Truy xuất ngược để xử lý phụ gia thực phẩm “bẩn”
Phụ gia thực phẩm, hóa chất công nghiệp đang bán lẫn lộn, tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng. Để ngăn chặn hóa chất công nghiệp, phụ gia không rõ nguồn gốc, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đang áp dụng hình thức truy xuất ngược nguồn gốc tại các bếp ăn.
Nguy hại từ phụ gia “trôi nổi”
Phụ gia thực phẩm là một chất khác thực phẩm (chất điều vị, ổn định, chống ô xy hóa, tạo bọt, ngọt tổng hợp, tạo đặc, làm lỏng, hương liệu, phẩm màu). Các chất này hiện diện trong thực phẩm qua khâu sản xuất, chế biến, bao gói, tồn trữ nhằm tăng thêm hương vị, kích thích vị giác, mang đến cho người dùng cảm giác ngon miệng hơn hoặc kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.
Bên cạnh sự lưu hành của nhiều sản phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, trên thị trường đang bày bán lẫn lộn hóa chất công nghiệp với phụ gia thực phẩm có tính năng tạo màu, tạo mùi, vị như nhau. Vì mục đích lợi nhuận, hoặc những tiện ích trong việc tạo màu, tạo mùi, tạo vị… nguy cơ sử dụng hoặc lạm dụng hóa chất công nghiệp, phụ gia thực phẩm trôi nổi kém chất lượng đang trở thành vấn nạn, đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Hóa chất công nghiệp sẽ trở nên nguy hại nếu được sử dụng để tạo màu sắc, mùi vị cho thực phẩm
Nhiều vụ việc nghiêm trọng trong sử dụng hóa chất, phụ gia độc hại đã được cơ quan chức năng phát hiện như: Sử dụng hàn the (có chứa độc tố gây bệnh về gan, trầm cảm, sa sút trí tuệ) để giữ cho thực phẩm tươi lâu, dẻo và dai hơn; dùng phẩm màu công nghiệp để nhuộm gia cầm, tạo màu cho thịt quay, thịt nướng, tạo màu cho ớt bột, hạt dưa, bánh kẹo; chất phụ gia biến thịt heo thành thịt bò; sử dụng chất dùng tẩy rửa công nghiệp để tạo độ sáng bóng cho thực phẩm…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tất cả các hóa chất đều độc hại đối với người và súc vật ở một liều nhất định. Khi sử dụng với liều lượng cao hơn, ngay cả đối với những hóa chất được coi là không độc, chúng cũng gây ra những hậu quả đáng ngại.
Những phân tích, xét nghiệm đã chỉ ra, nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không đúng liều lượng, phụ gia có chứa hóa chất nguy hại nằm ngoài danh mục được cấp phép của Bộ Y tế sẽ gây phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin trong thực phẩm. Nguy hiểm hơn, phụ gia, hóa chất công nghiệp nếu bị sử dụng vào chế biến thực phẩm nguy cơ gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, gây bệnh ung thư, đột biến gen, quái thai, ảnh hưởng đến chức năng gan thận…
Video đang HOT
Truy xuất ngược để xử lý sai phạm
Hóa chất, phụ gia thực phẩm nguy hại ít có “cơ hội” tồn tại trong các bếp ăn gia đình bởi mỗi bà nội trợ đều có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân của họ. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận những người sản xuất, kinh doanh, các bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn… sẵn sàng lạm dụng để tạo sự bắt mắt cho các sản ph ẩm thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
Các bếp ăn tập thể sẽ bị truy suất ngược việc mua và sử dụng phụ gia thực phẩm
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn Thực phẩm, TPHCM cho hay: “Lâu nay, khu chợ Kim Biên đóng trên địa bàn quận 5 được xem như “chợ tử thần” là nỗi ám ảnh đối với các bà nội trợ. Tuy nhiên, Kim Biên chỉ có 16 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm, tất cả đều được cấp phép, đã qua nhiều lần tập huấn, chịu sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, các đoàn liên ngành nên ý thức chấp hành trong kinh doanh của các hộ bán phụ gia thực phẩm tại đây rất cao”.
Tuy nhiên, bên cạnh 16 hộ kinh doanh trên, tại chợ Kim Biên còn hàng chục hộ khác được phép bán phụ gia, hóa chất công nghiệp. Nếu cố ý, người mua rất dễ dàng tạt qua các quầy bán hóa chất, phụ gia độc hại. Cùng một chợ nhưng phụ gia thực phẩm bán lẫn phụ gia công nghiệp thì khó tránh khỏi các nguy cơ từ sự nhầm lẫn đến cả cố ý bởi hóa chất công nghiệp cũng tạo màu, tạo mùi như phụ gia thực phẩm.
Thành phố đã có đề án xây dựng trung tâm phân phối hương liệu, phụ gia thực phẩm tại quận 8 do Sở Công thương phụ trách, tuy nhiên tiến độ thực hiện đang “ì ạch”. Những hộ kinh doanh hóa chất phụ gia công nghiệp tại chợ Kim Biên cũng thuộc quyền cấp phép, quản lý của Sở Công thương, Ban An toàn Thực phẩm không có quyền can thiệp. Mặt khác, đến nay các quy định của pháp luật mới có chế tài đối với người bán phụ gia thực phẩm và mua phụ gia thực phẩm mà chưa có chế tài đối với người bán phụ gia, hóa chất công nghiệp nếu xảy ra các vụ việc liên quan.
Để ngăn chặn nguy cơ hóa chất công nghiệp, phụ gia không rõ nguồn gốc trà trộn vào thực phẩm, PGS Phạm Khánh Phong Lan cho biết: “Ngoài việc giám sát chặt đối với 16 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm tại chợ Kim Biên, Ban đang thực hiện giải pháp truy xuất ngược, kiểm tra việc sử dụng phụ gia thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn công nghiệp… Chúng tôi yêu cầu các cơ sở phải chứng minh được hóa đơn chứng từ có liên quan đến tất cả các phụ gia thực phẩm. Các chứng từ chỉ được chấp thuận hợp lệ khi xuất phát từ những cửa hàng kinh doanh hợp pháp. Nếu cơ sở không chứng minh được nguồn gốc phụ gia sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cẩn trọng với bánh trung thu không rõ xuất xứ
Người dân có thể gặp rủi ro rất lớn nếu ăn phải bánh trung thu sử dụng màu công nghiệp, không có trong danh mục Bộ Y tế cấp phép.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết với đặc thù sản phẩm tiêu thụ lớn, các cơ quan chức năng phải có kế hoạch chủ động.
Việc quan trọng đầu tiên là thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường. Trong đó, cơ quan quản lý sẽ thanh, kiểm tra điều kiện sản xuất, sử dụng phụ gia thực phẩm, vệ sinh cá nhân, nguồn gốc nguyên liệu của các cơ sở sản xuất, vấn đề tự công bố.
Theo ông Phong, hiện nay Chính phủ cho phép các đơn vị sản xuất tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng, các cơ quan chức năng thực hiện công tác hậu kiểm.
Các sản phẩm bánh trung thu tự công bố chất lượng theo mức an toàn mà Bộ Y tế đã ban hành ngưỡng giới hạn an toàn, trong đó có sản phẩm bánh kẹo, bánh trung thu với các chỉ tiêu về kim loại nặng, vi sinh nằm trong giới hạn cho phép.
Quan trọng nhất của việc hậu kiểm là tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm. Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo các phòng kiểm nghiệm ưu tiên kiểm nghiệm mẫu, kết quả phải trả nhanh và nếu kết quả không đạt, yêu cầu dừng lưu thông ngay, tránh tình trạng sau trung thu mới có kết quả.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần mua và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã làm thủ tục tự công bố, bày bán ở nơi bảo đảm vệ sinh. Các địa phương, nhất là địa phương có cửa khẩu tăng cường thanh kiểm tra, giám sát sản phẩm nhập lậu với sản phẩm bánh kẹo trong đó có bánh trung thu.
Người dân không nên mua những loại bánh trung thu giá rẻ và không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: Channel NewsAsia .
Trước thực trạng nhiều cơ sở nhỏ lẻ sản xuất manh mún sản xuất bánh trung thu, ông Phong cho biết: "Sản xuất dù công nghiệp, làng nghề, hộ cá thể hay dây chuyền hiện đại phải bảo đảm an toàn. Không thể lấy lý do sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở hộ gia đình được ưu tiên về điều kiện nào đó. Chúng tôi yêu cầu tất cả sản phẩm phải an toàn, đáp ứng điều kiện sản xuất tối thiểu".
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cũng khuyến cáo người dân không nên mua những loại bánh giá rẻ và không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ.
"Khi mua bất kể loại hàng hóa nào, đặc biệt là thực phẩm ăn trực tiếp như bánh trung thu quan trọng nhất là nhãn mác và thành phần sản phẩm. Nếu nhà sản xuất không đưa các thông tin đó lên bao bì sản phẩm tuyệt đối không mua, bởi ăn những sản phẩm như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe", PGS Thịnh cho hay.
Đối với các loại bánh sử dụng phẩm màu, PGS Thịnh cho rằng nếu nhà sản xuất sử dụng màu thực phẩm được Bộ Y tế cấp phép sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, người dân sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu ăn phải bánh sử dụng màu công nghiệp, không có trong danh mục Bộ Y tế cấp phép.
Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng - cho biết thêm mức độ độc hại của hóa chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp là rất lớn. Khi đi vào cơ thể, các chất này có thể gây tổn hại đến tất cả các cơ quan thần kinh, nội tạng và bề mặt da khi tiếp xúc trực tiếp...
Ngoài ra, ăn bánh trung thu có tồn dư hóa chất công nghiệp, nhân bánh không đảm bảo còn có thể gây ngộ độc cấp tính như đau bụng, buồn nôn. Nguy hiểm hơn nó còn tích tụ dần vào cơ thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe sau này, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Hà Quyên
Theo Zing
Thực phẩm từ chuỗi an toàn được ưu tiên cho trường học Nguồn thực phẩm được cung ứng từ mô hình liên kết chuỗi đang được TPHCM ưu tiên cho hệ thống các bếp ăn phục vụ học sinh. Ban Quản lý An toàn Thực phẩm kỳ vọng sẽ tạo được mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, ổn định. Kiểm soát thực phẩm từ nông trại đến bàn...