Trường học TPHCM bao giờ mở lại?
Nếu như sau ngày 30/9, TPHCM từng bước trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều hoạt động kinh tế – xã hội sẽ từng bước khôi phục hoạt động.
Cần Giờ có thể tiên phong
Những ngày cuối tháng Chín, khi mà TPHCM đang ráo riết chuẩn bị nhiều phương án để tái thiết lại cuộc sống bình thường mới sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội, lãnh đạo huyện Cần Giờ cho biết đang xây dựng phương án mở cửa lại trường học sau ngày 30/9 để trình UBND Thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).
Dự kiến từ ngày 1/10, huyện Cần Giờ sẽ triển khai giai đoạn một kế hoạch phòng, chống COVID-19, phục hồi kinh tế, nới dần một số hoạt động theo lộ trình trong đó có giáo dục. Huyện sẽ rà soát điều kiện từng trường học, số lượng giáo viên được tiêm vắc xin đủ hai mũi, tham khảo ý kiến phụ huynh…
Để quay trở lại học trực tiếp, địa phương và trường học phải đảm bảo các tiêu chí an toàn – ảnh chụp học sinh Trường Quốc tế Canada (quận 7) thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát – Ảnh: Phúc Trần
Muốn học sinh (HS) trở lại phải tùy vào tình hình kiểm soát được dịch của địa phương, quan trọng là có phương án đảm bảo an toàn cho các em. Thống kê từ Sở GD-ĐT TPHCM cho thấy, huyện Cần Giờ hiện có hơn 13.000 HS từ bậc tiểu học đến THPT đang theo học tại 26 trường. Huyện hiện có khoảng 1.400 giáo viên, nhân viên trường học, trong đó 98% đã được tiêm vắc xin.
Video đang HOT
Nếu đề xuất được thực hiện, huyện Cần Giờ là địa phương đầu tiên ở TPHCM tổ chức dạy học trực tiếp. Lãnh đạo huyện cho hay, việc học trực tuyến đối với HS khối lớp nhỏ tương đối khó khăn. Kế hoạch cho HS trở lại trường ngoài các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thì phải căn cứ vào bộ tiêu chí an toàn từ trường học, giáo viên, HS. Trước tiên sẽ ưu tiên cho khối lớp Một, Hai, đầu cấp và cuối cấp.
Trước đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng đã trình UBND TPHCM phương án mở cửa trường học tại các địa phương được xác định an toàn phòng, chống COVID-19. Việc mở cửa ưu tiên lớp nhỏ (mầm non, lớp Một, Hai) và cuối cấp (lớp Chín, 12), tiếp đó các lớp Năm, Sáu, Mười và lớp còn lại. Lớp sẽ được chia nhỏ, chỉ học một buổi trong ngày. Song song với việc vẫn tiếp tục tổ chức tốt dạy học trên internet, truyền hình… để đáp ứng yêu cầu của những HS không thể học trực tiếp cũng như bổ trợ song hành cùng học trực tiếp trên lớp.
Đó là khi các địa phương được xác định là an toàn trong phòng, chống dịch theo các tiêu chí chung của thành phố, UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch mở cửa trường học với các yêu cầu cơ bản. Cụ thể: địa phương phải xác định là an toàn trong phòng, chống COVID-19; cơ sở giáo dục được đánh giá an toàn theo bộ tiêu chí an toàn phòng, chống COVID-19 trong trường học; đội ngũ giáo viên phải được tiêm đủ hai mũi vắc xin trước ngày đến trường ít nhất hai tuần; chỉ tổ chức học trực tiếp cho HS trong địa bàn và trên tinh thần tự nguyện.
Nhiều nơi vẫn trong trạng thái… chờ
Với việc cho con đi học trực tiếp trở lại, mỗi phụ huynh đều có những nỗi niềm riêng. Chị Huỳnh Thúy Linh có hai con đang học lớp Hai và mầm non tại quận 8 trăn trở: “Nếu đầu tháng Mười, công ty yêu cầu làm việc trực tiếp tại trụ sở mà hai con vẫn chưa thể đến trường thì tôi rất khó xoay xở. Nội, ngoại hai bên ở tỉnh Bến Tre đều chưa được tiêm vắc xin, chắc chắn không không đủ điều kiện để lên TPHCM chăm cháu. Hai đứa trẻ, đứa lớn mới vào lớp Hai, đứa nhỏ mới bốn tuổi không thể ở nhà mà không có người lớn, việc học online cũng chưa thể tự túc. Vì vậy, chỉ mong trường học của con đủ tiêu chí an toàn để mở cửa trở lại”.
Trong khi đó, anh Trần Quý (quận Gò Vấp) thì cho rằng, phải hết sức thận trọng khi quyết định mở cửa trường học trở lại, nên hành động chậm mà chắc bởi HS dưới 18 tuổi đều chưa được tiêm vắc xin, chưa đủ ý thức bảo vệ sức khỏe sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Hãy lấy câu chuyện của TP. Phủ Lý – Hà Nam để cân nhắc việc cho HS đi học tập trung trở lại, chùm ca nhiễm có liên quan đến giáo viên và HS cứ không ngừng tăng lên và cũng phải quyết định cho HS tạm dừng đến trường. Dẫu biết học online có những khó khăn nhất định nhưng cố gắng từng ngày sẽ tạm ổn. Nếu vội cho mở cửa trường rồi lại tạm dừng sẽ càng xáo trộn hơn”, anh Quý bày tỏ.
Trao đổi với Báo Phụ Nữ TPHCM vào ngày 26/9, lãnh đạo huyện Củ Chi cho biết, dù trong tư thế luôn sẵn sàng cho việc HS trở lại trường tại vùng xanh, tuy nhiên, huyện chưa có kế hoạch cụ thể. Bởi, tất cả vấn đề liên quan đến việc đi học lại của HS tại vùng xanh đều đang chờ chỉ đạo, kế hoạch chung của UBND Thành phố. Hiện, huyện vẫn tập trung cho công tác xét nghiệm và tiêm chủng COVID-19.
Tương tự, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận 7, cho hay quận cũng chưa có kế hoạch cụ thể, tất cả theo chủ trương chung của thành phố. Theo phòng GD-ĐT quận này, cần thêm vài tuần nữa, quận mới có thể có các chỉ đạo liên quan vấn đề cho HS vùng xanh trở lại trường.
Chiều 26/9, Sở GD-ĐT TPHCM thông tin, vẫn chưa có chỉ đạo chính thức về kế hoạch mở cửa lại trường học, đang chờ các cuộc họp chỉ đạo chung của thành phố trong tuần này. Việc mở cửa trường phải dựa trên đánh giá mức độ an toàn, các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho HS, giáo viên – nhân viên trường học và an toàn phòng, chống dịch chung… Tất cả được cân nhắc, tính toán và đưa ra lấy ý kiến, bàn bạc hết sức cẩn trọng, không thể chủ quan.
Ngày 26/9, tại chương trình “Hành trình xanh về vùng Đất Thép” dành cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch toàn thành phố, Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM, trao cho UBND huyện Củ Chi số tiền 3 tỷ đồng. Khoản tiền này nhằm giúp huyện mua sắm 2.000 thiết bị di động hỗ trợ HS khó khăn trên địa bàn huyện tham gia học trực tuyến năm học 2021-2022. Đồng thời, UBND huyện cũng tiếp nhận phần quà từ Chánh án Tòa án nhân dân TPHCM Lê Thanh Phong với 200 thiết bị di động hỗ trợ HS học trực tuyến trị giá 300 triệu đồng.
Sau ngày 30.9: Địa phương nào ở TP.HCM đề xuất học sinh đi học trở lại?
Dự kiến, huyện Cần Giờ (TP.HCM) sẽ trình UBND TP.HCM và Sở GD- ĐT kế hoạch cho học sinh đi học trở lại sau ngày 30.9.
Phải đảm bảo tiêu chí an toàn thì học sinh trở lại trường học - Đ.N.T
Ngày 24.9, trao đổi với báo chí, ông Lê Minh Dũng, Bí thư Huyện uỷ Cần Giờ (TP.HCM), cho biết huyện này đang xây dựng kế hoạch cho học sinh đi học trở lại sau ngày 30.9 để trình UBND thành phố và Sở GD-ĐT phê duyệt.
Dự kiến từ ngày 1.10, huyện Cần Giờ triển khai giai đoạn 1 kế hoạch phòng chống Covid-19, phục hồi kinh tế, nới dần một số hoạt động theo lộ trình trong đó có giáo dục. Huyện sẽ rà soát điều kiện từng trường học, số lượng giáo viên được tiêm vắc xin đủ 2 mũi, tham khảo ý kiến phụ huynh....
Lãnh đạo huyện Cần Giờ cho hay việc học trực tuyến đối với những học sinh khối lớp nhỏ tương đối khó khăn. Kế hoạch cho học sinh trở lại trường ngoài các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì phải căn cứ vào bộ tiêu chí an toàn từ trường học, giáo viên, học sinh. Trước tiên, huyện sẽ ưu tiên cho khối lớp 1, 2, đầu cấp, cuối cấp.
Trước đó, vào ngày 9.9, Sở GD-ĐT đã có tờ trình với UBND thành phố về phương án mở cửa lại trường học. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, để mở cửa trở lại các ngành hoạt động, phục hồi kinh tế... phải tính toán cho học sinh quay trở lại trường. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp các địa phương sớm ổn định, giúp phụ huynh yên tâm đi làm. Việc tận dụng "khoảng thời gian vàng" để học sinh đi học trở lại, được học trực tiếp vừa là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục vừa là điều kiện để ổn định xã hội.
Khi TP.Thủ Đức và các quận, huyện được xác định là an toàn trong phòng, chống Covid-19 theo các tiêu chí chung của thành phố, UBND cấp quận, huyện xây dựng kế hoạch mở cửa trường học với các yêu cầu cơ bản. Cụ thể: địa phương phải xác định là an toàn trong phòng, chống Covid-19; Cơ sở giáo dục được đánh giá an toàn theo bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 trong trường học; Đội ngũ giáo viên phải được tiêm đủ 2 mũi vắc xin trước ngày đến trường ít nhất 2 tuần; Chỉ tổ chức học trực tiếp cho những học sinh trong địa bàn và trên tinh thần tự nguyện.
Ngoài ra, các trường vẫn tiếp tục tổ chức tốt dạy học trên môi trường internet, qua truyền hình... để đáp ứng yêu cầu của những học sinh không thể học trực tiếp cũng như bổ trợ, song hành cùng học trực tiếp trên lớp.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT, huyện Cần Giờ có khoảng 13.000 học sinh từ tiểu học đến THPT và khoảng 1.400 giáo viên, nhân viên làm việc tại 26 trường học, trong đó 98% giáo viên đã được tiêm vắc xin. Nếu đảm bảo các điều kiện về an toàn và thỏa mãn yêu cầu của bộ tiêu chí an toàn trường học và được UBND TP phê duyêt thì học sinh huyện Cần Giờ sẽ là những học sinh đi học trở lại sớm nhất trên địa bàn TP.HCM.
Để học sinh vùng cao không còn gian nan tìm "sóng" Bên cạnh việc huy động nguồn lực để các em có đủ máy tính hay điện thoại thông minh, việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để có sóng 3G phục vụ cho nhu cầu học tập cũng là mối quan tâm hàng đầu. Chương trình "Sóng và máy tính cho em" đang bước đầu được các địa phương miền núi triển khai,...