phát triển
Quyền tự chủ đại học được quy định trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi (Luật số 34) gồm: Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn (thứ 3 từ trái qua) trao đổi cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu giáo dục tại một tọa đàm về tự chủ ĐH. Ảnh: TG
So với Luật Giáo dục ĐH 2012, quyền tự chủ đại học trong luật mới thể hiện rõ ràng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các trường ĐH thực hiện tự chủ còn chịu sự chi phối và điều tiết của nhiều qui định pháp luật khác mà những nội dung này chưa có sự điều chỉnh để tương thích với Luật Giáo dục ĐH sửa đổi.
Chưa tương thích
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, phần lớn 23 trường tham gia thí điểm tự chủ giai đoạn 2015 – 2017 đều có bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Tự chủ ĐH là vấn đề nóng, được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, thu hút sự quan tâm không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn nhiều giới, ngành trong xã hội.
Bên cạnh Luật Giáo dục ĐH (2018), Chính phủ cũng ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH sửa đổi bổ sung. Tại điều 13 của Nghị định này đã cụ thể hóa quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học về học thuật và các hoạt động chuyên môn, tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính và tài sản.
Tuy nhiên, dù được luật hóa nhưng quá trình triển khai thực hiện tự chủ ĐH vẫn còn một số vướng mắc. Bởi, không chỉ thực hiện theo Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) mà tự chủ ĐH còn chịu sự chi phối của các luật khác như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Công chức – Viên chức, Luật Đấu thầu… Do đó, khi thực hiện Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) cũng phải rà soát, sửa đổi các luật trên và các quy định dưới luật cho đồng bộ.
TS Hoàng Đức Long – Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing (UFM, trường công lập tự chủ trực thuộc Bộ Tài chính) cho rằng: Luật Giáo dục ĐH sửa đổi đã cởi trói cho việc tự chủ ĐH. Trong thực tế, được giao tự chủ từ năm 2016, gồm chi thường xuyên và chi đầu tư, trường hiện có hơn 650 cán bộ, giảng viên, nhân viên… đều thống nhất cao tiếp tục xin tự chủ toàn phần trong công tác tự chủ đại học.
“Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tự chủ ĐH vẫn có tình trạng chồng chéo của các luật, nhiều nút thắt được mở nhưng lại gặp vấn đề. Ví dụ theo quy định, trường tự chủ được hạch toán, kế toán như doanh nghiệp… Thế nhưng, khi cử 100 SV đi thực tập tại các cơ sở, chi phí mỗi SV 1 triệu đồng, theo quy định từ 100 triệu trở lên phải đấu thấu mà như vậy rất mất thời gian” – TS Hoàng Đức Long chia sẻ.
Video đang HOT
Tương tự, PGS.TS Vũ Văn Nhiêm – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật TPHCM nêu quan điểm: Luật số 34 không phải là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất cơ sở giáo dục phải tuân thủ. Các trường còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật tương ứng với lĩnh vực đó. Trong khi đó, các quy định pháp luật này hiện có sự không đồng bộ, nhất quán. Vấn đề tài chính và tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của các luật về tài chính, đầu tư công, kiểm toán, kế toán…
Sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) tự nghiên cứu trong khu học liệu.
Chủ trương canh tân lớn
Theo GS Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, tự chủ đại học đối với các nước khác là điều thường thấy nhưng với chúng ta lại chưa quen. Thậm chí, khi đã trở thành chủ trương lớn, đã đưa vào luật mà vẫn không dễ thực hiện vì còn vướng tư duy và ràng buộc pháp lý do nhiều luật lệ chưa sửa đổi đồng bộ.
“Thời gian qua, tuy đạt nhiều thành tựu nhưng không dừng lại ở đó được, giáo dục đại học buộc phải vươn lên. Muốn vậy phải có động lực tự thân và nguồn lực mới. Tự chủ đặt cho các trường vị trí tự lập, tự vươn lên, không thể ỷ lại vào ngân sách Nhà nước. Nếu cứ ỷ lại, các trường phải chịu sự nghèo nàn thường xuyên” – GS Trần Hồng Quân chia sẻ.
Đồng thời, GS Trần Hồng Quân cũng nhấn mạnh: Tự chủ đại học là chủ trương canh tân lớn về quản lý trên cơ sở đặt niềm tin và giao trọng trách cho cấp dưới; tháo gỡ ràng buộc trong quản lý; giao quyền tự quyết cho các trường; tạo không gian tự do sáng tạo trong hoạt động học thuật và điều hành nhà trường. Đó là một bước dân chủ hóa giáo dục đại học.
Ở góc độ quản lý Nhà nước về giáo dục, PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao đổi: So với nhiều trường đại học trên thế giới, tự chủ đại học ở Việt Nam không hề thua kém, đặc biệt là tự chủ học thuật và tổ chức bộ máy theo quy định của Luật số 34.
“Bản chất của tự chủ chính là làm gì để tốt nhất. Tự chủ sẽ giải quyết bài toán tối ưu, trong đó có việc đưa ra quyết định nhanh nhất. Tự chủ không phải tự trị, cũng không phải tự lo. Tự chủ mở ra những chính sách thông thoáng, song cũng cần đồng bộ. Muốn thực hiện tự chủ đại học, các trường cần xây dựng hệ thống quản trị nội bộ tốt, phải có mô hình quản trị, trong trường đại học phải phân cấp, nhằm phát huy thế mạnh của từng đơn vị, từng người trong trường” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ.
Đồng thời, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng: Bên cạnh quyền tự chủ là trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học và vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành các thông tư để hướng dẫn các trường và giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật; Đồng thời sẽ kiến nghị với các bộ ngành, bộ chủ quản thực hiện đúng quy định của pháp luật về tự chủ đại học.
Tự chủ Đại học: Nỗi lo học phí tăng
Một trong những nội dung khiến người học lo lắng nhất khi các trường đại học (ĐH) được tự chủ là tăng học phí.
Dự thảo Nghị định thu chi đối với các cơ sở giáo dục vừa được đưa ra lấy ý kiến cho thấy rất rõ lộ trình tăng học phí đối với các trường ĐH nói chung và các trường được tự chủ nói riêng.
Tự chủ đại học kèm theo nỗi lo học phí tăng đối với sinh viên Ảnh: Diệp An
Hơn 80% nguồn thu từ học phí
Tại hội thảo "Tự chủ ĐH - Từ chính sách đến thực tiễn" vừa được tổ chức, PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng, tác động tiêu cực rõ nét nhất của tự chủ ĐH là dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở giáo dục ĐH chỉ chú trọng vấn đề tự chủ tài chính.
Từ đó, bằng mọi giá tăng nguồn thu qua học phí khi Nhà nước thay đổi cách thức sử dụng ngân sách và các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục ĐH, không bao cấp dàn trải như trước. Điều này có khả năng dẫn đến việc các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội, đồng thời, có thể khiến người nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục ĐH.
GS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UBVHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội, nói rằng, vấn đề quan tâm nhất là cách tính học phí của các trường ĐH hiện nay. Theo ông Bình, để tính học phí, cần dựa vào chi phí đào tạo ra một sinh viên. Đây là cách thế giới đang làm, nhưng ở Việt Nam, không có cơ quan nào hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH về cách tính.
Về định mức kinh tế - kỹ thuật (là quy định được Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường từ năm 2014), rất khó để áp dụng cho giáo dục vì đây là một lĩnh vực đặc thù. Báo cáo giám sát của UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho thấy, về chính sách học phí, hầu hết các trường mới được tự chủ chưa xác định phương thức tính chi phí đào tạo; trong khi khung học phí của Nhà nước hướng dẫn chưa tính đúng, tính đủ mức chi phí thực tiễn cần thiết để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Các hướng dẫn, cũng như căn cứ để xây dựng khung học phí, bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo còn chưa được tính toán một cách đầy đủ, khoa học, phù hợp thực tiễn.
Ông Hoàng Đức Long, ĐH Tài chính - Marketing, cho rằng, việc đa dạng hóa nguồn thu của các trường còn hạn chế vì chủ yếu thu từ học phí, lệ phí và thường phụ thuộc kết quả tuyển sinh hằng năm. Do đó, học phí có tăng đạt mức trần quy định của Nghị định 86 (18,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà) cũng chỉ đủ bù khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt hoặc giảm so với năm trước.
Riêng khoản thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu và lại chia sẻ cho người học (phải lập các quỹ hỗ trợ sinh viên), vì vậy, tổng thu được sử dụng cho hoạt động chuyên môn của trường bị thu hẹp. Khi phải tự chủ cả chi đầu tư, kinh phí hoạt động còn lại sẽ eo hẹp hơn.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Trần Bá Linh, ĐH Kinh tế TPHCM, mới đây thực hiện một báo cáo gửi UBVHGDTNTN&NĐ về chuyên đề học phí. Theo nhóm nghiên cứu, trong vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay, học phí là một nội dung quan trọng, chiếm hơn 80% nguồn thu của hệ thống.
Tính thế nào cho đủ?
Trong nghiên cứu, hai tác giả đặt ra 3 nguyên tắc để xây dựng học phí cho các trường ĐH khi thực hiện tự chủ là chất lượng đào tạo, tính cạnh tranh và sự công bằng xã hội. Hiện nay, cách tính, thu học phí còn nhiều bất cập, chủ yếu do thiếu sót hoặc thiếu nhất quán về một triết lý cho mục đích thu. "Việc thu học phí hiện chủ yếu hướng đến tồn tại (dựa vào tính đúng, tính đủ định mức kinh tế - kỹ thuật), chứ chưa có yếu tố phát triển", GS. Hoài nhận định.
Theo ông, cần có triết lý về mục đích thu học phí để tránh tình trạng các cơ sở giáo dục chạy theo đồng tiền, tận thu của sinh viên và dồn ngân sách vào tuyển sinh để có thể thu học phí nhiều hơn. Triết lý về mục đích cũng giúp từng trường định hướng việc sử dụng học phí, tránh đầu tư dàn trải và sự tùy tiện trong quyết định dẫn đến rủi ro về cân đối thu chi hoặc ảnh hưởng tiêu cực cho người học.
Nhóm nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo để có cơ sở quan trọng xác định mức học phí gồm đánh giá quá trình (thông qua kiểm định) và kết quả. Việt Nam đã triển khai kiểm định từ nhiều năm nay, nhưng lại đang khuyết việc đánh giá kết quả.
Nhóm của GS. Hoài cho rằng, về nguyên tắc cạnh tranh, vấn đề không đơn giản là giảm học phí mà phải nằm ở tương quan chất lượng đào tạo với học phí, để người học nhận được giá trị nhiều nhất cho số tiền họ chi ra. Tính cạnh tranh giúp nhà trường năng động, chú ý đến nhu cầu của thị trường hơn, tránh tình trạng đào tạo trong tháp ngà. Điều này cũng giúp các trường không đầu tư dàn trải mà tập trung vào thế mạnh của mình.
Tuy nhiên, cạnh tranh chắc chắn sẽ có mặt tối. Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, như quảng cáo dối, dùng tài nguyên vào các giá trị không thực chất, dùng truyền thông tấn công đối thủ... đều gây hậu quả lớn cho xã hội và làm mất uy tín Nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế giám sát cạnh tranh.
Một nhược điểm khác của cạnh tranh là sẽ có những ngành chi phí đào tạo quá cao, khiến học phí quá khả năng thị trường (ví dụ ngành y), hoặc chỉ có số ít người học sẵn sàng chi trả (các ngành khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản). Đây lại là những ngành không thể thiếu cho sự phát triển đất nước, nếu cứ để các trường tuân theo quy luật cạnh tranh thì có thể dẫn tới một nền giáo dục ĐH khiếm khuyết.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài và TS. Trần Bá Linh nhận định, Việt Nam chưa có quy trình đánh giá và thông tin chất lượng đào tạo, đặc biệt là đánh giá kết quả cho thị trường. Cộng với việc mới áp dụng tự chủ học phí, việc tùy tiện đưa ra mức học phí là khó tránh khỏi. Các cơ quan quản lý nên theo dõi sát sao và yêu cầu giải trình nếu có dấu hiệu tiêu cực, và xử lý nếu cần thiết.
'Tự chủ đại học không có nghĩa là tăng học phí, đổ hết lên đầu sinh viên' Chuyên gia cho rằng, khi thực hiện tự chủ đại học, mức học phí có thể tăng nhưng không có nghĩa đổ hết lên đầu sinh viên, cần có thêm nguồn xã hội hoá. Ý kiến trên được đưa ra tại buổi toạ đàm "Tự chủ đại học ở Việt Nam không thể nửa vời" do VOV2 tổ chức mới đây. TS Mai...