TS. Nguyễn Đức Thái: Vắc xin kháng thể Trung Quốc, độ tin cậy và niềm vui tới đâu?
Vắc xin chống lại virus corona chủng mới ( SARS-CoV-2) hiện đựợc coi như thuốc cứu tử trước hiểm hoạ dịch bệnh Vũ Hán ở Trung Quốc và đang lan tràn toàn cầu.
Vắc xin kháng thể là gì?
Mới đây, Trung Quốc thông báo một dòng vắc xin họ nghiên cứu đã thành công tạo ra kháng thể trên mô hình động vật dùng chuột. Với tôi đây là câu chuyện bình thường về mặt đánh giá.
Khi chủng một kháng nguyên, tức vắc xin cho một cơ thể bình thường, thì phản ứng miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể do tế bào B. Tuy nhiên sự hiện diện của kháng thể rất ít có giá trị để khẳng định hiệu năng của vắc xin nếu không được thử nghiệm kỹ hơn về sinh học và đánh giá đầy đủ qua thử nghiệm lâm sàng.
Ngược lại trong một số trường hợp, kháng thể có thể gây tác dụng phụ làm cho bệnh lý nặng hơn. Vì nó giúp phân tán virus mạnh trong cơ thề do tính bám dính virus yếu, không đủ mạnh để gây phản ứng sinh học diệt nó.
Vắc xin mạnh là gì?
Chọn và thiết kế kháng nguyên làm vắc xin rất quan trọng. Kháng nguyên cần phù hợp chức năng và có đặc tính về cấu trúc, trình tự được trình diện tốt nhất cho hệ miễn dịch. Đó là protein S1 của SARS-CoV-2 mà virus dùng để bám vào các thụ thể tế bào người bệnh khi lây nhiễm. Về thiết kế, ngày nay các trình tự được chọn lọc qua tính toán phức tạp dùng bioinformatic và algorithm của các hệ sinh học.
Khi chích vào cơ thể, các protein kháng nguyên tiếp xúc hệ miễn dịch và sẽ được tế bào tua (Dendritic cell hay DC) trình diện trên bề mặt với chức năng kích động 2 loại tế bào T đặc biệt.
Video đang HOT
Loại CD4 T có khả năng truyền tín hiệu cho tế bào B, đó chính là nhà máy sản xuất kháng thể trong chúng ta dưới tác động của vắc xin. Với một kháng nguyên tốt, gene kháng thể của tế bào B sẽ được tái tổ hợp để sản xuất các kháng thể mạnh nhất. Đây là giai đoạn tạo kháng thể toàn vẹn (antibody maturation).
Kháng thể rất quan trọng do khả năng bám dính để trung hoà hoạt động virus SARS-CoV-2 và khả năng trình diện nó với các tb miễn dịch như đại thực bào, neutrophile v.v. để tiêu huỷ virus trong máu người bệnh.
Đối với các virus SARS-CoV-2 đã nhiễm trong các tế bào như phổi, tim, gan, ruột… thì hệ miễn dịch chúng ta huy động tập thể tế bào CD8-T đi lùng diệt các tế bào bị lây nhiễm này.
Đây là nhóm tế bào T rất mạnh và chuyên biệt, đã được tế bào DC truyền các tin đặc hiệu về virus SARS-CoV-2 và được huấn luyện ở tuyến yên (thymus), sản xuất một quân số lớn ở các hạch bạch huyết.
Tác động quan trọng nhất của vắc xin cần có là khả năng tạo các tế bào B và T có trí nhớ (memory B, T cells). Đó là các tế bào chủ yếu của miễn dịch, có khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể 5-10 năm hay suốt đời và sẵn sàng tạo lượng kháng thể lớn hay Tb T chuyên biệt diệt và chống lại vi, siêu vi khi bị lây nhiễm.
Một công nghệ quan trọng giúp vắc xin mạnh hơn là các adjuvant. Một số vắc xin không thể có tác động nếu thiếu adjuvant. Adjuvant cổ điển là các aluminum hydroxyte có tác dụng tạo phải ứng viêm tại nơi chích. Với tiến bộ ngành miễn dịch, adjuvant thế hệ mới gồm các polysaccharide, nucleic acid CpG… tác động lên thụ thể TLR (toll like receptor).
Các adjuvant làm gia tăng tổng hợp các cytokine, đặc biệt là interferon. Các adjuvant này đang nâng vắc xin lên giá trị mới cho các trị liệu.
Các thử nghiệm trên xúc vật và trên người rất quan trọng để đánh giá tác động an toàn và hiệu quả của vắc xin và rất tốn kém. Các kết quả này thường không hoàn hảo, và nhà khoa học phải có khả năng phân tích, phản hồi để điều chỉnh và thiết kế lại vắc xin.
Các nhà đầu tư, mạnh thường quân cần sẵn sàng hy sinh nhiều tài chính để tiếp tục vượt qua khó khăn lớn lao này, mà thường được goi là thung lũng của tử thần (valley of death). Việc ứng dụng nhiều loại công nghệ vắc xin như VLP, vector, protein tái tổ hợp, RNA/DNA… cần thiết để đạt được vẵc xin tốt nhất.
Tóm lại, vắc xin Trung Quốc dù tạo ra kháng thể, sẽ cần được đánh giá theo các tiêu chuẩn trên để hy vọng đi tiếp các giai đoạn quan trọng hơn. Công nghệ vắc xin tiến bộ là nền tảng và giải pháp quan trọng nhất để bảo vệ xã hội trong dịch bệnh Covid-19 hiện nay và nhiều dịch bệnh trong tương lai.
Y tế Việt Nam không thể thiếu một kế hoạch toàn diện cho vắc xin để bảo vệ người dân, nhưng cần sự tham gia nhiều hơn các đại gia, các hảo hán trong xã hội và đặc biệt là một quốc sách của chính phủ cho một chương trình vẵc xin toàn diện và rất cấp thiết này.
Chúng ta cầu chúc các chương trình vắc xin chống SARS-CoV2 dù ở Trung Quốc, HongKong, Nhật, Hàn hay Việt Nam sớm thành công và tiến nhanh ra sản phẩm sớm nhất để ngăn chặn đại dịch Covid-19 hiện nay và tương lai.
Tài liệu tham khảo:
https://www.sciencenews.org/…/new-coronavirus-vaccine-devel…
https://www.researchgate.net/…/51477377_Immunological_mecha… https://www.who.int/…/docum…/Elsevier_Vaccine_immunology.pdf
Theo Tổ quốc
Mỹ thử nghiệm thuốc 'hứa hẹn duy nhất' chống virus corona
Giới chức y tế Mỹ ngày 25/2 cho biết, thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với thuốc chống virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) của hãng Gilead Sciences trên các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đã nhập viện đã được khởi động.
Ảnh minh họa.
Reuters dẫn thông tin từ Viện Y học Quốc gia Mỹ cho biết, người đầu tiên tham gia thử nghiệm là một công dân Mỹ đã hồi hương sau khi bị cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess.
Theo giới chức Mỹ, việc thử nhiệm sẽ do các nhà khoa học của Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Nebraska ở Omaha thực hiện.
Tờ The Hill dẫn tuyên bố của Viện Y học Quốc gia Mỹ cho biết thêm rằng nghiên cứu có thể được điều chỉnh để đánh giá các phương pháp điều trị bổ sung và ghi danh thêm người tham gia thử nghiệm tại các địa điểm khác ở Mỹ và trên toàn thế giới.
Thông tin trên được đưa ra sau khi các quan chức tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết loại thuốc của hãng Gilead Sciences đang có dấu hiệu cho thấy có thể giúp điều trị virus corona gây chết người.
"Hiện tại, chỉ có một loại thuốc duy nhất mà chúng tôi nghĩ rằng có thể có hiệu quả thực sự và đó là Remdevisir", ông Bruce Aylward - trợ lý Tổng giám đốc WHO - cho biết trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Công ty Gilead Science cũng đang hợp tác với các cơ quan y tế ở Trung Quốc trong 2 thử nghiệm trên các bệnh nhân mắc bệnh ở Vũ Hán. Kết quả của những thử nghiệm này dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 4 tới.
Theo Viện Y học Quốc gia Mỹ, thuốc kháng virus Remdesivir trước đây đã được thử nghiệm ở người mắc bệnh do virus Ebola và đã cho thấy sự hứa hẹn trên trong các thử nghiệm điều trị MERS và SARS - vốn đều là các bệnh do các chủng khác của virus corona.
Hà Dung
Theo baophapluat
WHO 'phúc đáp' thông tin virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua muỗi Có thông tin cho rằng chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) có thể lây truyền qua muỗi. Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng về thông tin này. Theo trang China Daily, mạng xã hội đang lan truyền tin đồn cho rằng muỗi có khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 đi. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới...