Từ bài học xét nghiệm diện rộng thành công của Vũ Hán nhìn lại chiến lược “bóc F0″ ở TP HCM: Chuyên gia đề xuất hướng xét nghiệm mới
Ngoài giải pháp hiện nay là xét nghiệm để tách F0 sau thời kỳ giãn cách, TS Thái cho biết, chúng ta rất cần làm xét nghiệm serum (hay kháng thể) để đánh giá sức đề kháng của thành phố cho việc mở cửa.
Hạn chế của test nhanh kháng nguyên
Sau hơn 3 tháng cách ly và giãn cách, các chương trình triệt để xét nghiệm diện rộng ở TP HCM được cho là chủ trương đúng và rất cần thiết cho kế hoạch mở cửa và chung sống với Covid-19. Tuy nhiên, tới thời điểm này, TS Nguyễn Đức Thái – Cố Vấn Khoa Học & Sáng lập viên TransMed-VN cho rằng nên chuyển phương thức xét nghiệm, không nên coi test nhanh là biện pháp bóc F0 nữa.
Hiện tại test nhanh kháng nguyên protein vẫn được sử dụng trong hầu hết các xét nghiệm ở TP HCM. Phải nói ngay rằng chính việc chọn lựa sử dụng tối đa xét nghiệm nhanh đang tạo ra những vấn đề về hiệu năng của xét nghiệm diện rộng hiện nay và gây ra những bức xúc, phiền toái cũng như rủi ro lây nhiễm không cần thiết. Theo TS Thái, test nhanh vẫn để lại những hạn chế. Nó chỉ đáp ứng tiêu chí nhanh. Còn lại vẫn nhiều điều đáng bàn, cụ thể như:
Thứ nhất: Test nhanh có hiệu lực 72% khi xét nghiệm những trường hợp F0 có triệu chứng, hiệu lực này giảm còn 58% với F0 không triệu chứng. Trong cộng đồng, số F0 không triệu chứng rất lớn ~80%, test nhanh sẽ bỏ sót 42% các thử nghiệm. F0 có triệu chứng thuộc thiểu số, ngoài ra thời gian gây triệu chứng của chủng Delta rất ngắn thường ở 2 ngày đầu. Sau đó, tải lượng virus giảm đáng kể khi hệ miễn dịch kháng lại.
Hệ quả là xét nghiệm test nhanh luôn bỏ sót một số lượng F0 lớn trong cộng đồng.
Video đang HOT
Thứ hai, khi cho xét nghiệm test nhanh nhiều lần, hay phương pháp serial-testing để tăng tần xuất tìm ra F0, TS Thái cho rằng phương pháp này chỉ cần thiết cho những môi trường như bệnh viện, khu cách ly hay với một số tập thể có nguy cơ lây nhiễm cao như các shipper, tài xế liên tỉnh, tuyến đầu. Ở các chung cư, hay trong phường, xóm của cộng đồng rộng lớn trong giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt hiện nay, thì việc lặp lại này là một sự phí phạm. Và quan trọng hơn là đã gây ra rất nhiều phiền toái, bức xúc cho người dân và những nguy cơ gây nhiễm chéo.
Xét nghiệm nhanh tại TPHCM.
Giải pháp như thế nào?
Theo TS Thái, có nhiều cách để thực hiện xét nghiệm vừa an toàn, hiệu quả. Ví dụ như dùng mẫu PCR gộp, tại Trung Quốc đã làm xét nghiệm diện rộng cho toàn Vũ Hán hai lần và một vài thành phố khác trên 10 triệu dân số. Với lực lượng lấy mẫu đông đảo, tổ chức chu đáo họ đã hoàn thành trong thời gian ngắn 1 tháng cho lần đầu, và 1 tuần cho lần thứ 2. Số F0 được truy ra rất ít từ vài trăm đến vài chục, nhưng họ đã bảo toàn được sinh mạng người dân và giữ được các sinh hoạt, phát triển kinh tế. Một lợi ích rất lớn so với tổn phí xét nghiệm diện rộng.
Về tình hình hiện tại, sau thời gian số F0 đạt đỉnh, trong hai tuần qua đã giảm, và ngày nào thành phố cũng có khoảng trên dưới 5000 ca. Rất khó đánh giá ý nghĩa của số lượng không thay đổi này. Đó có thể là số lây nhiễm mới hay số bỏ sót từ thử nghiệm nhanh và có thể cả hai. Sẽ rất khó kết luận và kiểm soát nếu tiếp tục dùng test nhanh.
Có một sự đồng thuận trong hệ thống xét nghiệm đó là sau test nhanh, nên kiểm soát bằng PCR, đặc biệt cho các mẫu test nhanh âm tính.
Độ chính xác cao của PCR sẽ có giá trị và bảo đảm hơn làm thêm 2,3 lần test nhanh. Về kinh tế, làm gộp 10 hay 100 sẽ giảm chi phí rất nhiều cho ngân quỹ, và đặc biệt cho các doanh nghiệp đang kiệt quệ tài chánh và sức lực vì quá nhiều lần thử nghiệm.
Ngoài giải pháp hiện nay là xét nghiệm để tách F0 sau thời kỳ giãn cách, TS Thái cho biết, chúng ta rất cần làm xét nghiệm serum (hay kháng thể) để đánh giá sức đề kháng của thành phố cho việc mở cửa. Đây chính là chương trình giúp đạt mục tiêu thứ hai của xét nghiệm đó là đánh giá mức độ lây lan trong cộng đồng, rất quan trọng cho khoanh vùng và các giải pháp mở cửa.
Theo TS Thát xét nghiệm kháng thể giúp đánh giá mức độ lây nhiễm cộng đồng tốt hơn các x ét nghiệm kháng nguyên PCR hay test nhanh đang dùng; ngoài ra còn giúp đánh giá khả năng miễn dịch của các chương trình tiêm chủng vừa qua.
Xét nghiệm kháng thể không cần làm diện rộng, chỉ cần một số mẫu tiêu biểu và lấy máu đầu ngón tay sẽ đơn giản, an toàn hơn.
Xét nghiệm kháng thể sẽ cho biết chỉ số đề kháng, sức khỏe của TP.HCM, với dịch Covid-19. Theo đó, xét nghiệm kháng thể có thể dùng khoanh vùng an toàn cho kế hoạch mở cửa.
Cần Thơ: Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân mang trong mình gần 100 viên sỏi
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ gần 100 viên sạn (sỏi) trong khớp háng bệnh nhân nam 32 tuổi.
Ảnh minh họa
Cách đây 2 năm, anh T.T.T (32 tuổi, trú tại Cần Thơ) xuất hiện những cơn đau sâu trong khớp háng của chân trái. Ban đầu anh nghĩ là do mỏi cơ, chỉ cần nghỉ ngơi là đỡ. Nhưng những cơn đau nhanh chóng quay lại và thường xuất hiện ngẫu nhiên khi anh vận động. Lâu dần, những cơn đau khiến anh đi lại khó khăn, không ngồi xổm được, không gập được khớp háng trái quá 90 độ.
Ngày 18/5, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Qua khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh sạn trong khớp háng trái (u xương sụn). Ngày 19/5, bệnh nhân được bệnh viện tiến hành phẫu thuật, ê kíp bác sĩ đã lấy hết toàn bộ gần 100 viên sạn lớn nhỏ đường kính từ 1-5 cm ra khỏi khớp háng người bệnh, đồng thời cắt lọc làm sạch bề mặt màng hoạt dịch khớp háng để ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Bác sĩ Lê Dũng, Phó Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - Cơ xương khớp, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: Đây là trường hợp bị u xương sụn. Nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng lên và có thể dẫn đến thoái hóa khớp háng nặng, mất chức năng khớp háng hoàn toàn.
Bệnh lý u xương sụn xảy ra khi màng hoạt dịch bị biến đổi bất thường, thay vì tạo ra dịch khớp bôi trơn thì màng này lại tạo ra các mẩu sụn nhỏ to dần theo thời gian, rồi trôi tự do vào khớp. Bệnh lý này cũng liên quan đến yếu tố di truyền, thường xuất hiện ở một khớp háng, khớp gối, khớp vai.
Bệnh lý u xương sụn có thể gặp ở người có tiền sử bệnh như: Thoái hóa khớp, viêm khớp, gãy xương phạm khớp, chấn thương vùng khớp và một số rối loạn chuyển hóa... Điều nguy hiểm mà bệnh lý này gây ra là các mảnh sụn như những viên sỏi, tích tụ ngày càng nhiều, gây kẹt khớp làm người bệnh đau đớn, cũng như mài mòn dần phần xương khớp của bệnh nhân. Vì vậy, khi có các triệu chứng đau khớp, kẹt khớp, vận động khó khăn, cứng khớp, sưng đau ở khớp, sờ thấy có khối u cục quanh khớp, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, u xương sụn là bệnh lý có thể tái phát sau phẫu thuật, do đó dù đã được phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 có độ chính xác 70% Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai cho biết người có xét nghiệm nhanh dương tính sẽ được đưa đi bệnh viện ngay lập tức vì độ chính xác của phương pháp này là 70%. Chia sẻ sau cuộc họp khẩn với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chiều 25/5, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện...