Trường thuộc ĐH Oxford chưa thể đổi tên thành ‘Thao College’
Kế hoạch đổi tên Linacre College thành Thao College theo tên bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang rơi vào nghi vấn do nhà trường chưa nhận được khoản tài trợ theo cam kết ban đầu.
Năm 2021, Linacre College thông báo sau khi nhận được “món quà mang tính bước ngoặt” từ Tập đoàn Sovico, trường sẽ đổi tên thành Thao College để ghi nhận nguồn tài trợ ý nghĩa từ bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Linacre College thành lập năm 1962 và được đặt tên theo học giả, bác sĩ người Anh Thomas Linacre. Tuy nhiên, vào tháng 11/2021, nhà trường thông báo sẽ đổi tên theo khoản tài trợ trị giá 155 triệu bảng Anh từ Tập đoàn Sovico của bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
Các thỏa thuận giữa Linacre College và bà Thảo nêu rằng nhà trường sẽ “sử dụng những nỗ lực hợp lý” để đổi tên trường trước tháng 9/2023 sau khi nhận được khoản tiền 50 triệu bảng Anh đầu tiên.
Tại thời điểm tuyên bố quyên góp, bà Thảo nói rằng: “Tôi tin rằng Oxford là nơi phù hợp để biến mong muốn đóng góp lâu nay của tôi cho nhân loại thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu thành hiện thực”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhà trường vẫn chưa nhận được khoản tài trợ 50 triệu bảng Anh (tương đương 55 triệu USD) đầu tiên (dự kiến gửi vào ngày 30/6), theo Telegraph.
Chủ tịch Sovico Nguyễn Thị Phương Thảo và giáo sư Nick Brown, Hiệu trưởng Linacre College, ký biên bản ghi nhớ hợp tác, tài trợ đầu tư phát triển nghiên cứu, giáo dục với tổng giá trị 155 triệu bảng Anh vào năm 2021. Ảnh: H.V.
Cuối tháng 9 vừa qua, hiệu trưởng, giám đốc phụ trách và phát triển của trường đã đến Việt Nam để cố gắng đảm bảo thỏa thuận.
“Nếu trường không đổi tên, bà Thảo có thể rút vốn”, một nguồn tin nêu, đồng thời cho biết thêm sự nghi ngờ về việc đổi tên rất có thể do sự chậm trễ trong việc gửi tiền tài trợ.
Phát ngôn viên của Linacre College thông tin nhà trường đang làm việc với Tập đoàn Sovico và các cố vấn tài chính để xây dựng quy trình chuyển tiền minh bạch nhằm đáp ứng tất cả yêu cầu pháp lý của Chính phủ Anh và Việt Nam.
Người này giải thích thêm việc tìm kiếm giải pháp gây ra một số chậm trễ. Nhưng sau các cuộc gặp mặt trực tiếp tại Việt Nam, nhà trường đang áp dụng tất cả quy trình, thủ tục liên quan để chuyển, nhận tiền.
Theo Telegraph, việc đổi tên trường đại học phải có sự chấp thuận của Cơ mật Viện. Các cựu sinh viên Linacre College đã phát động một chiến dịch nhằm ngăn chặn việc đổi tên. Cựu sinh viên cho rằng hành động đổi tên trường đang gửi đi một thông điệp rằng các trường đại học ở Anh đang “bán cho người trả giá cao nhất”.
Tiến sĩ Julian Lewis, thành viên của Cơ mật Viện, đang thúc giục cơ quan này ngăn chặn việc đổi tên trường. Ông nhấn mạnh nhà trường có thể nhận tiền tài trợ, nhưng không thể đổi tên mà không có sự cho phép của Cơ mật Viện. Do đó, chỉ có Cơ mật Viện mới có thể can thiệp và giải quyết việc này.
Trước những vấn đề liên quan việc đổi tên của Linacre College, phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Anh cho biết bộ đã đưa ra một bản sửa đổi nhằm giải quyết những lo ngại về sự ảnh hưởng của dòng tiền nước ngoài trong giáo dục đại học trong nước. Bản sửa đổi này sẽ không cản trở khả năng hợp tác của các trường đại học với các đối tác toàn cầu.
Một người Việt được bổ nhiệm Giáo sư Luật ở ĐH Oxford
Khoa Luật - Đại học Oxford vừa thông báo về việc phong hàm Giáo sư cho ông Bùi Ngọc Sơn, chuyên ngành Luật Châu Á.
Ông Sơn từng là sinh viên và giảng viên Khoa Luật của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Trong thông báo ngày 18/8/2022 của Khoa Luật - ĐH Oxford (Vương quốc Anh), cùng được phong hàm với GS Bùi Ngọc Sơn là GS Andrew Higgins và GS Roderick Bagshaw.
Ông Bùi Ngọc Sơn hiện là Giáo sư trong lĩnh vực Luật Châu Á tại Khoa Luật, ĐH Oxford, và là nghiên cứu viên của Trường St Hugh (ĐH Oxford).
Ông tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ tại Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội, đồng thời có thời gian làm giảng viên tại đây.
Ông nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Hong Kong; làm trợ lý Giáo sư tại Khoa Luật - ĐH Trung Văn Hong Kong; là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý châu Á của Khoa Luật, ĐH Quốc gia Singapore. Ông cũng đã từng tham gia nghiên cứu tại Trường Luật Harvard, ĐH Melbourne và ĐH Thanh Hoa.
Giáo sư Bùi Ngọc Sơn làm việc về luật so sánh và luật hiến pháp ở Châu Á. Ông là tác giả của cuốn sách Thay đổi Hiến pháp trong Thế giới Xã hội Chủ nghĩa Đương đại (Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2020) và Chủ nghĩa Hiến pháp Nho giáo ở Đông Á (Nhà xuất bản Routledge, 2016).
Hiện nay, GS Sơn đang viết một chuyên khảo mới về Cải cách pháp lý trong Thế giới Xã hội Chủ nghĩa đương đại của Nhà xuất bản Đại học Oxford. Ông cũng đang đồng biên tập bốn tập về Luật Hiến pháp So sánh Châu Á cho Nhà xuất bản Hart, đồng thời là thành viên Ban biên tập của Tạp chí Luật So sánh Châu Á và làm việc trong Ban cố vấn của Tạp chí Luật Ấn Độ.
Theo giới luật Việt Nam, việc GS Bùi Ngọc Sơn được ĐH Oxford phong Giáo sư là một sự kiện đáng ghi nhớ, bởi một người Việt được đào tạo cơ bản trong nước đến bậc Thạc sĩ, sau hơn mười năm học tập và làm việc ở nước ngoài đã trở thành học giả luật học đẳng cấp thế giới ở một trong những đại học lâu đời và danh giá nhất thế giới. Đặc biệt, Luật học là một ngành khoa học xã hội được coi là nền tảng, cao quí ở phương Tây và có rất ít cơ hội cho một học giả đến từ châu Á không dùng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ.
CEO 9X kiếm tiền tỷ từ đam mê tiếng Anh Khởi nghiệp với số vốn '0 đồng' từ khi còn là sinh viên, CEO 9X Ngô Xuân Thắng trở thành người truyền lửa tiếng Anh cho nhiều thế hệ sinh viên. Giảng viên là bạn Nhắc đến Trung tâm Alibaba English Center, nhiều người ấn tượng ngay với CEO 9X Ngô Xuân Thắng, người luôn cháy hết mình truyền lửa đam mê môn...