Trường Tiểu học Thúy Sơn II nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học (TH) Thúy Sơn II, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) đã khắc phục khó khăn, nỗ lực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ năm học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Tiểu học Thúy Sơn II trao phần thưởng cho học sinh có thành tích trong học tập.
Xác định nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ then chốt, Trường TH Thúy Sơn II chú trọng đổi mới trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành các nhiệm vụ, cũng như sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm, phương pháp giảng dạy. Chỉ đạo giáo viên chủ động nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới để có hướng tiếp cận và chủ động bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng với nội dung bài giảng mới. Trong giảng dạy, yêu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm nội dung chương trình theo đúng chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, đánh giá hiệu quả giờ học bằng chất lượng học sinh. Đồng thời, thực hiện nghiêm phương châm “Dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra thi cử thực chất”, phản ánh đúng chất lượng giáo dục trong nhà trường; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho giáo viên trước ban giám hiệu trong việc xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo chất lượng, phù hợp mọi đối tượng học sinh; mỗi giáo viên đều phải có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, bảo đảm cho học sinh nhận thức, tiếp thu tốt kiến thức trong chương trình. Nhà trường cũng chú ý tổ chức bồi dưỡng thêm cho số học sinh có năng lực; phụ đạo học sinh yếu kém vào thứ tư hàng tuần; tăng thời lượng môn Toán, tiếng Việt lên 40 phút/giờ học để bổ sung và nâng cao kiến thức cho các em học sinh, nhằm tăng dần số học sinh có năng lực và giảm số học sinh yếu xuống mức thấp nhất.
Bên cạnh đó, Trường TH Thúy Sơn II còn khuyến khích giáo viên chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy để thu hút và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi do nhà trường tổ chức như: Giao lưu tiếng Việt; chúng em kể chuyện Bác Hồ, được đông đảo học sinh tham gia hưởng ứng; tìm hiểu về truyền thống nhà trường; an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích; giáo dục kỹ năng sống; truyền thống dân tộc và thành lập các câu lạc bộ: văn nghệ, thể dục, thể thao… để hình thành các kỹ năng sống cần thiết.
Thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng Trường TH Thúy Sơn II chia sẻ: Tập thể giáo viên, nhân viên trong trường luôn đoàn kết, nỗ lực vượt khó vươn lên; thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Cùng với đó, trường đẩy mạnh đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo, giúp đỡ học sinh khó khăn trong học tập bằng hình thức phù hợp, đạt hiệu quả.
Năm học 2020-2021, Trường TH Thúy Sơn II có 11 lớp với 250 học sinh, tỷ lệ chuyên cần đạt 98,8% trở lên, không có học sinh bỏ học. Kết thúc học kỳ I, năm học 2021-2022, nhà trường có học sinh hoàn thành môn học và hoạt động giáo dục đạt 95%. Hiện Trường TH Thúy Sơn II có 10 giáo viên giỏi cấp trường, 6 giáo viên giỏi cấp huyện… Với những thành tích đã đạt được, nhà trường đã được UBND huyện Ngọc Lặc tặng giấy khen tập thể lao động xuất sắc; Chi bộ nhà trường 5 năm liên tục đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu
Thầy giáo Nguyễn Văn Bình cho biết thêm: Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng dạy học; làm tốt công tác vận động duy trì sĩ số, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh năng khiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học; phấn đấu tháng 11-2022 đạt trường chuẩn quốc gia. Hiện đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhà trường tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, giúp các em học sinh yên tâm học tập.
Đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông tại Nghệ An: Dạy học thật, thi thật, cam kết đầu ra
Từ năm học 2021-2022, Nghệ An bắt đầu triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
Nghệ An là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai mô hình đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Video đang HOT
Với một mô hình mới, quá trình triển khai đối với các cơ sở giáo dục không tránh khỏi vướng mắc, khó khăn. Nhất là đưa ra chương trình hoạt động cụ thể và đánh giá. Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa các đơn vị giáo dục phổ thông. Việc thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông chính là đưa ra cam kết đối với người học về chuẩn đầu ra, tạo bước đột phá trong đổi mới giáo dục đào tạo.
Địa phương đầu tiên thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông
Mô hình đảm bảo chất lượng trong giáo dục có thể hiểu là hình thức quản lý chất lượng được thực hiện trước và trong quá trình giáo dục.
Việc thực hiện quy trình này nhằm phòng ngừa sự xuất hiện sai sót trong quá trình giáo dục, tránh tạo ra những "sản phẩm giáo dục" có chất lượng thấp.
Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức tập huấn đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông là một hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường. Mà những biện pháp này được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng, các hoạt động và sản phẩm (học sinh) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng giáo dục theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục.
Theo ông Đào Công Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, để thực hiện được đảm bảo chất lượng giáo dục cần bao gồm đảm bảo chất lượng bên trong (intemal quality assurance) và đảm bảo chất lượng bên ngoài (extemal quality assurance) nhà trường.
Đảm bảo chất lượng bên trong do nhà trường đảm nhận, đảm bảo chất lượng bên ngoài do các cơ quan chức năng bên ngoài nhà trường thực hiện (gồm cả các cơ quan kiểm định chất lượng).
Đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường là nhân tố quan trọng nhất, nhà trường chủ động tạo nên chất lượng. Chính vì vậy, việc thực hiện đảm bảo chất lượng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện thành công chương trình GDPT 2018.
Việc thực hiện đảm bảo chất lượng cũng nhằm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Qua đó, nhằm chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc, toàn diện, các giá trị sống, kỹ năng mềm và kỹ năng toàn cầu cho học sinh, có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo cơ sở để phát triển nền giáo dục phát triển nhanh, có sức đột phá nhưng bền vững, đảm bảo tính lôgic khoa học. Đồng thời, đưa giáo dục Nghệ An trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo, cung cấp tri thức cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
Việc thực hiện đảm bảo chất lượng cũng nhằm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như các các Nghị quyết về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục phổ thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Cam kết chuẩn đầu ra
Ông Đào Công Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, nội dung cốt lõi và then chốt trong công tác đảm bảo chất lượng là quá trình và quy trình xây dựng chuẩn đầu ra (hướng đích) có yếu tố đảm bảo chất lượng cao hơn.
Đó là dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, phụ huynh, cựu học sinh... Trên cơ sở này đề ra kế hoạch và giải pháp (đảm bảo yếu tố bối cảnh, đảm bảo yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng quá trình dạy học và giáo dục, đảm bảo yếu tố đầu ra) thực hiện.
Mô hình đảm bảo chất lượng nhằm tạo đột phá trong đổi mới giáo dục, đào tạo
Trong quá trình tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện có thể điều chỉnh kế hoạch để đạt được chuẩn đầu ra hoặc nâng chuẩn lên cao hơn. Mỗi nhà trường có thể xây dựng chuẩn đầu ra và cam kết khác nhau, phụ thuộc vào thực tế quy mô, đặc điểm học sinh, năng lực giáo dục và đào tạo...
Một số trường hiện nay có chất lượng giáo dục cao có thể xây dựng các chuẩn đầu ra tiếp cận với các nước tiên tiến trên thế giới để sớm phát huy hết các khả năng, năng lực, tư chất của học sinh như Toán TIMO đối với cấp tiểu học, SAT đối với cấp THPT... Mỗi năm, mỗi cấp học sẽ nâng dần lên chất lượng giáo dục thì trong thời gian tới chất lượng cả tỉnh sẽ nâng lên.
Thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng, các đơn vị sẽ công bố công khai chuẩn đầu ra và kết quả đạt được trên Website nhà trường, địa phương, tỉnh. Qua đó, tạo ra môi trường giáo dục thi đua và cạnh tranh cao trong trường, giữa trường với trường, giữa phòng GD&ĐT với phòng GD&ĐT.
Sự cạnh tranh này sẽ cho thấy rõ tính đối sánh về chất lượng giáo dục giữa các đơn vị, địa phương với nhau. Từ đó, tranh thủ huy động nguồn lực, xã hội hóa để phát triển giáo dục, đồng thời có sự theo dõi giám sát chặt chẽ của phụ huynh, xã hội, chính quyền địa phương. Đồng thời có sự hỗ trợ, kiểm tra, chỉ đạo sâu sát của cơ quan quản lý nhà nước thì nền giáo dục tỉnh nhà sẽ đi lên theo hướng phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế.
Thực hiện đảm bảo chất lượng, các nhà trường xây dựng, công bố và cam kết về chuẩn đầu ra.
Việc công bố chuẩn đầu ra, ký cam kết trách nhiệm đảm bảo chuẩn đầu ra được thực hiện giữa phụ huynh với giáo viên; giáo viên với hiệu trưởng; Hiệu trưởng với Trưởng phòng GD&ĐT (đối với các trường trực thuộc phòng GD&ĐT); Hiệu trưởng với Giám đốc Sở GD&ĐT (đối với cấp THPT); Trưởng phòng GD&ĐT với Giám đốc Sở GD&ĐT.
Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng của ba trụ cột phát triển giáo dục là: nhà trường, gia đình và xã hội. Ngành cũng đề nghị các nhà trường khi thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục, sau mỗi học kỳ, tiến hành sơ kết, hiệu trưởng khảo sát bằng cách lấy phiếu kín của phụ huynh về quá trình dạy học với 3 mức: chưa hài lòng, hài lòng, hài lòng cao.
Đây cũng là được coi là "phiếu tín nhiệm" để nhà trường tham khảo, đánh giá hiệu quả hoạt động của giáo viên. Từ đó, có điều chỉnh kịp thời cả về chuyên môn lẫn chương trình nhà trường chi phù hợp.
Yêu cầu cần thiết của giáo dục hội nhập
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An, thực trạng phổ biến ở trường phổ thông hiện nay là chưa thực hiện đầy đủ việc quản lý chất lượng bên trong (lập kế hoạch chất lượng và thực hiện kế hoạch chất lượng định kỳ).
Thay vào đó chủ yếu đang là đánh giá ngoài. Các trường phổ thông thực hiện chương trình giáo dục với chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ GD&ĐT ban hành. Đồng thời thực hiện các tiêu chí, mục đích đạt chuẩn quốc gia. Các cơ quan, bộ phận kiểm định chất lượng của Phòng và Sở GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, kiểm định chỉ là một phần của đảm bảo chất lượng.
Để chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì phải thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng bên trong.
Thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục nhằm hướng tới dạy học thật, thi thật, hiệu quả thật.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Thái Văn Thành cho rằng, thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông sẽ khó khăn vì chưa có tiền lệ, không có mô hình để học tập. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là yêu cầu cần thiết, hết sức quan trọng. Mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường, đặc biệt là giáo dục đại trà và hướng tới học thật, thi thật.
Để thực hiện hiệu quả, ngành yêu cầu các nhà trường linh hoạt trong quá trình triển khai, vận dụng lý thuyết vào trong quá trình thực hiện. Các nhà trường và đặc biệt là người đứng đầu cần phải có tinh thần cải tiến, có ý thức về văn hóa chất lượng để việc quản lý, triển khai công việc ngày một tiến bộ.
Sở GD&ĐT Nghệ An đã ban hành Kế hoạch, Hướng dẫn và tập huấn công tác đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ tháng 9/2021. Đến nay, Sở đã hoàn thành tập huấn cho tất cả hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS và tiến tới bồi dưỡng cho bậc THPT.
Qua quá trình kiểm tra, chỉ đạo của Sở, bước đầu nhận thấy các cơ sở giáo dục phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, đặc biệt là đổi mới quản trị nhà trường của các hiệu trưởng, phấn đấu xây dựng văn hóa chất lượng, lấy người học làm trung tâm.
Quảng Trị tổng kết Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi THPT Chiều 5/1, Sở GD&ĐT Quảng Trị tổ chức tổng kết, trao giải Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2021 - 2022. Sở GD&ĐT Quảng Trị trao tặng giấy khen cho các giáo viên xuất sắc nhất hội thi. Hội thi là sân chơi lớn để giáo viên thể hiện năng lực nghiệp vụ và kỹ năng...