Trường nghề tính chuyện “sang tên đổi chủ”
Không chỉ các trường ĐH ngoài công lập khó tuyển – hàng loạt trường nghề cũng “ngồi trên đống lửa” vì không có thí sinh đăng ký. Trước thực tế, nhiều trường tuyển chưa được 10% đến 30% tổng chỉ tiêu. Có trường tính đến chuyện…bán.
Không có người học
Trường Trung cấp nghề Khôi Việt (TP.HCM) đến giờ mới tuyển được 47 học sinh. Ông Hà Kim Vọng – Hiệu trưởng than thở: “Chưa bao giờ việc tuyển sinh khó như bây giờ. Với số lượng này, chúng tôi khó có thể tồn tại được”. Cũng theo ông vọng, làm sao để cứu trường nghề là một vấn đề lớn?
Cùng cảnh ngộ – Trường trung cấp nghề Tây Bắc đến thời điểm này mới tuyển được 30 học sinh. Đại diện nhà trường cho biết, nếu không tuyển thêm được học sinh thì trường khó trụ vì phải. Thực tế, nhà trường đã phải gồng lên trả lương cho giáo viên và nhân viên. “Hiện tại nhà trường kêu bán, nhưng chưa có người mua” – lời vị đại diện trường.
Tại Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ Dung Quất (Quảng Ngãi) cũng mới tuyển được 400 thí sinh với tổng chỉ tiêu hơn 1.000. Trong đó 400 thí sinh thì đa số là thí sinh đăng ký học nghề ngắn hạn còn hệ chính quy thì chỉ đạt 20%. Ông Trần Ngọc Châu – hiệu trưởng nhà trường đặt vấn đề: “Tôi không hiểu năm nay thi sinh đi đâu. Ở Quảng ngãi có hơn 24 trường THPT và Trung tâm hướng nghiệp, những mùa tuyển sinh năm trước trường chúng tôi luôn tuyển đủ hoặc vượt chỉ tiêu. Nhưng năm nay thì hẫm hiu thật….”
“Nếu không có định hướng và giải pháp để cứu các trường nghề thì hàng loạt trường đóng cửa. Thậm chí tính chuyện bán trường” – ông Châu lo lắng.
Học sinh học nghề tại Trường trung cấp nghề nhân đạo ( Tp.HCM)
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đăng Lý – hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kinh tế – Công nghệ TP.HCM nhìn nhận, việc thí sinh không chọn trường ông và nhiều trường nghề khác là do các em có mặc cảm vì học trường nghề không oách. Hơn nữa, các trường ĐH có đào tạo hệ nghề nên nhiều em chọn học để liên thông lên ĐH. Năm 2012, Bộ GD-ĐT chỉ cho phép 16 trường ĐH được đào tạo liên thông lên từ CĐ nghề lên ĐH. Đây là lý do “gây khó” cho các trường nghề trong việc tuyển sinh.
Đồng quan điểm bà Nguyễn Thị Hằng – hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM góp lời: “Hiện có quá nhiều trường ĐH, CĐ được thành lập và tham gia đào tạo nghề dẫn tới cung vượt quá cầu. Và thực tế, học sinh thì cứ nghe thấy hệ ĐH là thích hơn trung cấp, CĐ…”.
Nguyên nhân khác, theo lãnh đạo các trường – do chính sách của Bộ GD- ĐT cũng “góp phần” đẩy các trường nghề rơi vào tình trạng điêu đứng. Cụ thể: Gia hạn thời gian xét tuyển ĐH, CĐ kéo dài đến tháng 11/2012 – choán hến thời thời gian dành cho các trường nghề tuyển sinh.
Do đó, đến thời điểm này nhiều trường vẫn “ngồi trên đống lửa” vì thiếu học sinh trầm trọng. Các trường CĐ nghề Nguyễn Trường Tộ, CĐ nghề giao thông vận tải đường Thủy II, CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, CĐ nghề Hàng hải, CĐ nghề Bến Tre, CĐ Nghề Công Nghệ Thông tin iSPace, Trung cấp nghề Thủ Đức… mới tuyển chưa tới 50% chỉ tiêu được giao.
Chất lượng trường nghề chưa hấp dẫn?
Đại diện (Tổng cục Dạy nghề) cho biết: “Ngoài lý do khó cạnh tranh với hệ ĐH có dạy nghề thì còn có lý do các trường nghề có chất lượng thường tập trung ở các khu đô thị, chi phí học tập cao, do đó khó thu hút học sinh vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt quan hệ giữa các trường dạy nghề với các doanh nghiệp thiếu chặt chẽ nên học sinh không chắc có việc làm sau đào tạo và tiền lương tương xứng với trình độ được đào tạo không”.
Còn theo ông Trần Anh Tuấn – phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM nêu thực tế: “Hơn 1/3 số học sinh chấp nhận “chờ” kỳ thi ĐH, CĐ năm sau chứ không học nghề. Điều này vừa tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội, vừa lãng phí nguồn nhân lực của đất nước.
“Vì thế, cần có hướng nghiệp để các em lựa chọn việc học nghề và đảm bảo các hỗ trợ cho học sinh học nghề như học sinh học hệ ĐH, CĐ” – ông Tuấn đề xuất.
TS Lê Thị Thanh Mai, trưởng Ban Công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM cho rằng: “Có nhiều nguyên nhân khiến người học chưa mặn mà với trường nghề nhưng chủ yếu là chất lượng đào tạo, đầu ra, thang bảng lương và chính sách liên thông chưa hấp dẫn người học. Một nguyên nhân nữa là các trường nghề chưa tự thân “vận động” để đưa thông tin đến với người học. Do đó, người học muốn kiếm thông tin đào tạo của trường nghề còn khó hơn kiếm thông tin về các trường ĐH”.
Theo TS Mai, qua thực tế khảo sát công tác hướng nghiệp ở bậc THPT và THCS – giáo viên hướng nghiệp gần như rất ít thông tin về đào tạo ở các trường nghề. Do đó, ở tầm vĩ mô cũng cần xem xét việc quy về một mối để đưa ra giải pháp tổng thể để công tác đào tạo nghề phát triển….
Còn ông Nguyễn Thành Hiệp – Trưởng phòng Dạy nghề – Sở LĐ TB&XH TP.HCM đề xuất, việc cấp bách hiện nay là phải phân luồng học sinh và tuyên truyền để phụ huynh từ bỏ những định kiến về học nghề. Cùng với đó, các trường nghề phải tìm cách gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nâng cao tay nghề cho học viên – như vậy học sinh mới mặn mà hơn với các trường nghề mới.
Theo Anh Thư (Vietnamnet)
Lấy ý kiến về quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài
Bộ GD-ĐT ngày 20.11 công bố dự thảo Quyết định ban hành quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục.
Thực hiện tự nguyện
Quy định này áp dụng cho các trường phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề, viện nghiên cứu... nhằm giúp người dạy, người học tăng cường năng lực ngoại ngữ, có khả năng tiếp cận, khai thác các nguồn tài liệu khoa học và chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.
Một tiết học toán bằng tiếng Anh của Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: Đ.N.T
Dự thảo quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài thực hiện phải xuất phát từ nhu cầu và sự tự nguyện của người học, người dạy, vận dụng linh hoạt ở nhiều mức độ, trình độ khác nhau, phù hợp với điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục, đội ngũ nhà giáo và năng lực ngoại ngữ của người dạy, người học (dạy học hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài; dạy học song ngữ - là hình thức kết hợp vừa sử dụng tiếng nước ngoài vừa sử dụng tiếng Việt để dạy học).
Bên cạnh đó, yêu cầu giáo viên phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ và dạy đúng chuyên ngành được đào tạo hoặc có chuyên ngành đào tạo phù hợp, được hưởng chế độ thù lao cho việc dạy bằng tiếng nước ngoài.
Theo quy định của Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020", năng lực ngoại ngữ tối thiểu của giáo viên phổ thông dạy bằng tiếng nước ngoài phải cao hơn năng lực ngoại ngữ yêu cầu cần đạt của học sinh trong cấp học 2 bậc; người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc C1 của Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ châu Âu hoặc tương đương.
Chỉ áp dụng với các môn tự nhiên
Riêng đối với giáo dục phổ thông, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học theo chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, hoặc chương trình của nước ngoài do Bộ GD-ĐT quy định hoặc phê duyệt.
Dự thảo cũng cho biết, đối các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự lựa chọn hoặc phối hợp với đối tác nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo để dạy bằng tiếng nước ngoài một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, những nội dung kiến thức, kỹ năng được thiết kế thành các môn học, tín chỉ hoặc mô - đun; ưu tiên cho các chương trình tiên tiến, chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài hoặc một số ngành trọng điểm, có nhu cầu hội nhập cao như công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính, ngân hàng, du lịch và các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Không dạy học bằng tiếng nước ngoài đối với các nội dung thuộc về các lĩnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử Việt Nam.
Ngoài ra, giáo trình, tài liệu giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo có thể được dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài để giảng dạy hoặc sử dụng giáo trình, tài liệu của nước ngoài được lựa chọn, biên tập và điều chỉnh về nội dung sao cho phù hợp với trình độ của người học và điều kiện tổ chức đào tạo của Việt Nam.
Theo thanh niên
Thiếu người học trầm trọng Dù được hạ điểm sàn tuyển sinh thấp hơn 1 điểm so với quy định trước đó, nhưng đến nay nhiều trường ĐH ngoài công lập tại ĐBSCL vẫn không tuyển được người học. Ông Nguyễn Cao Đạt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long), một trong những trường đang áp dụng "chính sách đặc thù" của Bộ, cho biết:...