Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện
Nhiều năm qua, Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân không ngừng vươn lên về mọi mặt, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Một giờ học tiếng Thái của cô, trò Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân.
Là trường chuyên biệt, không chỉ dạy văn hóa mà còn là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh (HS) là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì vậy, từ khi thành lập và đi vào hoạt động, công tác tuyển chọn đầu vào luôn được nhà trường đặc biệt coi trọng.
Với quan điểm “đúng đối tượng và ưu tiên chất lượng”, nhà trường xem đây là nền móng quyết định chất lượng giáo dục. Năm học 2020-2021, nhà trường có 240 HS là người dân tộc thiểu số. Các em đều học tập và sinh hoạt tập trung tại trường.
Mặc dù phải xa gia đình, bố mẹ trong quảng thời gian học tập, nhưng với tinh thần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng với sự quan tâm chăm sóc, động viên của các thầy, cô giáo nên các em luôn thể hiện sự quyết tâm, cố gắng trong học tập và rèn luyện.
Từ thực tế trên, để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, ngành chức năng làm tốt công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục.
Từ những ngày đầu thành lập, với cơ sở vật chất nghèo nàn, tạm bợ, đơn sơ; đến nay, cơ sở vật chất phòng, lớp học được xây dựng khang trang, hiện đại, khuôn viên sân trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Bên cạnh đó, ngoài các giờ học trong lớp nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, sinh hoạt nội trú và các hoạt động khác, giúp HS có được tinh thần thoải mái sau mỗi giờ lên lớp.
Đặc biệt, việc chăm lo phát triển đội ngũ giáo viên cũng được nhà trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quyết định hiệu quả công tác giáo dục. Hiện, 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn; đội ngũ nhân viên, cấp dưỡng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn bảo đảm đúng tiêu chuẩn chế độ cho HS, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng…
Do đặc thù 100% HS đều ở lại trường, vì vậy, ngoài công tác giảng dạy chuyên môn, Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn. Nhiệm vụ này có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Video đang HOT
Trong đó, giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ giảng dạy về kiến thức, mà còn là người truyền lửa đam mê cho HS trong học tập, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng nhân ái, tính trung thực, đoàn kết; có tinh thần vượt khó vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Mỗi cán bộ, giáo viên nêu gương trong mọi lời nói, hành động, luôn khích lệ học trò nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi.
Mỗi HS khi đến lớp phải bảo đảm trang phục gọn gàng, phù hợp với lứa tuổi; biết tôn trọng, sẻ chia, giúp đỡ bạn bè; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác hoặc có hành vi khác trái với thuần phong mỹ tục. Ngoài ra, để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên và HS về xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt và xây dựng các mô hình như: Mô hình “Đội HS tự quản”, “Khu nội trú văn minh, an toàn”, “Lớp học tự quản”…
Qua đó, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Nhiều năm qua, chất lượng giáo dục nhà trường luôn đứng tốp đầu bậc THCS của huyện. Hằng năm, tỷ lệ tốt nghiệp THCS và đỗ vào THPT luôn đạt 100%. Trong đó, tỷ lệ HS đỗ vào Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh luôn đứng tốp đầu 11 huyện miền núi; nhiều em được tuyển vào Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu Nghị T78…
Ghi nhận những thành tích đạt được, Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của UBND tỉnh; được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, đơn vị đạt kiểm định chất lượng giáo dục…
Năm học 2019-2020 vừa qua, nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen đơn vị điển hình tiên tiến 5 năm 2015-2020. Theo cô giáo Cầm Thị Hoàn, Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân, có được kết quả trên là nhờ sự đoàn kết, thống nhất của tập thể sư phạm nhà trường trong thực hiện phương châm “lấy sự tiến bộ của HS làm mục tiêu phấn đấu và là niềm vinh dự của mỗi giáo viên, nhà trường”.
Đó cũng là kết quả từ sự quan tâm của chính quyền địa phương, ngành chức năng và sự nỗ lực vươn lên của mỗi em HS trong rèn luyện và học tập. Từ kết quả đạt được, trong những năm học tới, Trường THCS Dân tộc nội trú Thường Xuân xác định tiếp tục tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục; chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành, gắn với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em HS. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS; tích cực tổ chức các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao. Qua đó, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho HS, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
Nâng chất lượng giáo dục mầm non - Bài cuối: Đẩy mạnh xã hội hóa
Với thực tế trẻ tăng hàng năm khá cao, việc phát triển đa dạng các loại hình trường, lớp mầm non, nhất là phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập luôn được Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng, góp phần giảm gánh nặng cho các trường mầm non công lập.
Tuy nhiên, việc phát triển các loại hình trường, lớp mầm non ngoài công lập vẫn còn những khó khăn nhất định, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cấp quản lý.
Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đặt ra nhiều mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học này. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Khó khăn trong quản lý
Trong điều kiện trường công lập quá tải, ở nhiều quận, huyện, giáo dục mầm non ngoài công lập đã giải quyết chỗ học cho hơn nửa số trẻ trên địa bàn. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là loại hình nhóm, lớp cũng khiến công tác quản lý nhà nước gặp khó khăn.
Bà Phan Thị Kim Duyên, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 9 cho biết, đáp ứng nhu cầu thực tế, trên địa bàn quận hiện có khá nhiều nhóm, lớp được thành lập và hoạt động nhằm giải quyết nhu cầu gửi trẻ đa dạng của phụ huynh. Nhưng đồng thời, đây cũng là khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở này. Lực lượng quản lý trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận hiện nay khá mỏng nên không thể sâu sát thực tế.
Trên thực tế, thời gian qua tại địa bàn quận có tình trạng một số nhóm, lớp hoạt động không phép. Nguyên nhân là do chủ đầu tư đã nhận giữ trẻ ngay trong thời gian chờ cấp phép thành lập và hoạt động. Khi phát hiện các trường hợp này, ở góc độ chuyên môn, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận chấn chỉnh và yêu cầu nhóm, lớp ngừng nhận trẻ; đồng thời phối hợp với các phường hỗ trợ kịp thời nhu cầu của các chủ đầu tư, tuyên truyền để họ nắm rõ và thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan. Do đó, tình trạng này cũng được khắc phục.
Mặt khác, giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập liên tục biến động, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ sở, nhất là trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Cùng với phối hợp với các phường trong công tác quản lý hoạt động, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 9 đã thành lập các cụm chuyên môn, gồm lãnh đạo các trường mầm non công lập để hỗ trợ các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Theo đó, các cụm chuyên môn tổ chức các chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, dự giờ ở các đơn vị ngoài công lập, nhất là các nhóm, lớp để hỗ trợ những mặt còn thiếu hụt của đội ngũ trong công tác nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, các cụm chuyên môn cũng không thể hoạt động thường xuyên, nên việc hỗ trợ cũng còn có những hạn chế.
Tình trạng biến động về đội ngũ ở các cơ sở mầm non ngoài công lập cũng diễn ra ở nhiều quận, huyện khác. Quận Thủ Đức hiện có khá nhiều nhóm, lớp được hỗ trợ từ Đề án hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố (Đề án 404).
Bà Đỗ Thị Yến, đại diện Ban Chỉ đạo Đề án 404 quận Thủ Đức cho biết, số lượng giáo viên, bảo mẫu tại các nhóm trẻ thường xuyên biến động, ảnh hưởng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, nên việc chăm sóc, giảng dạy trẻ còn hạn chế. Người nuôi giữ trẻ ở gia đình thường lớn tuổi, không thể tham gia các lớp tập huấn, khó khăn cho công tác quản lý.
Ngoài ra, theo bà Lê Thị Oanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè, hiện chưa có chính sách thuế ưu đãi riêng cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Đa số các cơ sở phải thuê mặt bằng với giá khá cao, để duy trì hoạt động của cơ sở, mức học phí thu thỏa thuận với phụ huynh cũng cao nên chưa thể giải quyết được hết nhu cầu gửi trẻ của người dân.
Theo đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo một số quận, huyện, hiện nay nhu cầu thành lập trường mầm non ngoài công lập là không ít, nhưng bị vướng quy định về đất đai, đất để xây dựng trường phải là đất có quy hoạch đất giáo dục. Do đó, một số nhóm, lớp muốn mở rộng quy mô lên trường hoặc chủ đầu tư mong muốn xây dựng trường cũng gặp khó khăn. Điều này khiến việc thu hút đầu tư xây dựng trường mầm non ngoài công lập ở nhiều địa phương còn hạn chế. Đây cũng là khó khăn chung của thành phố, đang chờ được tháo gỡ.
Thúc đẩy xã hội hóa
Với chủ trương thúc đẩy xã hội hóa giáo dục mầm non, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển mầm non ngoài công lập đã được thành phố triển khai hiệu quả. Bà Lê Thị Oanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè chia sẻ, là địa bàn có khu công nghiệp đang hoạt động, tập trung lượng lớn công nhân lao động đến làm việc, kéo theo nhu cầu gửi trẻ tăng lên.
Do đó, huyện Nhà Bè khuyến khích, tạo điều kiện để các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thành lập và tổ chức hoạt động các trường, nhóm lớp ngoài công lập, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nhóm trẻ độc lập tư thục; thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ngoài công lập.
Còn tại Quận 9, cùng với hỗ trợ phát triển mạng lưới trường, lớp, Quận tập trung nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận hỗ trợ, vận động các trường ngoài công lập tham gia kiểm định chất lượng, xây dựng trường chuẩn. Đến nay, đã có 4 trường mầm non ngoài công lập đạt chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ thực tế hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo một số quận, huyện kiến nghị các cấp, ngành liên quan cần nghiên cứu để áp dụng chính sách thuế ưu đãi riêng cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Cùng với đó, cần quy hoạch quỹ đất cho thuê lâu dài để thành lập trường mầm non với giá ưu đãi, nhất là tại các khu vực có khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân.
Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra nhiều mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học này. Trong đó, thành phố tập trung phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, bảo đảm đến năm 2025, huy động được ít nhất là 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 60% trở lên.
Cùng với đó, có ít nhất 20% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; có ít nhất 40% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô Qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" giai đoạn 2015 - 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục. Qua thực tế thực hiện, có thể thấy cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường...