Trường học nơi đất mỏ, thầy trò cùng nỗ lực dạy chữ, rèn người

Theo dõi VGT trên

Nằm giữa trung tâm Tp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Trường THPT Cẩm Phả là lá cờ đầu của phong trào dạy tốt – học tốt.

Ở mái trường này, giáo dục đạo đức lối sống được chú trọng trong mọi hoạt động dạy – học.

Trường học nơi đất mỏ, thầy trò cùng nỗ lực dạy chữ, rèn người - Hình 1

Từ dạy chữ, rèn người tốt, học sinh Trường THPT Cẩm Phả đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập. (ảnh trong bài chụp thời điểm chưa giãn cách)

Dạy chữ gắn với rèn người

Thầy giáo Trần Mạnh Thắng – hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất cần được GD trong một môi trường sạch, hướng đến những điều chân – thiện – mỹ. Ở trường tôi, truyền thống dạy tốt, học tốt luôn gắn với giáo dục đạo đức lối sống cho HS.”

Trường luôn “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ trường THPT Cẩm Phả” với nhiều hoạt động và hình thức tuyên dương, HS thành tích cao trong học tập và rèn luyện… đã khích lệ tinh thần, tiếp thêm động lực cho học sinh toàn trường không ngừng phấn đấu, vươn lên trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống.

Trường học nơi đất mỏ, thầy trò cùng nỗ lực dạy chữ, rèn người - Hình 2

Học và chơi đã tạo môi trường giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh trong HS

Thầy giáo Nguyễn Duy Hiếu – Bí thư Đoàn Thanh niên trường THPT Cẩm Phả cho biết: Việc GD đạo đức lối sống cho HS, Đoàn thanh niên Trường THPT Cẩm Phả được giao nhiệm vụ nòng cốt tổ chức tốt các Phong trào hành động cách mạng, tình nguyện trong tuổi trẻ toàn trường, góp phần tạo môi trường cho ĐVTN toàn trường được rèn luyện, công hiến và trưởng thành như hoạt động hiến máu tình nguyện tiếp tục nhận được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo ĐVTN trong nhà trường; duy trì tốt hoạt động của mô hình “An toàn giao thông học đường” .

Các phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” được chú trọng tổ chức với nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ĐVTN trong việc phát hiện, ngăn chặn các hoạt động truyền bá các thông tin không chính thống, thông tin phản động, phản cảm trên internet, bảo vệ an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa trên không gian mạng, hiểu và yêu nước đúng cách thông qua việc tuyên truyền trên website, mạng xã hội, bản tin; đưa vào nội dung sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt dưới cờ…. Những hoạt động đó đã và đang tạo nên thói quen sinh hoạt lành mạnh trong DVTN.

Khi thầy cô là bạn đồng hành

Trường học nơi đất mỏ, thầy trò cùng nỗ lực dạy chữ, rèn người - Hình 3

Niềm vui thầy trò trước những tấm giấy khen thành tích học tập tốt

Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng, Tổ phó tổ Toán đang dạy môn Toán các lớp: 12A11, 12A10, 10A5 và phụ trách đội tuyển học sinh giỏi Toán 12 của trường vui vẻ cho biết: Chúng tôi lồng ghép Toán học vào GD đạo đức lối sống cho học sinh ngay từ những ngày các em chập chững bước chân vào trường.

Quan điểm của chúng tôi là có học giỏi, có yêu thích môn học thì HS sẽ gắn bó với trường lớp và chúng bạn, từ đó sẽ nảy sinh những thói quen tốt đẹp và hình thành tích cách của cá nhân HS đó. Toán học và các môn khoa học tự nhiên có sức hấp dẫn lớn. làm thế nào để lôi cuốn HS yêu và học giỏi các môn học này là điều mà mỗi GV chúng tôi đều nỗ lực thực hiện.

Video đang HOT

Tâp thể GV chúng tôi thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng máy tính cầm tay trong dạy học được học sinh đón nhận một cách tích cực và chủ động. Các thầy cô giáo đã luôn nỗ lực học hỏi và áp dụng các phương pháp dạy học và đánh giá hiện đại vào trong công tác giảng dạy. Trong thời kì CoVid19, tổ Toán trường THPT Cẩm Phả tổ chức nhiều bài thi khảo sát chất lượng trực tuyến bộ môn Toán cho các em học sinh ở cả ba khối, đặc biệt là các học sinh lớp 12. – Thầy Nguyễn Trung Dũng

Giáo dục đạo đức lối sống cho HS cũng là giáo dục tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng nhớ lại những hoạt động hết sức ý nghĩa của chi đoàn GV ra quân lao động tình nguyện tại trường, quyên góp ủng hộ đoàn viên trong chi đoàn có hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt, chuyến tham gia chương trình “Trải nghiệm thực tế” năm học 2019-2020 cùng với ĐVTN Trường THPT Cẩm Phả trong “Hành trình vì biển, đảo quê hương” năm 2019 tại Đảo Trần (xã Thanh Lân – huyện Cô Tô). Chuyến đi thật là ý nghĩa và để lại dấu ấn sâu sắc trong mỗi thầy cô giáo và các em HS.

Trường học nơi đất mỏ, thầy trò cùng nỗ lực dạy chữ, rèn người - Hình 4

Thể dục thể thao nâng bước và đồng hành cùng hoạt động GD đạo đức lối sống trong HS nhà trường

Còn cô giáo Hoàng Thị Hoa, Tổ trưởng tổ Thể dục – QPAN – Ngoại ngữ, hiện đang dạy môn Thể dục khối lớp 10, 11,12 chia sẻ: Dạy chữ và rèn người là điều hết sức quan trọng ở môi trường giáo dục, đặc biệt là cấp phổ thông vì các em ở lứa tuổi này đang hình thành tính cách. Chúng tôi đã luôn lồng ghép để việc dạy chữ và dạy người đạt được hiệu quả tốt nhất.

Làm thế nào để mỗi giờ học thực sự hấp dẫn, GV lồng ghép dạy chữ và rèn người cho HS. Để làm điều đó, hàng năm các thầy cô đã luôn chủ động trong công việc, xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, BGH nhà trường để tổ chức các hoạt động dạy và học của tổ chuyên môn.

Các thầy cô giáo của Trường THPT Cẩm Phả đã luôn đồng hành, hỗ trợ, tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng học sinh nhà trường, góp phần hỗ trợ, tăng cường, hiểu biết cho học sinh về kỹ năng sống, hiểu biết về cuộc sống cộng đồng từ đó có định hướng phát triển tốt thể chất và tinh thần.

Việc Đoàn thanh niên, công đoàn nhà trường, các chi hội trong các hoạt động thiện nguyện đến các huyện và các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh Quảng Ninh, cũng là một trong những cách thức giáo dục đạo đức lối sống cho HS. Trong đó phong trào hiến máu của Đoàn thanh niên nhà trường được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hoạt động tình nguyện – giáo dục đạo đức cho HS.

Trường THPT Cẩm Phả chúng tôi luôn chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho GV, HS. Trong đó Đoàn thanh niên nhà trường giữ vai trò tiên phong trong. Các hoạt động được chú trọng tổ chức gắn với giáo dục tập thể, xây dựng văn hóa học đường, truyền thống tôn sư trọng đạo; tuyên truyền, vận động toàn trường nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy – quy định của nhà trường, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đảm bảo trật tự ATGT, tuyên truyền xây dựng tinh thần học tập tốt, ứng xử văn minh, sống đẹp trong thanh niên xứng đáng với ngôi trường Anh hung trên đất mỏ Anh Hùng. – Thầy Trần Mạnh Thắng – hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Phả.

Khắc phục tình trạng coi trọng học lực, xem nhẹ đạo đức

Trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư đánh giá học sinh (HS) THCS và THPT (Thông tư 22). Thông tư này áp dụng từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp 6 và đến năm học 2024 - 2025 đối với lớp 9 và 12.

Khắc phục tình trạng coi trọng học lực, xem nhẹ đạo đức - Hình 1


Đổi mới kiểm tra đánh giá là nhu cầu cấp thiết. Ảnh minh họa

Thông tư 22 có nhiều điểm tiến bộ, nhân văn, phù hợp với xu hướng đánh giá HS của thế giới.

Đổi mới về mục tiêu, yêu cầu

Thông tư 22 có nhiều thay đổi lớn về mục tiêu, yêu cầu, cách thức đánh giá và xếp loại HS. Trước hết, đó là mục tiêu đánh giá: "Nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập theo yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để HS điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (GV) điều chỉnh hoạt động dạy học".

Mục tiêu này tiến bộ hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra ở Thông tư 58 năm 2011 về đánh giá HS trung học (Thông tư 58), là nhằm "đánh giá chất lượng giáo dục sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy HS rèn luyện, học tập".

Về yêu cầu đánh giá, có 6 nội dụng cụ thể: Đánh giá căn cứ yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình GDPT; bảo đảm chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật, và công cụ khác nhau; kết hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ; đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng động viên, khuyến khích; không so sánh HS với nhau.

Những yêu cầu này rất cao, nhưng cụ thể, căn cứ đánh giá dựa vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục, chứ không căn cứ chung chung như Thông tư 58 là dựa vào mục tiêu cấp học; chương trình, kế hoạch giáo dục và điều lệ nhà trường.

Đây là hai thay đổi quan trọng, cho thấy có sự thống nhất giữa mục tiêu, yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của Chương trình GDPT mới gắn với hoạt động dạy, học và đánh giá ở nhà trường. Đánh giá quá trình rèn luyện, học tập của HS sẽ khắc phục tình trạng GV chậm chấm bài, nhận xét, cho điểm, giúp HS kịp thời cải tiến cách học của mình, đồng thời đòi hỏi sự sáng tạo và trách nhiệm của GV trong việc sử dụng phương pháp, kỹ thuật, công cụ đánh giá.

Đánh giá vì sự tiến bộ của HS, động viên, khuyến khích, chú ý năng khiếu cá nhân là tiếp cận nhân văn trong đánh giá mà giáo dục các nước đang thực hiện. Vừa đánh giá bằng nhận xét, vừa đánh giá bằng điểm số, đòi hỏi GV làm việc nhiều hơn, vất vả hơn, nhưng cách thức này giúp thầy cô tiếp cận với các phương thức đánh giá tiên tiến mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng, đó là đánh giá quá trình, thực tiễn và sáng tạo.

Khắc phục tình trạng coi trọng học lực, xem nhẹ đạo đức - Hình 2


Ảnh minh họa.

Đánh giá rèn luyện và học tập toàn diện hơn

Điều 5 quy định đánh giá chỉ bằng nhận xét đối với các môn học như Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, nội dung giáo dục của địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số với các môn học còn lại. Điều này sẽ làm cho thông tin kết quả đánh giá phản ánh đúng, đầy đủ năng lực của HS, bởi vì điểm số không phản ánh được điểm mạnh, điểm yếu, năng khiếu cá nhân người học. Thực tiễn cho thấy, sự thành công của con người không phụ thuộc môn học mà HS học giỏi ở phổ thông.

Điều 8 quy định, đánh giá rèn luyện một cách toàn diện, là dựa vào mức độ đạt được của HS đối với phẩm chất chủ yếu, năng lực chung quy định trong chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù quy định trong chương trình môn học. GV chủ nhiệm tham khảo nhận xét HS của GV bộ môn, sự phản hồi của phụ huynh và tự đánh giá của HS để xếp loại cho HS theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Những điểm này khác với trước đây, khi đánh giá hạnh kiểm chỉ dựa vào việc thực hiện nội quy nhà trường, tham gia các phong trào Đoàn, Đội, kết quả học tập và bình bầu trong tổ của HS.

Điều 9, quy định đánh giá các môn học căn cứ vào yêu cầu cần đạt về năng lực quy định của từng môn học, chứ không đánh giá dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, coi trọng ghi nhớ, kỹ năng giải bài tập, lập luận giải thích vấn đề đặt ra... Việc xếp loại cuối kỳ, cuối năm đối với học tập có 4 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt, không còn 5 mức Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như trước đây.

Việc bỏ tiêu chí điểm trung bình chung các môn học sẽ tạo ra tính bình đẳng giữa các môn học, bỏ tư tưởng môn chính, môn phụ, hay lấy điểm môn này bù vào điểm môn kia. Việc đặt ra yêu cầu cần đạt đối với Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ dẫn đến HS, GV và phụ huynh chú trọng những môn này và vấn đề dạy thêm, học thêm phát sinh từ đó.

Các mức xếp loại rèn luyện và học tập giống nhau làm cho vai trò của rèn luyện, học tập ngang nhau, khắc phục tình trạng coi trọng học lực, xem nhẹ đạo đức. Nếu HS xếp loại "Chưa đạt", các em biết rằng, mình còn những điểm cần phải cố gắng, trong khi HS bị đánh giá là "Yếu, Kém", các em có thể tự ti, mất động lực phấn đấu, ảnh hưởng phát triển lâu dài.

Khắc phục tình trạng coi trọng học lực, xem nhẹ đạo đức - Hình 3


Cô trò Trường THCS Khương Đình (Hà Nội) trong giờ học năm 2020. Ảnh: Thế Đại

Một số khó khăn khi thực hiện Thông tư 22

Thông tư 22 sẽ tạo ra cơ hội thay đổi lớn, tích cực cho giáo dục trung học. Tuy nhiên, để thực hiện được những quy định của Thông tư vẫn còn nhiều khó khăn.

Đó là việc triển khai đồng bộ, thống nhất của cả hệ thống giáo dục, trong đó, đặt trọng tâm vào GV - những người trực tiếp đánh giá HS. Hiện nay, một số GV chưa được tập huấn về các công cụ đánh giá trên lớp, ngoài lớp, qua dự án học tập... để vận dụng vào môn học. Và do tác động của đại dịch, GV chưa có điều kiện sinh hoạt chuyên môn, thảo luận về Thông tư mới.

Ngoài ra, với việc xếp loại dựa vào kết quả của các môn học, đòi hỏi HS phải nỗ lực nhiều môn học, từ đó có cơ hội phát hiện sở trường, sở thích của mình. Theo một số chuyên gia giáo dục, để đạt mức "Tốt" phải có 6 môn học đạt trên 8,0 điểm rất phù hợp với HS cấp THCS, còn ở cấp THPT, giai đoạn phân hóa, định hướng nghề nghiệp, yêu cầu như vậy là khó khăn cho HS. Cấp học này nên chăng giảm số môn nhưng yêu cầu cao hơn, xếp loại "Tốt" khi có 5 môn từ 9,0 điểm trở lên, môn học còn lại từ 6,5 điểm; xếp loại "Khá" khi có 5 môn từ 8,0 trở lên, các môn còn lại từ 5,0 điểm.

Một số nơi, phụ huynh, GV có tâm lý đánh giá "nới" để HS lợi thế trong tốt nghiệp và tuyển sinh. Đây là rào cản lớn không thể xóa trong thời gian ngắn. Vì vậy, để thực hiện tốt Thông tư 22, cần có các giải pháp đồng bộ như tập huấn, sinh hoạt chuyên môn trực tiếp hoặc qua mạng nhằm nâng cao nhận thức, nghiệp vụ và trách nhiệm đánh giá cho GV; nâng cao khả năng tự học, tự đánh giá của HS.

Nhà trường, các cấp quản lý giáo dục cần thay đổi nhận thức và thực hành về mục tiêu, yêu cầu, phương thức, công cụ đánh giá mới; đầu tư cơ sở vật chất, giảm sĩ số trên lớp; Tuyên truyền cho phụ huynh, xã hội biết về thông tư để có sự đồng thuận. Bộ GD&ĐT đổi mới phương thức tuyển sinh THPT, thi tốt nghiệp THPT đồng bộ đổi mới kiểm tra, đánh giá theo phẩm chất, năng lực; việc tuyển sinh ĐH, CĐ giao cho các trường tự chủ theo hướng đánh giá năng lực toàn diện HS.

Khoản 1 Điều 15 Thông tư 22 quy định về khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" như sau:


- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có đồng thời:

Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;

Kết quả học tập cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;

Có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có đồng thời:

Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;

Kết quả học tập cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;

Đồng thời quy định khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong học tập và rèn luyện.

Ngoài ra, quy định về điều kiện được lên lớp của học sinh tại Thông tư 22 cũng có sự thay đổi. Theo đó, học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông gồm:

- Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên;

- Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên;

- Nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 1 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam nghệ sĩ sở hữu nhà 21 tỷ ở Huế, biệt thự 200 tỷ ở TP.HCM, cưới vợ hoa khôi Hải Phòng sinh 4 conNam nghệ sĩ sở hữu nhà 21 tỷ ở Huế, biệt thự 200 tỷ ở TP.HCM, cưới vợ hoa khôi Hải Phòng sinh 4 con
13:48:19 28/04/2025
Bạn gái Bùi Đình Khánh đối diện mức phạt nào?Bạn gái Bùi Đình Khánh đối diện mức phạt nào?
14:35:44 28/04/2025
Võ Hạ Trâm hát tổng duyệt ở diễu binh, đáp trả tinh tế khi gây tranh cãiVõ Hạ Trâm hát tổng duyệt ở diễu binh, đáp trả tinh tế khi gây tranh cãi
17:13:45 28/04/2025
Danh tính quân nhân có điệu cười "độc quyền", giây phút gặp mặt chiến sĩ Lê Hoàng Hiệp gây bùng nổDanh tính quân nhân có điệu cười "độc quyền", giây phút gặp mặt chiến sĩ Lê Hoàng Hiệp gây bùng nổ
15:19:02 28/04/2025
Vụ BS cấp cứu bị người nhà 'tung cước': dư luận bức xúc, tổng hợp tư liệu gửi CAVụ BS cấp cứu bị người nhà 'tung cước': dư luận bức xúc, tổng hợp tư liệu gửi CA
14:19:26 28/04/2025
Đang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụngĐang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụng
17:04:44 28/04/2025
Gil Lê phẫu thuật thẩm mỹ?Gil Lê phẫu thuật thẩm mỹ?
13:54:22 28/04/2025
Sau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con traiSau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con trai
17:06:19 28/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Pháp luật

19:52:16 28/04/2025
Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện, triệt phá một xưởng lắp ráp điện thoại di động trái phép quy mô lớn trên địa bàn xã Mai Pha, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Em chồng mỗi lần sang chơi đều "cắn yêu" con tôi đến mức tím bầm tay chân nhưng khi tôi lên tiếng nhắc nhở thì bị cả nhà chồng xúm vào xỉa xói

Em chồng mỗi lần sang chơi đều "cắn yêu" con tôi đến mức tím bầm tay chân nhưng khi tôi lên tiếng nhắc nhở thì bị cả nhà chồng xúm vào xỉa xói

Góc tâm tình

19:49:06 28/04/2025
Đằng nào thì cũng mang tiếng rồi nên tôi chẳng cả nể gì ai nữa. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải viết những dòng tâm sự này
Bạn gái HIEUTHUHAI bất ngờ khoá MXH: Chuyện gì đây?

Bạn gái HIEUTHUHAI bất ngờ khoá MXH: Chuyện gì đây?

Sao việt

19:37:18 28/04/2025
Mỹ Hàn cho biết vì phát hiện có nhiều tài khoản mạng xã hội ào bất ngờ theo dõi trang cá nhân của mình nên cô đã chuyển về chế độ riêng tư để phòng trường hợp bị xâm nhập, khoá.
Bức ảnh phòng the hủy hoại sự nghiệp nam diễn viên gen Z có gia thế khủng nhất showbiz

Bức ảnh phòng the hủy hoại sự nghiệp nam diễn viên gen Z có gia thế khủng nhất showbiz

Sao châu á

19:32:42 28/04/2025
Tình cũ hot girl đã dùng ảnh riêng tư trong thời gian hẹn hò để uy hiếp, tống tiền nam diễn viên sinh năm 2000 này.
Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ

Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ

Ôtô

19:31:31 28/04/2025
Volkswagen Viloran đang là sản phẩm chủ lực về doanh số của hãng xe Đức tại Việt Nam, được người dùng đón nhận nhờ những giá trị tối ưu cho trải nghiệm nghỉ ngơi, hưởng thụ.
Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng

Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng

Du lịch

19:02:36 28/04/2025
Hơn 100 năm trước, người Pháp cho xây dựng trận địa với hàng chục khẩu pháo lớn nhất Đông Dương trên các đỉnh núi ở Vũng Tàu nhằm tạo thành tuyến phòng thủ ven biển.
Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk

Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk

Thế giới

18:54:23 28/04/2025
Trước đó vào sáng cùng ngày, Triều Tiên cũnh đã lần đầu tiên xác nhận nước này đã triển khai quân tới Nga để hỗ trợ Moskva trong cuộc chiến với Ukraine, đồng thời tuyên bố rằng quân đội Triều Tiên đã giúp Nga giành lại quyền kiểm soát t...
Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Tin nổi bật

18:42:21 28/04/2025
Sau khi uống vài lon bia, ông H. (64 tuổi), đạp xe đi lễ ở đình làng thì gặp tổ cảnh sát giao thông. Qua kiểm tra, người đàn ông này vi phạm nồng độ cồn và bị xử phạt 350.000 đồng.
Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín

Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín

Ẩm thực

18:24:26 28/04/2025
Nam diễn viên Woo Ji Hyun và nữ diễn viên Lee Tae Kyung xác nhận đã kết hôn, đám cưới diễn ra riêng tư tại Seoul ngày 26/4 với những người thân và bạn bè thân thiết.
Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc

Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc

Netizen

17:51:03 28/04/2025
Bên cạnh những chàng quân nhân điển trai vạn người mê, concert quốc gia còn xuất hiện không ít bóng hồng đẹp không kém Hoa hậu. Ngô Lâm Phương là một trong số đó.
Hojlund cứu MU khỏi trận thua

Hojlund cứu MU khỏi trận thua

Sao thể thao

17:07:02 28/04/2025
Manchester United đã tránh khỏi thất bại thứ năm liên tiếp tại Premier League nhờ bàn thắng gỡ hòa kịch tính ở phút 96 của Rasmus Hojlund, giúp họ cầm hòa Bournemouth 1-1 tại sân Vitality.